cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi

17/04/2014 18:12 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết: Sởi là một bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Nếu trẻ chưa có miễn dịch với sởi lại tiếp xúc với trẻ mắc sởi thì nguy cơ lây bệnh rất cao, gần như 100%.

Tất cả trẻ bị nhiễm với vi rút sởi đều có biểu hiện lâm sàng. Chính vì thế, nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh nào đó trong đó có cả mắc sởi, người dân nên khám trước ở tuyến cơ sở để được hướng dẫn điều trị hợp lý chứ không nên đến thẳng lên bệnh viện tuyến Trung ương.

Thực tế hiện nay, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện có đủ năng lực điều trị bệnh sởi và có đủ giường bệnh để thực hiện việc cách ly, phòng chống lây nhiễm, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện. Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện không chuyển các bệnh nhân lên tuyến trên để tránh các trẻ em bị mắc các bệnh khác mà không bị mắc sởi sẽ dễ bị lây nhiễm sởi khi tiếp xúc với bệnh nhân sởi (kể cả ngay từ phòng khám bệnh chứ chưa cần vào điều trị trong bệnh phòng). Các trẻ em mắc sởi nhẹ chỉ cần điều trị tuyến dưới nếu lên tuyến trên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác nặng hơn vì tuyến trên bao giờ cũng có bệnh nhân nặng và nguy hiểm.

Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh chụp lúc 21h 30 ngày 10/4. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Để chủ động phòng chống bệnh sởi cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chủ động đưa toàn bộ trẻ trong độ tuổi tiêm chủng từ 9 - 24 tháng tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin sởi đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm phòng vắc xin sởi theo Kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vắc xin sởi.

Đối với các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, cần đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm đầy đủ, đúng lịch đối với các loại bệnh có vắc xin dự phòng, trong đó có vắc xin sởi. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, dễ lây lan và có thể gây thành các vụ dịch lớn. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mặc, viêm não dễ dẫn đến tử vong.

Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đang trong tình trạng quá tải bệnh nhi điều trị bệnh sởi và các bệnh về hô hấp. Trước thực trạng đó, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải về bệnh sởi là do vượt tuyến theo tâm lý, gia đình nào cũng mong muốn con mình được điều trị tốt nhất.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, các cha mẹ nên lưu ý phòng tránh lây bệnh và giữ an toàn cho con trẻ bằng cách khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh sởi, bệnh về hô hấp không nhất thiết phải đưa ngay trẻ đến các Bệnh viện Trung ương, mà hãy đến cơ sở y tế ở tuyến dưới để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc trẻ. Điều quan trọng nhất là vệ sinh tốt và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là bổ sung các vitamin… Nếu tình trạng của trẻ diễn biến nặng, cần đến sự chăm sóc đặc biệt, sự điều trị thăm khám ở trình độ cao có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì cha mẹ mới nên đưa trẻ lên tuyến Trung ương.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sởi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ. Riêng trong năm 2012 đã ghi nhận 122.000 trường hợp tử vong. Ước tính mỗi ngày có khoảng 330 trường hợp và mỗi giờ có khoảng 14 trường hợp tử vong do sởi trên phạm vi toàn cầu.

H. Hoa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm