cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết"

28/02/2023 21:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Cô gái trẻ 9x đã tìm ra con đường đi cho riêng mình với sáng chế làm nức lòng nhiều người yêu cái đẹp thân thiện với môi trường.

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Đà Nẵng, Chloe Uyen Tran (30 tuổi) vốn đã quá quen thuộc với những thớ vải dệt, giày da. Bởi quê hương của cô là nơi sản xuất nhiều các mặt hàng dệt may và da giày.

Năm 2012, Uyen Tran sang Mỹ du học với mục tiêu lấy bằng cử nhân thiết kế thời trang tại Academy of Art University ở San Francisco. Cô cũng tốt nghiệp thạc sĩ ngành thiết kế thời trang tại Parsons The New School of Design, trường đại học chuyên về nghệ thuật và thiết kế lớn nhất tại New York, Mỹ. Hoàn thành con đường học vấn, Uyen Tran có cơ hội được làm việc cho các nhãn hàng thời trang lớn như tại Ralph Lauren, Alexander Wang và Peter Do.

Cả tuổi thơ lớn lên cùng những thớ vải dệt lại có kinh nghiệm làm việc cả chục năm trong lĩnh vực thời trang, hơn ai hết, Uyen Tran hiểu rõ được tác động của ngành công nghiệp này với môi trường.

Vì lẽ đó, cô luôn muốn tạo ra sản phẩm may mặc bền vững, thân thiện với môi trường dựa trên cơ sở không chất thải và không ô nhiễm.

Đó là lý do cho sự ra đời của Tômtex - loại da được làm từ VỎ TÔM, vừa bền đẹp lại thân thiện với môi trường.

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết" - Ảnh 1.

"Cô Tấm" dệt vải từ vỏ tôm

Theo Dezeen, sau thời gian dài nghiên cứu, Uyen Tran đã tạo ra một loại da thay thế được làm từ chất thải thực phẩm (cụ thể là vỏ hải sản) có thể được chạm nổi với nhiều hoa văn giống hệt như da động vật.

Cái tên Tômtex cũng ám chỉ đến con tôm. Vỏ của loài hải sản này được trộn với bã cà phê để tạo ra vải da. Theo lời Uyen Tran, vật liệu phân hủy sinh học này khá bền và vẫn đủ mềm để khâu tay hoặc khâu máy.

"Tôi lớn lên ở thành phố Đà Nẵng, nơi chủ yếu sản xuất hàng dệt may và da giày", cô nói với Dezeen. "Da được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng bạn thấy đấy, mọi người trên khắp thế giới đang phải chịu đựng sự ô nhiễm mà ngành công nghiệp này gây ra".

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết" - Ảnh 2.

Trong nỗ lực "một mũi tên trúng hai đích", Uyen Tran đã phát triển một sản phẩm thay thế bằng cách sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào - thức ăn thừa. Cụ thể, mỗi năm, có tới 8 triệu tấn vỏ hải sản phế thải và 18 triệu tấn bã cà phê thải ra từ ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống toàn cầu.

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết" - Ảnh 3.

“Thế giới đang cạn kiệt nguyên liệu thô. Vì vậy tôi muốn tái sử dụng những chất thải này thành vật liệu sinh học mới, dễ tiếp cận trong cuộc sống hàng ngày để giúp mọi người hiểu rõ vấn đề và góp phần tạo ra sự thay đổi”, cô gái 9X giải thích.

Sau khi đã tìm được công thức đúng đắn, Uyen Tran đã làm việc với một nhà cung cấp ở Việt Nam. Người này giúp thu thập vỏ tôm, cua và tôm hùm thải loại cũng như vảy cá, để chiết xuất một loại polyme sinh học gọi là chitin.

Chất này được tìm thấy trong vỏ của côn trùng và động vật giáp xác, khiến chúng vừa cứng vừa dai dẻo. Kết hợp với cà phê phế phẩm từ các quán cà phê địa phương. Đó là cơ sở cho sự ra đời của Tômtex.

Hỗn hợp này được nhuộm bằng các sắc tố tự nhiên như than củi, cà phê và đất son để tạo ra nhiều lựa chọn màu sắc.

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết" - Ảnh 3.

"Sau khi trộn tất cả các thành phần, vật liệu sinh học có thể được đổ vào khuôn để sấy khô trong không khí ở nhiệt độ phòng trong 2 ngày", Uyen Tran nói. "Quá trình này không cần nhiệt, do đó nó tiết kiệm nhiều năng lượng hơn và giảm lượng khí thải carbon".

Điều quan trọng, thay vì để vật liệu được xử lý trong một khuôn hoàn toàn nhẵn, cô đã tự làm khay thủ công từ đất sét hoặc sử dụng quy trình in 3D. Từ đó Uyen Tran có thể tạo ra các mẫu da giống hệt như da rắn hoặc da cá sấu, thậm chí là các chi tiết trang trí trừu tượng hơn.

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết" - Ảnh 5.

Cô gái trẻ cho biết: “Tômtex có thể tự khô trên bất kỳ bề mặt kết cấu nào, vì vậy có vô số khả năng thiết kế hoa văn. Nó cũng có thể được tùy chỉnh để trông giống da, giống cao su hoặc giống nhựa bằng cách điều chỉnh công thức và cách sản xuất. Vì vậy, phương pháp này có thể vượt ra ngoài lĩnh vực thời trang, ứng dụng trong ngành nội thất hoặc thiết kế công nghiệp".

Vật liệu thu được cũng có khả năng chống nước tự nhiên, một tính năng có thể được tăng cường bằng cách thêm một lớp sáp ong lên trên.

Thân thiện với môi trường là ưu tiên hàng đầu

Khi một sản phẩm của Tômtex hết hạn sử dụng, Uyen Tran khẳng định rằng sản phẩm đó có thể được tái chế hoặc để tự phân hủy sinh học.

Cô giải thích: “Vật liệu sinh học Tômtex tái chế có hiệu suất và chất lượng cao như nguyên bản, vì vậy nó tối đa hóa vòng đời của sản phẩm đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Hơn nữa, tôi không tin vào việc thiết kế thứ gì đó tồn tại mãi mãi. Nếu Tômtex bị đưa ra bãi rác, nó sẽ phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên sau vài tháng và có thể dùng làm phân bón cho cây trồng".

Uyen Tran cho biết, việc tìm ra vật liệu không chỉ xuất phát từ khát vọng thành công mà còn là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. "Tôi muốn tạo dựng doanh nghiệp đề cao giá trị con người và đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên hàng đầu", cô nói.

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết" - Ảnh 4.

Trước đây, chitin (có nguồn gốc từ bộ xương ngoài của động vật giáp xác hoặc côn trùng) chủ yếu được sử dụng để tạo ra nhiều loại nhựa sinh học cứng. Một nhóm sinh viên từ Đại học Hoàng gia London và Đại học Nghệ thuật Hoàng gia Anh đã biến chất thải hải sản thành một loại nhựa thay thế sử dụng một lần, làm ra mọi thứ: từ bao bì vỉ thuốc đến túi đựng thực phẩm an toàn. Trong khi đó, nhà thiết kế người Hà Lan Aagje Hoekstra đã sử dụng vỏ của một loài bọ cánh cứng tên Darkling beetle đã chết để tạo ra chất dẻo sinh học Coleoptera.

Tự tin trên sàn diễn thời trang New York

Tháng 9 năm 2022, trang phục da làm từ vỏ tôm của Tômtex đã được các người mẫu mặc và trình diễn trong buổi trình diễn của Peter Do tại Tuần lễ thời trang New York.

Mới đây, vào tháng 2 vừa qua, khi thương hiệu quần áo nữ Di Petsa của Anh trình diễn tại Tuần lễ thời trang London, vật liệu sinh học từ vỏ tôm của Tômtex đã được giới thiệu trong một chiếc váy dài bắt chước da rắn truyền thống.

Với số lượng 9.300m² vải da từ tôm, đủ cho TômText sản xuất khoảng 2.000 chiếc áo khoác da. Tuy nhiên, hiện tại TômTex chủ yếu sản xuất các mẫu vải và thiết kế theo yêu cầu của các khách hàng thời trang.

"Cô Tấm" gốc Việt biến vỏ tôm thành vải, trình diễn trên sàn thời trang New York: "Tôi muốn đặt trách nhiệm bảo vệ môi trường lên trên hết" - Ảnh 5.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Uyen Tran cho biết TômTex sẽ sản xuất được khoảng 1.000m2 vật liệu đầu tiên vào cuối năm 2022, có thể tăng lên tới 10.000 m2 vào cuối năm 2023 và lên tới 1 triệu m2 vào cuối 2024. Uyen Tran cùng Tômtex đã đạt được một số giải thưởng lớn, trong đó có CFDA K11 Innovation, Forbes Under 30 và dự án da sinh học đã vào đến vòng chung kết của LVMH Innovation Award 2021.

TômTex đã huy động được gần 2 triệu USD của các công ty đầu tư mạo hiểm SOSV và Portfolia.

Nguồn: Dezeen

Minh Nhật

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm