cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Di sản chỉ có thể "sống" khi cộng đồng muốn giữ

24/09/2009 08:26 GMT+7 | Tin di sản

(TT&VH) - “Phải giữ gìn “gen” của di sản” - đó là ý kiến của nhiều đại biểu trong cuộc tọa đàm Để di sản “sống” trong đời sống đương đại do báo TT&VH tổ chức hôm 22/9 vừa qua. Cách ứng xử với di sản và với cả không gian sống của di sản sẽ quyết định việc “di sản sẽ sống như thế nào” trong đời sống đương đại. Các ý kiến trong kỳ này sẽ tiếp cận việc giữ gìn di sản từ góc độ nghiên cứu, kế thừa, từ góc độ quản lý và từ cộng đồng.

“Tự đổi tên bố mình đi”

Đó là cách nói hình ảnh của GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, về hiện tượng người ta bỏ những giá trị tinh hoa của di sản để chạy theo những cách “làm mới” nó.


Để di sản “sống” trong đời sống đương đại - theo GS Thanh - đây là vấn đề vừa cũ vừa mới thường dẫn đến hai thái độ khác nhau. Một thái độ thì kết luận lớp chúng tôi là bảo thủ, khư khư ôm lấy cái cũ. Một thái độ thì cho rằng thanh niên bây giờ mất gốc, quay lưng lại với truyền thống. Thế thì thái độ nào là đúng hay cả hai đều đúng và đều sai?


GS-TSKH Tô Ngọc Thanh

Vấn đề đó, theo tôi, phải giải quyết bằng lý luận vì hai thái độ này không thực tiễn và biện chứng.


Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và để ý thấy rằng bao giờ người ta cũng có hai chính sách; bảo tồn nguyên vẹn và phát huy những giá trị tinh hoa của văn hóa quá khứ (“tinh hoa” của quá khứ chứ không phải mọi thứ). Như vậy, chúng ta không phản đối những sáng tạo hôm nay (đối với di sản), nhưng đừng vì sáng tạo hôm nay mà bỏ mất tinh hoa quá khứ. Bây giờ tôi đố các bạn đi đâu để xem được một vở chèo cổ, trong khi vốn chèo cổ của chúng ta có 200 vở chứ đâu chỉ có Lưu Bình - Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính. Bốn năm năm rồi Nhà hát Chèo Trung ương mới dựng lại được 2 vở này. Chèo là biểu tượng, còn kịch nói là xung đột. Khi chúng ta có “kịch nói pha chèo” thì chúng ta bỏ chèo cổ đi.  Nghĩa là chúng ta tự chặt lịch sử văn hóa chúng ta, tự “đổi tên bố chúng ta đi”. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Tha hồ làm cái mới nhưng đừng bỏ cái cũ!

Thế giới người ta đưa ra hai quy luật: Bảo tồn và phát huy, sau đó là thừa kế và phát triển. Nhưng không ít trường hợp đã nhân danh thừa kế để... phá. Trong 30 năm qua chúng ta chơi nghiêng về cái gọi là phát triển (di sản), mà quên đi việc phải bảo tồn tinh hoa.

Tôi e nói báo động về di sản là hơi quá và cũng chả có vấn đề gì phải bi quan về di sản cả. Có nhiều cái không nên mất, không đáng mất nếu chúng ta có một chính sách phù hợp hơn. Chúng ta đáng lẽ không mất chèo cổ nhưng chúng ta lại nhân danh hiện đại hóa để tiến về kịch nói pha chèo và bỏ không diễn chèo cổ. Cái đó mới là cái đáng báo động. Chứ bản thân di sản thì phải được chọn lọc để nó tồn tại và phát huy trong đương đại, và không phải mọi cái ta làm đều như các cụ. Chẳng hạn bây giờ có ai nhuộm răng đen thì khi ra đường, có lẽ trẻ con nó sẽ chạy theo ngay vì nó tưởng là... hiện vật bảo tàng!


Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền phát biểu tại tọa đàm

Nếu cộng đồng muốn, thì không gian văn hóa còn

“Làm thế nào để di sản “sống” được trong đời sống hôm nay? - TS Lê Thị Minh Lý, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, phụ trách quản lý di sản phi vật thể - phát biểu. Câu trả lời ngắn của nhà quản lý như chúng tôi là di sản chỉ có thể sống được khi mà cộng đồng muốn và nếu cộng đồng muốn thì không gian văn hóa còn, con người còn. Còn nếu cộng đồng không muốn thì chúng ta khó có thể làm gì đó để giữ gìn. Chẳng hạn những nghệ nhân Rối Đầu Gỗ (được mời biểu diễn tại cuộc tọa đàm - PV) có bảo tồn được hay không thì chính họ cũng phải tìm thấy một cái lợi ích nào đó cho chính bản thân họ, là lợi ích về vật chất cũng như về tinh thần.

Để bảo vệ di sản, tôi nghĩ không chỉ phải là người nghiên cứu, không chỉ và không phải nhà quản lý mà đầu tiên phải là cộng đồng. Nhưng cộng đồng lại không biết được giá trị của di sản, trong khi đó giá trị di sản lại cần đến nhà nghiên cứu. Như vậy, tôi nghĩ để bảo vệ di sản phải là sự kết hợp giữa cộng đồng, nhà nghiên cứu và nhà  quản lý. Bên cạnh đó, muốn di sản đó sống được thì phải có cơ chế chính sách.

Phải có sự tác động bằng tiền!

 Di sản chỉ còn là “cái xác”, nếu...

      Trong quá khứ, những hoạt động và những biểu hiện văn hóa mang tính đa chức năng. Ví dụ như cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên là thành tố sinh hoạt của nhân dân (trong các nghi lễ) như: bỏ mả, đâm trâu, mừng nhà mới, cưới xin... Nếu bây giờ môi trường ấy (trong đó cồng chiêng là thành tố) mà mất đi thì cồng chiêng cũng chỉ còn là cái xác. Tôi hay ví như thế này, cồng chiêng như một bông hoa, để trong vườn hoa thì đẹp. Nhưng nếu anh ngắt bông hoa đó ra, cắm vào lọ thì chỉ được một ngày, ngày hôm sau ắt nó sẽ chết. Khi tôi xem lên đồng, ngày xưa có các Thánh, nào là Mẫu Thượng Thiên, cô Bơ, ông Hoàng Mười... Tức là người ta muốn thể hiện hiện thực hóa vị thần mà người ta tôn vinh. Nhưng bây giờ người ta “diễn đồng” chứ đâu có phải là “hầu đồng”, bởi lẽ chính người ta cũng không tin... Nghĩa là người ta thực dụng hóa tâm linh để đến nỗi nó không còn được là cái xác nữa mà là còn lại các giá trị nghệ thuật văn hóa riêng rẽ” (GS-TSKH Tô Ngọc Thanh).

Bà Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL, dẫn chứng: Trong việc đào tạo nghệ nhân hát Pansori, Chính phủ Hàn Quốc đã có một chủ trương rất rõ là không cần biết nghệ nhân làm nghề gì, thu nhập bao nhiêu nhưng chính phủ Hàn Quốc mỗi tháng trả cho mỗi nghệ nhân 800 USD để chỉ thực hiện một nhiệm vụ là tiếp tục hát Pansori mỗi khi cần, đồng thời đào tạo được hai em nhỏ hát được Pansori. Nên chăng bài học đó đáng để cho chúng ta áp dụng?


Tiếp nối ý kiến của bà Thế Thanh, nhà nghiên cứu cổ nhạc Bùi Trọng Hiền (con nuôi nghệ nhân hát xẩm cuối cùng - cụ Hà Thị Cầu) cho biết: Bài toán để bảo tồn di sản chỉ có một đáp số duy nhất. Đó chính là phải có sự tác động bằng tiền, vật chất cụ thể của Nhà nước, của các Mạnh Thường Quân, các nhà tư bản, các nhà doanh nghiệp. Ví dụ ở nước ngoài, một doanh nghiệp nếu tài trợ, hoặc làm từ thiện cho một di sản, một loại hình văn hóa cổ truyền thì sẽ được miễn thuế. Việt Nam làm thế sẽ có nhiều doanh nghiệp nhảy vào!

Vì sao có tiền là có thể giữ được di sản? Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền lạc quan cho rằng việc đưa di sản vào bảo tàng không đối lập với việc giữ cho di sản “sống”. Có những di sản đưa vào bảo tàng sẽ có cuộc sống riêng trong bảo tàng. Đó là mô hình bảo tàng sống khi không gian văn hóa cổ truyền của di sản không thể lưu giữ được.

PV-Huy Thông (lược ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm