cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Địa ngục trong tâm thức người Việt (kỳ 3 và hết): Sự 'biến ảo theo dòng thời gian' của hình ảnh địa ngục

04/09/2020 19:05 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - “Không nghi ngờ rằng, những hiểu biết của người Việt Nam về thế giới bên kia phần lớn được kiến tạo từ tư tưởng Phật giáo. Phật giáo vẽ ra những tầng địa ngục dầu sôi lửa bỏng để trừng ác, khuyến thiện, đơm thổi hy vọng của con người vào những kiếp lai sinh tốt đẹp hơn, nhưng thực chất là để răn dè con người sống lương thiện hơn ở hiện kiếp. Từ tư tưởng triết học, địa ngục được chuyển hóa thành nhiều loại hình nghệ thuật tôn giáo khác nhau, từ thơ phú, cho đến hội họa, bích họa, điêu khắc, phù điêu…”- TS Trần Trọng Dương nhận xét.

Địa ngục trong tâm thức người Việt (kỳ 2): Tư liệu quý 'lách' vào thế giới tâm linh người Việt

Địa ngục trong tâm thức người Việt (kỳ 2): Tư liệu quý 'lách' vào thế giới tâm linh người Việt

Theo các nhà nghiên cứu, cuốn sách "Các tầng địa ngục theo Phật giáo" của Léon Riotor và G. Leofanti có một vai trò đặc biệt khi đi vào khía cạnh siêu hình của Phật giáo, đi tìm nhận thức, quan niệm, hình dung của người Việt về địa ngục. Khía cạnh này tưởng là nhỏ nhưng rất quan trọng vì đã “lách” vào thế giới tâm linh của người Việt Nam”.

Nếu cuốn sách Các tầng địa ngục theo Phật giáo của 2 tác giả người Pháp: Léon Riotor và G. Leofanti là một lát cắt về thế giới địa ngục được miêu tả vào cuối thế kỷ 19 thì TS Trần Trọng Dương lại tách mình ra khỏi toàn bộ nội dung cuốn sách và thực hiện một khảo cứu về địa ngục trong lịch sử văn hóa Việt Nam, để cung cấp thêm một góc nhìn khác - góc nhìn của người Việt hiện đại nhìn về các dấu vết vật chất, các lớp niên đại xa xăm, các loại hình văn bản và nghệ thuật khác nhau không hề thuần nhất và tĩnh tại, mà luôn biến ảo theo dòng thời gian.

Địa ngục trong vũ trụ quan Phật giáo

Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay Đạo giáo... đều có quan niệm về sự sống và cái chết, đều có sự đối lập giữa thiên đàng (hay niết bàn, cõi trời, cõi tiên...) và địa ngục. Quan niệm về địa ngục của Phật giáo được tạo nên như thế nào?

Trước hết, nó là một khái niệm của thế giới quan Phật giáo. Phật giáo cho rằng 1 thế giới tồn tại 2 dạng hình khác nhau. Đó là thế giới thực hữu và thế giới tâm cảnh. 2 thế giới vừa khách quan, vừa chủ quan đó tồn tại nhất quán trong thế giới quan Phật giáo.

Thế giới thực hữu theo quan niệm của Phật giáo là cấu trúc tiểu vũ trụ. Cấu trúc này được cấu tạo không phải theo hình tròn mà là thế giới dạng đĩa. Một dạng đĩa dẹt hình tròn đồng tâm và đa chiều. Trong đó, thế giới được đặt lên một khay đĩa gồm các tầng Kim luân, Thủy luân, Không luân và Địa luân. 4 tầng này xếp chồng với nhau và mặt đất nổi ở trên các tầng đó.

Trên mặt đất lại có cấu trúc “cửu sơn bát hải”, một cấu trúc tiểu thế giới gồm có 9 núi và 8 biển, được phân bố theo dạng đồng tâm, đa chiều, tức có 1 ngọn núi trung tâm là núi Tu Di - núi vua, núi trung tâm của vũ trụ. Bao quanh ngọn núi Tu Di là các vòng biển, vòng núi xếp chồng lên nhau theo dạng hình tròn nối tiếp. Đó là toàn bộ mô hình tiểu thế giới theo vũ trụ quan Phật giáo.

Chú thích ảnh
Tiểu thế giới trong vũ trụ quan Phật giáo với mô hình “cửu sơn bát hải”, trung tâm là núi Tu Di. Ảnh: T.T.D

Theo Pháp giới an lập đồ, các tầng địa ngục nằm ở phần rìa ngoài cùng của mô hình tiểu thế giới, ở phần đại dương có 4 châu lớn: Tây Ngưu Hóa châu, Bắc Câu Lô châu, Nam Thiêm Bộ châu và Đông Hải Thần châu. Trong đó, theo một số kinh sách ghi rằng các tầng địa ngục nằm ở Nam Thiêm Bộ châu. Nhưng cũng có kinh sách khác ghi rằng, các tầng địa ngục nằm ở ngoài rìa của thế giới, nơi 2 tầng thiết luân, dãy núi ngoài cùng của đĩa thế giới. Những ghi chép khác nhau cho thấy quan niệm của Phật giáo về vị trí của các tầng địa ngục cũng khác nhau.

Cũng theo Pháp giới an lập đồ, dưới Nam Thiêm Bộ châu bao gồm 8 tầng địa ngục nóng, ngoài ra còn có 8 tầng địa ngục lạnh, 8 tầng này lần lượt xếp dần, ở phía dưới của mặt đất, mỗi một tầng có chức năng riêng, bao gồm các địa ngục: Đẳng Hoạt, Hắc Thằng, Hợp Chúng, Hào Khiếu, Khiếu Hoán, Viêm Nhiệt, Cực Nhiệt, Vô Gián. Ở mỗi tầng địa ngục phải trải qua nhiều kiếp khác nhau, càng về sau các địa ngục càng kéo dài về thời gian.

Chú thích ảnh
8 tầng địa ngục dưới Nam Thiên Bộ châu. Ảnh: T.T.D

Theo TS Trần Trọng Dương, “quan niệm của Phật giáo không có chuyện con người chết đi mà cái chết là khởi đầu cho một sự sống mới. Điều này liên quan đến cơ chế tạo nên và vận hành thế giới quan của Phật giáo là nghiệp duyên - luân hồi -quả báo. Quan niệm này tạo thành chu trình 6 nẻo luân hồi.

Khi sống ở trên đời, sau khi chết đi có thể hóa thành các nẻo khác nhau. Kẻ nào ác thì sẽ phải xuống địa ngục, người nào thiện lành sẽ được Phật Tây phương tiếp dẫn lên chốn Niết bàn. Quá trình đầu thai như vậy tạo thành vòng tròn sinh hóa bất tận, con người không phải chết đi mà sống qua các kiếp khác nhau.

Chú thích ảnh
Chu trình 6 nẻo luân hồi vòng quanh theo quan niệm Phật giáo. Ảnh: T.T.D

Quan niệm địa ngục của người Việt “biến ảo theo thời gian”

Những hình dung về địa ngục bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam song hành cùng quá trình tư tưởng về Phật giáo được truyền nhập vào Việt Nam cùng với những nhà sư đầu tiên đi hoằng hóa ở Giao Châu vào đầu Công nguyên. Thế nhưng, dấu vết hiện còn về quan niệm địa ngục theo Phật giáo là ở thế kỷ 5 thông qua 6 bức thư tranh luận về đạo Phật giữa Đạo Cao và Pháp Minh với Lý Miễn. Dẫu vậy, những vấn đề liên quan đến thế giới quan Phật giáo có địa ngục ở trong những bức thư tranh luận này “chỉ thoảng qua”,theo TS Trần Trọng Dương.

Mãi cho đến thế kỷ10, sự xuất hiện của những “kinh tràng”, khai quật được ở Hoa Lư vào những năm 1960, cho thấy văn hóa Mật tông đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người Việt. Cụ thể, 200kinh tràng do Đinh Liễn lập đàn cầu siêu là những hiện vật sống chứng minh văn hóa Mật tông và những tư tưởng về địa ngục của Phật giáo Mật tông đã xuất hiện ở Đại Cồ Việt vào thế kỷ10. Những kinh tràng này mục đích nhằm cầu siêu, giải thoát cho linh hồn của Đinh Hạng Lang (em trai của Đinh Liễn) thoát khỏi địa ngục.

Sang đến thời Lý, hàng loạt bia Phật giáo hiện còn, cũng chỉ có những ghi chép ít ỏi về địa ngục. Đặc biệt, trong Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, có những hình họa vẽ lại cảnh một người con đang vai gánh cha, vai gánh mẹ đi quanh núi Tu Di. Theo TS Trần Trọng Dương, đây được coi là biểu hiện sự báo hiếu đạo đức của Phật giáo và có ảnh hưởng từ quan niệm muốn siêu thoát cho cha mẹ, người con phải gánh cha mẹ nhiễu Phật khắp nơi, vòng quanh núi Tu Di. Cũng trong Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh có ghi nhiều hình phạt khác nhau, những người con ngỗ nghịch bất hiếu khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục.

Chú thích ảnh
Con gánh cha mẹ nhiễu núi Tu Di trong Phật thuyết “Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh”. Ảnh: T.T.D

Đến thế kỷ 14, nhiều tác phẩm khác nhau như: Khóa hư lục của vua Trần Thái Tông hay Giáo tử phú của Mạc Đĩnh Chi có nhắc đến những quan niệm về địa ngục. 2 tác phẩm này vừa là tác phẩm văn chương vừa là khoa nghi trong đó có thuyết giảng nhiều về các tầng địa ngục khác nhau. Từ địa ngục sơn đao, địa ngục cưa xẻ, địa ngục dầu sôi, địa ngục vạc lửa, địa ngục thiết lê (tức cái cày bằng sắt)... Những hoạt cảnh Phật giáo, những hình phạt địa ngục đó được mô tả rất cặn kẽ trong Khóa hư lụcGiáo tử phú.

Nếu Khóa hư lục là tác phẩm khoa nghi nhằm để thuyết giảng và thực hành nghi lễ Phật giáo trong đó răn dè rất sâu sắc những vấn đề về liên quan đến sống và chết thì Giáo tử phú lại là một tác phẩm của một nhà Nho mượn những hình ảnh của địa ngục Phật giáo để dạy con mình. Đây là tác phẩm Nôm đầu tiên hiện biết có ghi chép về địa ngục.

Tiếp đến thế kỷ15 - 16, những hình ảnh về địa ngục mờ nhạt, ngoài những “mảnh vụn” văn tự rất nhỏ mà vua Lê Thánh Tông có nhắc đến trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong tác phẩm này cũng có nói đến địa ngục, Phong Đô, nói đến những vị thầy tu mà thân đi tu nhưng không giữ được giới đến lúc tưởng được ngồi tòa sen lại hóa lạc vào địa ngục. Những kiểu răn dè nhà Nho như vậy đối với Phật giáo cho thấy Phật giáo thời Lê Sơ chịu ảnh hưởng, sự quản chế, quản thúc của chính quyền và hệ tưởng Nho giáo.

Chú thích ảnh
Tranh vẽ Thập điện Diêm vương trên Ngọc lịch in ở các thiện đàn Đạo giáo. Ảnh: T.T.D

Sang đến thế kỷ17 - 19, nghệ thuật Phật giáo nở rộ. Nghệ thuật Phật giáo thời Lê trung hưng, giai đoạn này lưu giữ được rất nhiều tác phẩm nghệ thuật thuộc hàng kiệt tác và trong đó có những bộ tranh quý, những bộ ván khắc, những bộ phù điêu và tranh vẽ về các tầng địa ngục. Theo TS Trần Trọng Dương, quan niệm về Thập điện Diêm vương “không có trong giai đoạn Lý - Trần mà chỉ có ở nghệ thuật Phật giáo từ thế kỷ 17 trở về sau”.

Ngoài ra, cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam, có sự truyền nhập, hòa giao giữa Đạo giáo và Phật giáo trong quan niệm về địa ngục. Ở giai đoạn này, nảy sinh phong trào Chấn hưng Phật giáo đi liền với phong trào Thiện đàn của Đạo giáo miền Nam. Đạo giáo Việt Nam giai đoạn này đứng trước một cuộc đụng độ văn hóa giữa Đông và Tây khiến cho Đạo giáo Việt Nam giai đoạn này phát sinh phong trào Thiện đàn, là những đàn làm việc thiện, ở đó họ sáng tác kinh sách, sáng tác thơ văn truyền bút, giáng bút và xây dựng những hệ thống thần điện riêng của Đạo giáo Việt Nam. Trong đó các quan niệm về các tầng địa ngục của Phật giáo cũng được đưa vào những bộ kinh sách được in ở các thiện đàn này như những bộ Ngọc lịch in khắc ván gỗ hiện vẫn còn được lưu trữ.

Lai lịch của “Thập điện Diêm vương”

TS Trần Trọng Dương cho hay: “Ở trong Phật giáo Ấn Độ hay Hindu giáo, nguyên thủy chỉ có 2 vị thần canh giữ ở dưới địa phủ là 2 anh em, 1 người anh trai và cô em gái. Còn trong Phật giáo Đông Á, trong đó có Phật giáo Việt Nam, trong các kinh Hán tạng Bắc truyền, cũng ghi rất khác nhau:Những kinh từ thời Đường trở về trước, chưa có quan niệm về Thập điện Diêm vương mà vay mượn có 8 tầng địa ngục nóng và 8 tầng địa ngục lạnh, hoàn toàn từ Phật giáo Nam tông.

Trong thời Đường, quan niệm về Thập điện gần như chưa có, chỉ có quan niệm 16 tầng địa ngục hoặc 18 tầng địa ngục và chỉ có 1 vị vua duy nhất đó chính là Diêm La, cai quản cõi âm ty.

Nhưng khi Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc một thời gian, tư tưởng địa ngục của Phật giáo hòa kết với tư tưởng địa ngục của Đạo giáo và tạo thành một hệ thống thần điện vừa Đạo giáo hóa, vừa Phật giáo hóa. Mỗi một tầng địa ngục lại là 1 ông vua cai quản. Việc hình dung 1 địa ngục giống như 1 cõi hành chính ở nhân gian, coi mỗi 1 tầng địa ngục là 1 tầng triều đình. Mỗi 1 tầng triều đình như thế có chức năng hành chính, khảo sát, hạch tội.

Cho đến giai đoạn Tống trở về sau, mới thấy bắt đầu có một số ghi chép về các tầng địa ngục là có Thập điện Diêm vương. Lúc đó, đã hạ thấp số lượng từ 16 xuống còn 10. Và một số thuyết khác, có quan niệm lên đến 18 tầng địa ngục. Có thể thấy, các tầng địa ngục quan niệm rất khác nhau qua thời gian”.

Công Bắc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm