cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Công nghệ vệ tinh đặc biệt trong cuộc tìm kiếm MH370: 'Cú bắt tay' giúp vén màn bí ẩn

18/03/2014 07:31 GMT+7 | Trong nước


(Thethaovanhoa.vn) - Tuần rồi, nhà chức trách Malaysia gây chú ý khi tự tin tuyên bố chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines đã phát hàng loạt tín hiệu lên vệ tinh, nhiều giờ sau khi nó biến mất khỏi ra-đa dân sự. Sự đoan chắc này có cơ sở quan trọng: Tín hiệu từ máy bay gửi lên vệ tinh luôn bao gồm một đoạn mã giúp xác nhận danh tính máy bay.

Vệ tinh nhận tín hiệu máy bay không phải bất kỳ loại nào mà là mẫu Inmarsat.

Không thể nhầm lẫn

Một quan chức Inmarsat, trong khi từ chối thảo luận về số phận của chiếc Boeing 777-200 ER mang mã MH370, đã nói với kênh CNN rằng hệ thống vệ tinh này rất đáng tin cậy và mỗi tín hiệu máy bay gửi lên đều sẽ nhận được tín hiệu phản hồi từ vệ tinh. Ông cho biết các tín hiệu này luôn chứa mã giúp xác định danh tính của máy bay và "gần như không thể" có chuyện thay đổi mã nhận dạng của một máy bay hoặc nhầm lẫn giữa mã này với mã khác.

Một nữ sĩ quan quân đội Malaysia mệt mỏi gục đầu trên ghế chiếc máy bay quân sự tìm kiếm dấu vết MH370

Một nữ sĩ quan quân đội Malaysia mệt mỏi gục đầu trên ghế chiếc máy bay quân sự tìm kiếm dấu vết MH370

Sau khi vệ tinh thiết lập kết nối với một máy bay từ đầu hành trình, nó sẽ liên tục kiểm tra máy bay cho tới khi hành trình kết thúc, qua đó giúp các nhà điều tra xác định chuyến bay diễn ra trong bao lâu. Tuy nhiên thông tin không giúp xác định chính xác vị trí của máy bay.

Việc này đã giải thích vì sao nhà chức trách Malaysia nói họ "tin tưởng cao độ" rằng chuyến bay MH370 đã tiếp tục hoạt động rất lâu sau khi nó biến mất khỏi màn hình ra-đa dân sự. Cụ thể máy bay đã bay cho tới tận 8h11 sáng ngày 8/3, tức gần 7 giờ sau khi hình ảnh về nó tắt khỏi ra-đa lúc 1h21 sáng.

Tuần này Malaysia cũng đã mở rộng hoạt động tìm kiếm sang cả hai bên đường xích đạo. Họ tin rằng có người đã tắt các hệ thống liên lạc của máy bay, có thể để che giấu vị trí thực của máy bay. Một trong số đó là Hệ thống giao tiếp và báo cáo máy bay (ACARS), vốn sử dụng vệ tinh để truyền các tin nhắn chứa dữ liệu quan trọng xuống mặt đất.

Nhưng dù có thể tắt ACARS, những người trên máy bay lại không thể tắt ăng-ten cực mạnh của hệ thống, khiến hoạt động trao đổi tín hiệu qua vệ tinh vẫn tiếp tục diễn ra. Công ty Inmarsat nói rằng các kỹ thuật viên của họ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ hoạt động điều tra.

Cầu nối máy bay với mặt đất

"Các chuyên gia của chúng tôi đã được đưa vào cuộc điều tra. Chúng tôi đã có người ở Kuala Lumpur" - chuyên gia Inmarsat David Coiley nói - "Chúng tôi đang đưa mọi thứ vào hỗ trợ hoạt động điều tra, ở mức tốt nhất có thể, bởi dường như ta chẳng còn bộ dữ liệu nào khác.

Tên lửa Atlas 5 mang vệ tinh Inmarsat lên quỹ đạo Trái đất. Dữ liệu từ hệ thống Inmarsat đang mang tới thông tin quý báu giúp tìm chiếc máy bay mất tích

Tên lửa Atlas 5 mang vệ tinh Inmarsat lên quỹ đạo Trái đất. Dữ liệu từ hệ thống Inmarsat đang mang tới thông tin quý báu giúp tìm chiếc máy bay mất tích

Inmarsat, vốn bị cấm công bố thông tin chi tiết về hoạt động điều tra MH370, vẫn đã cho CNN biết về cách thức hoạt động của hệ thống. Công ty có trụ sở ở London (Anh) này sở hữu và điều hành 10 vệ tinh, tất cả đều nằm ở quỹ đạo địa tĩnh cách đường xích đạo 35.000 km. Do 1 vệ tinh chỉ có thể bao quát được 1/3 Trái đất, người ta phải dùng nhiều vệ tinh để bao quát liên tục toàn bộ bề mặt Trái đất và mang tới khả năng hoạt động ổn định, liên lục.

Inmarsat cung cấp nhiều dịch vụ liên lạc vệ tinh, gồm liên lạc ACARS. Đây về cơ bản là một đường kết nối dữ liệu số để chuyển các tin tức ngắn giữa máy bay và trung tâm điều hành của hãng hàng không, các đài không lưu cùng các đơn vị có liên quan. ACARS có thể dùng để gửi đủ loại tin nhắn dữ liệu khác nhau, gồm tin từ các phi công gửi về tổng đài hoặc tự động thu thập dữ liệu về tình trạng  máy bay và gửi xuống mặt đất.

Khi máy bay hạ cánh, tin nhắn ACARS sẽ được gửi qua sóng VHF. Nhưng khi máy bay hoạt động ở khu vực hẻo lánh, bay trên biển hoặc ngoài tầm sóng VHF, dữ liệu sẽ tự động gửi liên tục qua vệ tinh. "Phi công chẳng phải làm bất kỳ điều gì" - Coiley nói. Vệ tinh lúc này làm nhiệm vụ cơ bản là chuyển lại dữ liệu từ các trạm mặt đất tới máy bay và ngược lại, giống như cách một tòa tháp phát sóng điện thoại di động thực hiện.

Manh mối duy nhất giúp tìm máy bay

Khi một chiếc máy bay khởi động, nó sẽ tự động gửi tín hiệu đăng nhập vào mạng liên lạc. Tại đó các trạm mặt đất sẽ gửi tín hiệu từ máy bay tới vệ tinh Inmarsat và vệ tinh gửi lại tín hiệu tới máy bay qua trạm mặt đất. Khi máy bay phản hồi tín hiệu, người ta gọi đây là một cuộc "bắt tay" giữa nó với vệ tinh. Thông tin được gửi trong quá trình "bắt tay" này rất hạn chế, nhưng chứa mã nhận dạng đặc biệt giúp xác định danh tính máy bay.

Việc "bắt tay" diễn ra đều đặn cho thấy máy bay vẫn đang hoạt động bình thường, đơn giản bởi nó cần điện để gửi tín hiệu phản hồi. Coiley nói rằng một tín hiệu phản hồi giống câu trả lời rằng: "Vâng, tôi vẫn đang ở đây".
Hoạt động "bắt tay" sẽ được lặp lại sau mỗi giờ, nhằm giúp vệ tinh biết được vị trí tương đối của máy bay để nó có thể truyền lại tin nhắn một cách hiệu quả hơn. Cũng vì yêu cầu hiệu quả, vệ tinh cần biết góc của máy bay so với vệ tinh.

Một chiếc máy bay hoạt động ngay dưới vệ tinh sẽ có góc 90 độ và máy bay hoạt động gần các vùng cực sẽ có góc 0 độ. Trong trường hợp MH370, các nhà chức trách nói rằng tin nhắn cuối cùng được gửi đi ở góc 40 độ. Tuy nhiên do tín hiệu phát đi trên một khoảng thời gian kéo dài nên việc xác định vị trí là rất khó khăn, khó có thể hoàn tất trong thời gian ngắn.

Lực lượng điều tra tai nạn, với sự hỗ trợ của các chuyên gia vệ tinh, hiện đang nỗ lực xác định vị trí tiềm năng của máy bay. "Chúng tôi đang cố tăng tốc để giải mã và hiểu các tín hiệu" - một quan chức Mỹ giấu tên nói với báo giới, cho biết thêm - "Chuyện này giống như một công nghệ mới với chúng tôi. Chúng tôi chưa từng phải dùng hoạt động bắt tay vệ tinh làm nguồn thông tin tốt nhất".

Phạm Mỹ (theo CNN)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm