cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Sỹ: “Bóng đá có những điều khó nói lắm…”

14/12/2008 19:26 GMT+7 | Bóng đá Việt

(TT&VH Cuối tuần) - Phàm đã ăn đời, ở kiếp với trái bóng, từ sự nghiệp cầu thủ, cho đến khi huấn luyện, tính tình vốn bộc trực, thế mà Văn Sỹ lại rất ngập ngừng khi đề cập đến thế giới bóng tròn. Chắc phải có nguyên do nào đây?

“Từ bỏ sở trường, dùng sở đoản…”

“Như anh thấy đấy, vẫn là HLV Calisto, vẫn những con người mà ông từng dẫn dắt và thành công kể từ năm 2002, cũng như mãi những năm sau này làm “Gạch”..., nhưng tại sao bây giờ khác thế?! Ông “Tô” không thể bảo vệ quan điểm, để chơi với sơ đồ 4 - 2 - 3 - 1 mà ông cho là tối ưu nữa. Một khi phải từ bỏ sở trường, để chơi sở đoản, thì coi như anh đã thất bại rồi. Mỗi HLV đều trung thành với một trường phái. HLV đó có thể thành công ở đội bóng này, trong những giai đoạn nhất định, hoặc ở cấp độ này mà không phải cấp độ kia. Tôi không cho rằng, HLV Calisto có thể thành công ở lần thứ 2, trở lại dẫn dắt ĐTVN” - trợ lý CLB hạng Nhất V.NB, cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Sỹ nói một hồi.

* Tức là anh không tin đội bóng sẽ vượt qua Singapore, trong 2 trận bán kết sắp tới?

- Tôi nghĩ sẽ rất khó. Khả năng của 2 đội bây giờ là 35% cho ta và 75% cho Singapore. Nếu “nâng cấp” được tinh thần, thì nó được nâng lên là 4/6 (lượt đi, VN đá trên sân nhà). Nhưng có “tâm lý chiến” bây giờ cũng khó. Còn về mặt chuyên môn, thì tất cả đã rõ rồi. Tôi hơi ngạc nhiên, không hiểu sao đội bóng lại đuội đến vậy. Không có một lối chơi ra hồn, pressing không, phòng ngự - phản công không. Các cầu thủ trên sân đá nháo nhào và thậm chí không biết mình đang đứng ở đâu, mất hết những ý niệm về không gian. Tài Em, sau thời gian dài chấn thương, đã không thể lấy lại phong độ, trong khi, Trường Giang quá nặng và phải khoác cái áo “quá khổ” ở vị trí đánh chặn. Tình huống của Minh Phương cũng vậy. Khi không giành được quyền kiểm soát khu vực giữa sân, chúng ta không thể có một thế trận khả quan và thất bại là điều dễ hiểu.
 
Cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Sỹ trong trận cầu
chia tay “Thế hệ vàng” bóng đá VN

* Nhưng nếu còn mảy may hy vọng ở trận bán kết với Singapore, cầu thủ nào anh nghĩ rằng sẽ đem lại vận đỏ cho tuyển VN?

- Tôi đặt niềm tin nơi Việt Thắng. Thắng có thể hơi vụng, nhưng bù lại anh ấy rất khỏe, tì đè tốt, chơi không chiến cũng được mà bóng sệt cũng không tồi. Trên hàng tiền đạo của tuyển VN bây giờ, Việt Thắng là cầu thủ dày dạn kinh nghiệm nhất. Sau khi Công Vinh gần như đã mất dạng, Thanh Bình cố lắm cũng chỉ chơi tròn vai, thì HLV Calisto sẽ phải cậy nhiều vào vận “son” của Thắng “bế”. Nếu được cung cấp nhiều bóng, một cách thường xuyên, tôi tin Thắng sẽ phát hỏa. Nhưng để làm được điều này, thì tuyển VN cần giảm thiểu được độ xộc xệch, tự phát trong lối chơi, đặc biệt là khu vực giữa sân. Mong là mong vậy thôi, chứ khó lắm.

* Được ví như người Mohican cuối cùng, thời “Thế hệ vàng” còn trụ lại tuyển năm 2002, anh so sánh thế nào về ĐTQG bây giờ và 10 năm trước?

- Năm 2002, đội bóng dưới thời Calisto đá Tiger Cup (tiền thân của AFF Suzuki Cup bây giờ) ở Indonesia, chỉ còn mình tôi và Huỳnh Đức (2 trong số các cầu thủ thuộc “Thế hệ vàng” – PV) được gọi lại. Khi đó, chúng tôi đã ngoài 30 tuổi rồi, nhưng thể lực và đặc biệt là tinh thần thi đấu còn tốt lắm. Đồng đội của chúng tôi còn lại như: Việt Thắng, Tài Em, Minh Phương hay Trường Giang..., đáng lẽ ra phải làm được nhiều hơn mong đợi, ở thời điểm sung sức nhất như hiện nay. Nhưng không! Đội bóng đang thiếu một người dẫn dắt thực sự, ở khu vực giữa sân, một người có thể điều tiết nhịp độ trận đấu theo ý mình, dạng như Hồng Sơn trước đây. Vì thế, chúng ta tấn công vô thức và phòng ngự rối rắm. Không phải “ăn mày dĩ vãng” đâu, nhưng nói thẳng, tuyển VN bây giờ khó so bì được với cách đây 10 năm.

“Bóng đá với tôi như hơi thở cuộc sống”

* Có ý cho rằng, anh đã “chạy trốn” khỏi thành Nam, vì không chịu nổi “nhiệt”?

- Tôi không chạy trốn ai cả. Tôi ra đi để được làm bóng đá đúng nghĩa, bởi bóng đá với tôi như hơi thở cuộc sống. Không dứt ra được. Cần phải thẳng thắn rằng, nếu tiếp tục ở lại Nam Định, có lẽ cả đời tôi cũng chỉ làm trợ lý. Đã có những bất đồng nảy sinh trong công việc, giữa tôi và đồng nghiệp, tôi và lãnh đạo..., kể từ khi tôi được cất nhắc lên làm trợ lý trên đội 1. Có rất nhiều cái “đằng sau”. Nhưng đây không phải là thời điểm thích hợp, để tôi nói ra những tồn tại, ở cái nơi mà tôi từng nếm trải đủ vinh quang, cũng như cay đắng. Tôi đi, bởi tôi muốn biết xem mình có thứ gì, thứ đó có thể nuôi sống mình bằng nghề không. Tôi cũng muốn học hỏi và hoàn thiện mình. Tôi đến Ninh Bình (giữa mùa giải 2008), khi họ nói rằng, họ cần tôi. Hơn lúc nào hết, khi đó, tôi cũng cần họ.

* “Ăn lề ở thói” tại thành Nam từ khi lọt lòng, cho đến khi thành danh ở đó, chắc hẳn phải rất khó khăn khi anh quyết định?

- Quả thật, đó là chuyện chẳng đặng đừng, bởi đã đi rồi, thì khó hẹn ngày về lắm. Nhưng thời thế nó thế! Ở Nam Định, tôi còn có gia đình, 2 đứa con nhỏ đang độ tuổi đi học. Bất cứ sự thay đổi nào, cũng cần phải nghĩ đến bọn trẻ. Tôi đã cân nhắc rất kỹ, cho đến khi quyết định. Giờ thì mọi thứ tạm ổn rồi. Đứa con gái vẫn đang ở cùng mẹ bên Nam Định (Văn Sỹ đã ly dị vợ cách đây không lâu), còn thằng út (12 tuổi), thì đã chuyển đến Ninh Bình, đi học và tập luyện cùng đội trẻ của bác Dũng (cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Dũng, cũng là anh ruột của Văn Sỹ- TT&VH). Tôi đã sẵn sàng cho một cuộc sống mới. Và điều quan trọng nhất, tôi còn có bóng đá.

* Nhưng sau nửa mùa cầm cương tại V.NB, hiện tại, anh không còn là HLV trưởng của đội bóng nữa.

- Đúng vậy! Tôi hiện làm trợ lý cho anh Xương (HLV Đoàn Minh Xương). Lãnh đạo đội bóng cũng tham khảo ý kiến của tôi, trước khi có những quyết định. Đó là bước lùi cần thiết, bởi thành thật mà nói, tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm làm bóng đá đỉnh cao. Mọi thứ cần có thời gian và tôi hài lòng với công việc hiện tại. Đội bóng vẫn đang từng bước hoàn thiện, từ khâu tổ chức, đến các vấn đề về nhân sự hay cầu thủ.

* Đặt giả định nhé, nếu bây giờ lãnh đạo V.NB bất ngờ trao lại “ấn kiếm” cho anh, anh có tin rằng mình sẽ thành công không?

- Với bao tiền của mà lãnh đạo bỏ ra bằng sự đầu tư nghiêm túc, rất nhiều những cái tên thuộc hàng “thương hiệu” đã và đang cập bến V.NB, sẽ rất khó chấp nhận, nếu đội bóng thất bại. Nếu tôi làm HLV trưởng, tôi cần sự tôn trọng đúng mực của cộng sự, trong việc quyết định chuyên môn và cả vấn đề con người. Tôi tự tin rằng mình sẽ làm tốt, bởi tôi cảm nhận được những hậu thuẫn, từ anh em cầu thủ, dù chỉ mới ở đây hơn nửa năm. Ở Nam Định trước đây cũng vậy. Tôi có sự tôn trọng của các lứa cầu thủ, điều đó là vô cùng cần thiết và là niềm an ủi lớn nhất cho một HLV. Thành công bắt buộc phải dựa trên cái nền đó.

* Xin cảm ơn anh

TÙY PHONG(thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm