cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đạo diễn Phan Đăng Di: Mong khán giả thấy mình trong phim!

08/03/2011 14:25 GMT+7 | Phim

(TT&VH) - Bi, đừng sợ! sau khi “chu du” gần chục Liên hoan phim quốc tế và đoạt 7 giải thưởng, sẽ ra mắt khán giả trong nước từ ngày 18/3 tới. Chàng đạo diễn xứ Nghệ “tẩm ngẩm tầm ngầm” đã chạm đến ước mơ lớn mà ngay cả các đạo diễn tên tuổi trong nước thường vẫn mơ.

Những ai đã trăn trở cùng anh trong hành trình “làm sao để phim ra được và sống được...” hay có dịp gặp gỡ có thể hiểu những gì anh đạt được là kết quả của chặng đường lao động nghệ thuật nghiêm túc và... quyết liệt để thực hiện những ý tưởng của mình.

Từ “Di béo” đến… “Di lì”

Biệt danh của Di từ hồi còn học Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là “Di béo”. Béo nhưng Di đi nhanh như gió và làm việc như điên. Hay đúng hơn làm việc như điên mà vẫn béo. Từ hồi sinh viên, học khoa Biên kịch, nhưng Di chẳng những viết kịch bản phim hay viết những trang ý tưởng cho bạn bè làm bài tập mà còn xông pha làm phim ngắn. Đêm về thì lọ mọ dịch sách, dịch phim hay học tiếng Anh đến khuya...

Da ngăm ngăm rám nắng gió Lào xứ Nghệ. Giọng ở Hà Nội bao năm vẫn âm sắc “quê choe”. Nói chuyện thủ thỉ, nhưng trang viết thì ngọt ngào và quyến rũ. Những ai đã đọc kịch bản Tận cùng là biển (tên ban đầu của kịch bản bộ phim Chơi vơi) khi Di đưa lên mạng hay Bi, đừng sợ đều khó tưởng tượng người viết ngoài đời có vẻ “quê quê” như thế.

Phan Đăng Di (trái) trao đổi về một cảnh quay Bi, đừng sợ! với NSND Trần Tiến.

Sau khi tốt nghiệp khoa Biên kịch - Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Di có thời gian công tác tại Phòng Nghệ thuật- Cục Điện ảnh. Ngoài làm phim, anh tham gia giảng dạy về lịch sử điện ảnh VN và biên kịch tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Không đầu quân cho hãng phim nào, Phan Đăng Di trở thành nhà làm phim độc lập, dù anh biết “đó là con đường đòi hỏi lòng kiên trì”. Bạn thân Di kể, để hoàn thành Bi, đừng sợ!, Di định bán cả nhà để bổ sung kinh phí. Nhiều người tham gia đoàn phim nói rằng, nếu không có một đạo diễn nhiệt tình và đam mê đến vậy, họ khó theo bộ phim đến cùng...

Sau khi hoàn thành Bi, đừng sợ, Di mang “biệt danh” mới: “Di lì”. NSND Trần Tiến, sau hàng tuần bị Di “hành” trên trường quay, thủ thỉ: “Kể ra Di được cái lì. Quay kỹ cả với những người lâu năm như mình. Có nhiều cảnh quay đi quay lại rất mất thì giờ nhưng thấy nó say nghề quá nên chẳng ai bỏ được”.

“Phăng” kịch bản của chính mình

Lại bắt đầu với Cha và con và...

Đạo diễn Phan Ðăng Di đang có mặt tại TP.HCM để tuyển diễn viên cho dự án phim nhựa mới nhất Cha và con và... (Big father, small father and other stories...). “Đoạn tuyệt” với Bi, đừng sợ!, Di hứa hẹn bộ phim về những chàng trai Sài Gòn mới lớn này sẽ mang phong vị hài hước và trẻ trung.

Di đã trăn trở và trau chuốt cho bộ phim dài đầu tay từng ly, từng tí. Có lúc quay rồi nhưng về xem nháp, hôm sau Di quyết định quay lại một số cảnh. Không giống với nhiều phim khác trung thành với kịch bản, nhất là kịch bản do mình viết, ra trường quay, Di “phăng” kịch bản khiến những người làm việc cùng... chóng mặt. Mà thật ra, Di chả đưa kịch bản hoàn chỉnh cho diễn viên để “ngâm cứu” trước như các phim khác. Thế nên, có diễn viên “kể tội”, ra trường quay bị Di “xúi” thế nào mà diễn mê say như lên đồng.

Lần đầu làm việc với Phan Đăng Di, diễn viên Kiều Trinh ấn tượng với lối tư duy mới mẻ khi xây dựng kịch bản và chỉ đạo ngoài trường quay của Di. “Di luôn để người diễn viên cảm nhận và bộc lộ khả năng của mình chứ không gò ép phải làm thế này, làm thế kia, chính vì vậy mà mỗi diễn viên trong đoàn phải có “trách nhiệm” hơn với vai diễn của mình”, cô chia sẻ với báo giới. NSND Trần Tiến thủ vai ông nội Bi - người bất ngờ trở về mang theo những bí mật trong quá khứ và đối diện với bệnh tật của tuổi già-nhận xét, cách làm phim của Di không theo logic “có đầu đuôi cho xuôi câu chuyện”...

Có người thích thú khi được tìm tòi và sáng tạo cùng Di, được “bay” cùng nhân vật nhưng nhiều người cũng phát mệt, nhất là khi đoàn phim có đến hai diễn viên đều ở tuổi ngoài 70 (NSND Trần Tiến và NSƯT Mai Châu) và cậu bé 6 tuổi (Phan Thành Minh). “Tôi tưởng chỉ quay mươi hôm nhưng các cảnh quay có tôi kéo dài đến một tháng trời. Di làm kỹ nhưng kỹ quá. Cũng phải có thì giờ để diễn viên hồi sức, chứ làm liên tục thì mệt, mà mệt thì diễn xuất khó tốt” - NSND Trần Tiến ra giọng phàn nàn. “Không muốn làm phim nữa vì tuổi cao và muốn nghỉ từ lâu rồi”, mà đúng ra ông từ chối nhiều lời mời đóng phim, thế rồi lời động viên của ông bạn thân - nhà văn Ngô Thảo - cùng với vai diễn có khá nhiều thú vị khiến ông gật đầu. “Vai của tôi ban đầu chỉ vừa vừa thôi. Trong quá trình làm, Di bổ sung nên dài hơn. Tôi không ngại, cũng không nề hà vất vả, không làm nhưng khi làm thì làm đến nơi đến chốn, miễn làm sao phim ra tốt là được rồi”, NSND Trần Tiến thừa nhận: “Đây là một đoàn phim tư nhân làm ăn nghiêm chỉnh”.

Ông hiểu những lo lắng của Phan Đăng Di để “làm sao phim ra được và sống được...”.

Khai thác phần sâu xa nhất con người

Bi, đừng sợ! đã được chọn chiếu khai mạc chương trình New Voices from Việt Nam do Viện Hàn lâm Ðiện ảnh Mỹ tổ chức cuối năm ngoái tại Mỹ có lẽ không chỉ bởi Di là đạo diễn trẻ. Tạp chí điện ảnh Premiere của Pháp nhận xét “Bi, đừng sợ! tràn sức quyến rũ, đầy tính gợi cảm. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được quan sát một cách tinh tế, cách dùng ẩn dụ và biểu tượng làm cho tác phẩm có thêm nhiều ý nghĩa”.

Báo Ecran Noir - Pháp viết: “Điểm nổi bật nhất trong phim Bi, đừng sợ! không phải là lối dẫn dắt câu chuyện, mà lại nằm trong cách dàn dựng để đánh vào cảm giác của người xem. Từ cách đặt ống kính cho đến lối tạo dựng nhân vật rất gần với đời thường chứ không giống như trong tiểu thuyết, bộ phim của Phan Đăng Di tạo được một bầu không khí riêng, làm cho khán giả xao xuyến, rung động”.

Ý tưởng khởi nguồn cho các KB của Di thường bắt nguồn từ những hình ảnh gây cho anh nhiều xúc cảm. Có lẽ vì vậy mà Di “rất khó nói về thông điệp của phim”. Anh chỉ muốn cho thấy một hiện thực của cuộc sống đang bày ra trước mắt người xem và mong được người xem chia sẻ. “Tôi không hướng vào những vấn đề to tát hay hy vọng đem đến sự thay đổi. Chỉ mong sao khi xem phim, khán giả thấy mình trong đó” - Di chia sẻ.

Hải Đông

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm