cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng: Gieo cái tốt, cái tốt sẽ nhân lên

06/06/2011 07:19 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH Cuối tuần) - Thời gian gần đây, có một cái tên liên tiếp được nhắc tới trong những sự kiện văn hóa đáng chú ý: trường đại học duy nhất đạo diễn Phillip Noyce tới giao lưu trong chuyến trở về Việt Nam cuối tháng 5 vừa qua; trường đại học duy nhất nhà văn, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc giới thiệu vở diễn mới của mình sau chuyến lưu diễn tại New York; trường đại học duy nhất ở phía Nam đón tiếp hai nhà thơ Mỹ và Việt Nam trong chuyến giới thiệu tập thơ Nguyễn Trãi xuất bản bằng tiếng Anh. Đấy có lẽ cũng là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đưa vào giảng dạy một môn học “xa xỉ” - môn Cảm thụ nghệ thuật. Nhưng đáng nói hơn, đó hoàn toàn không phải một trường đào tạo chuyên ngành về văn hóa nghệ thuật, cũng không phải một trường đại học quốc tế, mà chỉ là một trường tư thục: ĐH Hoa Sen - TP.HCM.

Cuộc gặp gỡ với tiến sĩ Bùi Trân Phượng, người cầm sào đứng mũi ngôi trường “đặc biệt” này, xuất phát từ sự ngạc nhiên ấy.

Ngạc nhiên vì Việt Nam chưa quen khái niệm thế nào là một trường ĐH

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng. Ảnh: P.T

* Trước hết, xin được bày tỏ sự ngạc nhiên không chỉ của tôi về một trường ĐH tư thục đang làm những việc mà ngay cả những trường quốc lập tên tuổi cũng chưa bao giờ làm. Có người còn cho là chị “PR” quá giỏi!

- Còn tôi thì hơi ngạc nhiên vì Việt Nam có thể chưa quen với khái niệm của thế giới: thế nào là một trường ĐH. ĐH đúng nghĩa là một trung tâm văn hóa chứ không phải là một trường chuyên ngành. Những hoạt động khiến chị ngạc nhiên đó, thực ra trường Hoa Sen đã làm từ lâu. Từ cuối năm 2006 trường đã tổ chức hội thảo khoa học đầu tiên với chủ đề mang tính “định nghĩa ĐH”: Tính chủ động của tư duy phương pháp và tinh thần đại học. Có hai điều căn bản của một trường ĐH, theo quan điểm của chúng tôi. Trước hết, ĐH là nơi đào tạo những con người có tư duy trưởng thành dù bất cứ học ở ngành nghề gì. Và thứ hai, ĐH chỉ có thể là quốc tế! Ở đây tôi không đề cập chữ quốc tế theo nghĩa chất lượng, theo kiểu “quốc tế thì tốt hơn Việt Nam”. Quốc tế ở đây có nghĩa, những vấn đề mình suy nghĩ ở đây thì nhiều người quốc tịch khác cũng nên tham gia, cùng suy nghĩ. Bằng không, sẽ chỉ bó hẹp trong quốc gia, không mang tính ĐH. Ở ĐH, ngoài hoạt động học tập theo nghĩa cổ điển nghĩa là học trong giờ lên lớp, sinh viên còn phải học theo những trải nghiệm, trong đó có những trải nghiệm về văn hóa, để khi tốt nghiệp ĐH, sinh viên phải là những người trưởng thành một cách toàn diện.

* Tôi tin rằng rất nhiều người Việt Nam đồng tình với quan điểm giáo dục của chị. Nhưng từ quan điểm ra thực tế, nhất là thực tế trong môi trường giáo dục quá lâu trói mình trong chữ học tập theo nghĩa cổ điển, chắc là rất không đơn giản.

- Ở trường tôi có một ban tu thư, tức là ban biên soạn sách (chỗ này học tập trường Đông Kinh Nghĩa Thục), liên kết với các nhà xuất bản sách. Chúng tôi không chỉ xuất bản giáo trình mà còn xuất bản những sách cần thiết cho sinh viên, cho giới ĐH nói chung và cho cả xã hội nữa chứ không bó hẹp trong chuyên ngành của mình. Từ đó có các hoạt động giới thiệu sách, gặp gỡ giao lưu với các nhà văn, nhà khoa học... Chúng tôi có một phòng hỗ trợ sinh viên, bao gồm từ hỗ trợ thực tập, làm thêm, hỗ trợ tìm nơi ở trọ…, đến cả việc mời bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đến nói chuyện về các vấn đề mà sinh viên quan tâm. Trường cũng có một trung tâm nghiên cứu giới và xã hội, trung tâm này đã mời nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc tới nói chuyện với sinh viên về vấn đề này. Ngoài ra, ĐH Hoa Sen còn có chương trình Giáo dục tổng quát, thường xuyên có các chuyên gia giảng dạy trên lớp hoặc nói chuyện trong các seminar, như mời nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn nói về triết, nhạc sĩ Dương Thụ nói về âm nhạc...

* Nhưng thưa chị, liệu sinh viên có thực sự muốn quan tâm, muốn trải nghiệm những điều hơi quá “xa xỉ” với họ như vậy?

Nếu người ta biết cảm thụ cái đẹp, người ta sẽ nhận ra cái đẹp, sẽ sống tốt hơn. Học phát triển con người, theo tôi, mới là học - TS Bùi Trân Phượng

- Đúng là có nhiều sinh viên chưa biết hưởng những cơ hội quý giá này, dù tất cả những chương trình đều “free” và các chuyên gia chúng tôi mời tới thật sự là không dễ gì mời được họ. Nhưng mời người nói không khó bằng mời người nghe - chị thấy đau khổ không? Khó khăn lớn nhất của chúng tôi chính là tính thực dụng, quá thực dụng của xã hội hiện nay. Cái gì không “sờ, mó, ngó, thấy” thì họ không quan tâm. Sinh viên phần lớn học vì điểm, không phải học vì hiểu biết. Ham học, ham hiểu biết lẽ ra là xu hướng tự nhiên của con người nhưng do những lệch lạc của xã hội mà giờ đây nó không còn là nhu cầu tự nhiên nữa. Hiện tại, đó vẫn là khó khăn lớn nhất của chúng tôi và là một khác biệt lớn giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài.

Trong số những chương trình thuộc dạng trải nghiệm này, thì các chương trình giao lưu với sinh viên nước ngoài thường thu hút đông sinh viên Việt Nam, nhưng chủ yếu vì ham cơ hội nói tiếng Anh chứ chưa quan tâm tới vấn đề văn hóa được đặt ra trong các cuộc giao lưu này. Ngược lại, sinh viên Mỹ thì rất quan tâm tới vấn đề văn hóa, trước khi tham gia chương trình giao lưu, họ đã đọc và tự tìm hiểu, tới nơi hỏi ào ào. Sinh viên mình, ngay cả khi giảng viên giảng xong rồi, cũng không hỏi gì! Về sau này, có lẽ cảm thấy xấu hổ với các bạn nước ngoài, nên sinh viên mình cũng bắt đầu chịu khó chuẩn bị trước…

Sở dĩ chúng tôi thường xuyên mời giảng viên nước ngoài sang thỉnh giảng cũng như mở các lớp giao lưu giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài cũng là để thúc đẩy nhanh hơn quá trình thay đổi cách học ở Việt Nam, kích thích sự ham hiểu biết, học vì hiểu biết. Tất nhiên tâm lý học vì điểm vẫn còn nặng nề lắm, nhưng tôi tin với thời gian, tình hình sẽ dần thay đổi.

Thấy buồn cho giới trẻ hiện nay

* Vậy mà tôi nghe nói ĐH Hoa Sen còn định đưa môn Cảm thụ nghệ thuật vào chương trình đào tạo bắt buộc. Từ đâu chị lại có ý tưởng này? Nó có lãng mạn quá không?

- Tôi cho đó là cần thiết. Còn xuất phát từ đâu ư? Có lẽ nó xuất phát từ việc tôi đã được học một cách tử tế. Hồi nhỏ đi học, chúng tôi học với sự thích thú. Môn sinh vật hồi đó chúng tôi học với một cô giáo người Việt được đào tạo tại Pháp, cô còn trẻ lắm nhưng khiến tất cả chúng tôi rất cảm phục vì sự hiểu biết vững chắc. Trong một giờ thực hành, cô mổ con ếch với những thao tác rất chính xác, mổ xong, cô hỏi: Các em thấy nó có đẹp không? Thật sự là cho tới giờ tôi chẳng còn nhớ bên trong con ếch có gì nữa, nhưng tôi nhớ như in sự chân thật và sức thuyết phục của cô giáo vào lúc ấy, khi cô hỏi: Các em có thấy nó đẹp không?

Năm tôi học lớp 10, trường phân ban, môn toán lúc đó rất khó hiểu. Thầy giáo tôi, cũng rất trẻ, vẽ phương trình rất đẹp. Thầy bảo, khi giải một bài toán đúng thì phương trình sẽ rất đẹp… Thế đấy, ngay cả những môn học tưởng rất khô khan nhưng những thầy cô ấy vẫn truyền cho chúng tôi cảm thụ về cái đẹp, cái đẹp của khoa học. Tôi cũng nhớ suốt từ năm học lớp 6 đến lớp 10, thích nhất buổi học cuối tuần vì khi ấy cô giáo mang chìa khóa tới mở tủ sách ở cuối lớp, cho mượn sách về nhà đọc, học càng giỏi càng được mượn nhiều…

Giáo dục Việt Nam hiện nay khiếm khuyết rất nhiều, giáo dục hiện nay chủ yếu là nhồi nhét thay cho tạo cảm hứng cho học sinh. Nhưng chính sự cảm thụ về cái đẹp mới là cái làm cho con người sống ý nghĩa hơn. Nếu người ta biết cảm thụ cái đẹp, người ta sẽ nhận ra cái đẹp, sẽ sống tốt hơn. Học phát triển con người, theo tôi, mới là học… Không biết như thế có phải là lãng mạn không, nhưng đó là tuổi trẻ của tôi. Và tôi cảm thấy buồn cho giới trẻ hiện nay. Đúng là trong nhà trường các em có học vẽ, có học văn nhưng tất cả chỉ còn là cái xác thôi, phần hồn đã không còn nữa…


Hình mang tính minh họa

* Trên một trang web cập nhật thông tin trên báo chí hàng ngày, ở mục Giáo dục, tôi thử click vào thì nhận được danh sách 10 bài báo được nhiều người đọc nhất, thấy đầu bảng là thông tin: Làm thế nào để “đi thầy”, sau đó là hàng loạt những tin sốc đại loại như: Thầy giáo nhét phấn vào miệng học sinh, Nữ sinh đánh hội đồng, Nữ sinh trường… khoe vòng một nóng bỏng..., thật sự quá xa lạ với tuổi trẻ của chị. Nhìn từ góc độ một người nghiên cứu về lịch sử, chị có cho rằng đó là sự khác biệt thế hệ hay không? Sự khác biệt trong quan niệm về cái đẹp chẳng hạn…

- Tôi nghĩ không cần từ góc độ một người nghiên cứu lịch sử đâu, chỉ cần là một người dân thường, cũng thấy đó là điều đau khổ và đáng báo động. Đấy không phải là sự khác biệt thế hệ. Tôi có thể chia sẻ Harry Potter với con tôi, đó cũng là cái đẹp. Nếu không có con tôi chắc tôi đã không đọc truyện kinh dị và ít nhiều chia sẻ được với con sự hấp dẫn này, tất nhiên đó phải là những truyện hay. Còn những cái như chị nói, không có sự hấp dẫn nào của cái đẹp cả, ở trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Nó chỉ nói lên sự thảm hại của giáo dục, sự xuống cấp của đạo đức. Đó không phải vấn đề của quá khứ, đó là vấn đề của con người. “Đi thầy” không phải là giá trị mà là giả dối và bất lương. Có điều, cái trái chuẩn mực, cái vi phạm chuẩn mực lại trở thành chuyện cơm bữa, thành chuyện bình thường - đấy chính là điều bất bình thường của xã hội.

Nhân đây tôi muốn kể chuyện này, ở trường Hoa Sen, tôi là một trong 7 thành viên lập ra CLB Vì một nền giáo dục sạch, mà một đồng nghiệp của tôi tìm cho nó một cái tên rất ý nghĩa là FACE - viết tắt tiếng Anh từ cụm từ: For A Clean Education, nhưng cũng có nghĩa là Bộ mặt. CLB này thành lập với mục tiêu khôi phục lại diện mạo người thầy và khôi phục lại diện mạo những người có học nói chung, khôi phục lại diện mạo Việt Nam trước thế giới… Khi đi vận động mọi người, có một chị được đề cử tham gia CLB nhưng chị ấy xin rút vì còn con cái, còn nhiều mối quan hệ, chị ấy không thể cam kết “sạch” được như vậy…, nên cuối cùng mọi người phải cử một anh chàng độc thân để không dính líu gì… Thế nên trong ngày thành lập CLB, tôi phải giải thích: Chúng tôi không yêu cầu mọi người phải làm việc không khả thi, chúng tôi mong các bạn trước hết cố gắng “làm sạch” chỗ mình trước. Chúng ta hãy bắt đầu từ thiểu số, hãy là một “hòn tuyết lăn”…


Đạo diễn Phillip Noyce trong lần đến nói chuyện với sinh viên
Đại học Hoa Sen hôm 28/5 tại TP.HCM. Ảnh: V.C

Gieo cái tốt, cái tốt sẽ nhân lên

* Đây cũng chính là nguồn cơn cho câu nói nổi tiếng của chị, từng được bầu chọn là Phát ngôn ấn tượng nhất của năm 2010: Không nên ảo tưởng có một đơn vị vô trùng trong một môi trường nhiễm trùng?

- (Cười). Tôi cũng không ngờ lại có “danh hiệu” đó. Không biết có lạc quan lãng mạn quá không nhưng tôi tin mình gieo cái tốt thì cái tốt có thể nhân lên.

* Còn ĐH Hoa Sen tương lai, trong mục tiêu của chị, sẽ là một trường ĐH như thế nào? Sẽ ở trong top bao nhiêu của khu vực và thế giới?

- Hiện nay nó đang như tôi mong muốn, đơn giản là một trường ĐH tử tế, mà khi đến đây người ta thấy hài lòng, thấy hào hứng, không thấy Việt Nam lạc hậu… Còn vào rating (xếp hạng) của thế giới, thật sự là tới nay không ai có thể bàng quan với rating được. Mới đây tôi có tham dự một hội thảo về rating trường đại học, điều đáng nói là hội thảo này được tổ chức ở một trường hàn lâm của Pháp, trường ENS Paris, xưa nay vốn không thèm quan tâm tới chuyện xếp hạng. Một trường như thế còn không bàng quan tới chuyện rating thì mình bàng quan sao được. Có điều, sự quan tâm của mình là quan tâm tới việc người ta xếp hạng theo những tiêu chí gì để mà phấn đấu theo, chứ mình chưa thể đủ điều kiện để xếp hạng gì cả…

Càng ra nước ngoài công tác, tôi càng thấy áp lực cạnh tranh giờ đây là toàn cầu chứ không phải những trường ngay bên cạnh mình. Nhiều nước đang tìm cách thu hút nguồn lực về giáo dục, thu nhiều tiền từ giáo dục. Nếu chúng ta không thay đổi một cách có hệ thống thì nguy cơ con em chúng ta sẽ đổ ra du học một cách không hiệu quả - tôi nhấn mạnh là du học không hiệu quả, điều này rất đau khổ, nó đang là thực tế chung của các nước nghèo, nước kém phát triển.

* Một tò mò: hình như cả hai con chị đều đang du học nước ngoài?

Bùi Trân Phượng du học Pháp từ năm 1968, tốt nghiệp Cử nhân giáo khoa lịch sử Đại học Paris I năm 1972), Thạc sĩ lịch sử tại Đại học Paris VII năm 1994 và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ lịch sử tại Đại học Lyon 2, Pháp năm 2008), đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen từ năm 1996 đến nay. ĐH Hoa Sen hiện đang hình thành một đội ngũ trí thức được đào tạo chính quy từ nhiều nước khác nhau (100% giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường đều tốt nghiệp từ các ĐH quốc tế).

- Cháu đầu của tôi học phổ thông tại Việt Nam và cháu học song ngữ Việt - Pháp. Điều này nằm trong lựa chọn trước: một phần do tôi gắn bó với nền giáo dục của Pháp và phần nữa đó là phương án du học rẻ tiền nhất. Hiện nay cháu sắp tốt nghiệp cao học kỹ sư ở Pháp. Cháu thứ hai thì tôi cho đi du học sớm hơn, sau lớp 10, tại Singapore. Lúc cho cháu đi, tôi đã phải vay tiền của ngân hàng với lãi suất khá cao… Lý do phải cho cháu đi, tôi không tiện nói ở đây, nhưng vào lúc ấy, đó là giải pháp gần như bắt buộc để cháu có môi trường học tập phù hợp nhất. Tuy nhiên, có một điều tôi tin và cả quyết là cả hai cháu học xong sẽ trở về Việt Nam. Chỉ có điều, trở về có phát huy được năng lực hay không lại là câu hỏi chưa có câu trả lời. Trách nhiệm của chúng ta là làm cho sự trở về của các em có hiệu quả. Bằng không, đó cũng là sự thất bại của chúng ta.

* Xin cảm ơn những trao đổi thẳng thắn cùng những chia sẻ chân tình của chị.

P.T.T.T (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm