cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đại biểu Quốc hội: Lùi thời hạn xem xét Luật đặc khu kinh tế là sáng suốt

11/06/2018 16:04 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng 11/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thống nhất lùi thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Trao đổi bên lề kỳ họp, các đại biểu đánh giá, đây là quyết định sáng suốt, thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, thời gian qua, Ban Dân nguyện đã tiếp nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lắng nghe, cân nhắc nhiều mặt và hôm nay (11/6) đã báo cáo Quốc hội để xem xét, lùi thời hạn thông qua dự án Luật này. Với sự nhất trí rất cao, trên 80% đại biểu tán thành đã thể hiện các đại biểu Quốc hội luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, những hoạt động của Quốc hội được người dân rất quan tâm.

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải, việc cử tri quan tâm đến vấn đề Quốc hội đang thảo luận, đặc biệt là những luật có ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới là nguyện vọng chính đáng, thể hiện trách nhiệm công dân.

Thời gian qua, công tác tiếp thu kiến nghị, phản ánh của cử tri và thận trọng cân nhắc, xem xét những kiến nghị này để báo cáo với Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

“Ngay sau khi bấm nút nhất trí việc lùi thời hạn thông qua dự án luật này vào đầu giờ họp, tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn của cử tri bày tỏ sự thống nhất, đồng tình và đánh giá cao các đại biểu Quốc hội và Quốc hội đã lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của người dân," đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu.

Đại biểu nhấn mạnh, việc thể hiện mong muốn, kiến nghị, đề xuất của công dân với công tác điều hành của Chính phủ, hoạt động của Quốc hội, hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, thậm chí đối với một đại biểu Quốc hội, hoặc đối với chương trình, nội dung mà Quốc hội đang bàn thảo là chính đáng. Hình thức thể hiện có rất nhiều kênh như thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…

Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân có thể gửi trực tiếp ý kiến đến đại biểu Quốc hội do mình bầu ra, có thể gửi tới các cơ quan như cơ quan dân nguyện để truyền tải tới Quốc hội, tới các cơ quan có trách nhiệm. Tuy nhiên, hình thức biểu hiện không nên gây ảnh hưởng tới những hoạt động thông thường như làm cản trở, ùn tắc giao thông tại một số địa bàn, sân bay...

“Chúng tôi nhận thấy cần đẩy mạnh hơn việc lắng nghe ý kiến của người dân để có thể đáp ứng hết mong mỏi của cử tri, tránh xảy ra trường hợp như thời gian qua là có việc người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng nhưng gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội của địa phương," đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết.

Đóng góp ý kiến xây dựng luật là tham gia quản lý nhà nước

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang), Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chỉ rõ, trong dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có những vấn đề, chính sách lớn còn nhiều ý kiến khác nhau mà chưa “giải mã” được để người dân, các đại biểu Quốc hội cảm thấy yên tâm. Vì vậy, việc lùi thời hạn thông qua dự án Luật này là quyết định sáng suốt của Chính phủ, Quốc hội. Việc này thể hiện trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước.

Về các vụ việc xảy ra tại một số địa phương trong thời gian qua khi người dân bày tỏ ý kiến của mình nhưng lại ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho rằng, cơ chế pháp lý để nhân dân bày tỏ quan điểm có rất nhiều.

Đại biểu nhấn mạnh đóng góp ý kiến xây dựng luật là một hình thức tham gia quản lý nhà nước, là một trong những quyền của công dân. Tuy nhiên, không phải đóng góp ý kiến theo kiểu đi đập phá tài sản mà chính chúng ta bỏ tiền ra mua. Các cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, tiếp xúc để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến hiệu quả hơn, không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc.

Điều tra, xử lý nghiêm đối tượng gây rối

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhấn mạnh, quyết định của Chính phủ, Quốc hội về dừng thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc tại kỳ họp này là kịp thời, đáp ứng mong muốn của người dân về việc các luật được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của người dân.

Chia sẻ trên cương vị đại biểu Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc khẳng định ông đã đóng góp rất nhiều ý kiến và thấy những ý kiến của mình, kể cả những ý kiến phát biểu tại hội trường hay ý kiến gửi thẳng cho các nhà lãnh đạo, đều được tiếp nhận.

Qua vụ việc nhiều người dân tụ tập phản đối dự án Luật, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, cần rút ra bài học. Quá trình xây dựng luật chưa lấy được hết ý kiến của người dân, chưa kịp thời, nhanh chóng, đặc biệt là những tổ chức nghề nghiệp hay của các chuyên gia, nên cuối cùng tạo thành những bức xúc không đáng có. Đây là bài học ở cả phía các cơ quan lập pháp, trong đó có Quốc hội, trong quá trình xây dựng luật.

Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội sáng 11/6, ông Huỳnh Thanh Cảnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho biết, chiều tối 10/6, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận (thành phố Phan Thiết) xảy ra tình trạng tập trung đông người và có việc đập phá cổng Ủy ban Nhân dân tỉnh, ném đá làm vỡ kính, đốt xe ôtô, xô xát ảnh hưởng đến trật tự trị an khu vực.

“Đây là hành vi quá khích của những đối tượng côn đồ. Việc này cần phải điều tra, xử lý nghiêm túc," ông Huỳnh Thanh Cảnh nói.

Theo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, các ý kiến của cử tri, nhân dân về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Quốc hội sẵn sàng lắng nghe, xem xét, tuy nhiên, việc thể hiện cần chuẩn mực, tỉnh táo, không nên để lòng yêu nước bị kẻ xấu xúi giục, kích động. Hành vi đập phá tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh là vi phạm pháp luật. Tình hình đã được ổn định, giao thông cũng đã thông suốt từ 12 giờ đêm qua.

“Các cơ quan chức năng đang làm rõ và có hình thức xử lý nghiêm với đối tượng cầm đầu để giữ vững kỷ cương phép nước, không để kẻ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự," ông Huỳnh Thanh Cảnh nhấn mạnh, đồng thời cho biết sẽ tăng cường tuyên truyền để cử tri, nhân dân hiểu rõ các vấn đề của dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nhất là sự cần thiết trong phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đặc khu kinh tế - những điều cần biết và những mô hình thành công trên thế giới

Đặc khu kinh tế - những điều cần biết và những mô hình thành công trên thế giới

Khoảng 3 thập kỷ trở lại đây, mô hình đặc khu kinh tế ngày càng được các quốc gia quan tâm. Đến năm 2016, đã có khoảng 4.500 KKT tại 140 quốc gia.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm