cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Điểm nhấn trong quan hệ đồng minh đặc biệt Trung Quốc - Triều Tiên

22/06/2019 22:31 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước hai ngày tới Bình Nhưỡng theo lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhân dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Một cảnh đời thường ở biên giới Trung - Triều

Một cảnh đời thường ở biên giới Trung - Triều

Một người mẹ địu con trên lưng đi cùng với một sĩ quan quân đội CHDCND Triều Tiên trên một chiếc xe Wave.

Những hình ảnh và thông tin về chuyến thăm cũng như những tuyên bố sau chuyến thăm được truyền thông Trung Quốc và Triều Tiên công bố đều thể hiện đậm nét về mối quan hệ đặc biệt gần gũi, gắn bó mật thiết giữa hai nước. Hoạt động tiếp đón lễ tân dành cho Chủ tịch Trung Quốc được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử của Triều Tiên, và vượt xa tiếp đón "cấp cao nhất" của nước này đối với một lãnh đạo nước ngoài.

Đây là lần đầu tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng phu nhân tiếp đón lãnh đạo nước ngoài tại sân bay ở thủ đô Bình Nhưỡng, và cũng là lần đầu tiên có tới 250.000 người được huy động để đón chào một vị khách nước ngoài tới thăm.

Quan hệ Trung-Triều
Quan hệ Trung-Triều

Đáng chú ý, đây còn là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo nước ngoài được tiếp đón tại Quảng trường của Cung điện Mặt trời Kumsusan ở thủ đô Bình Nhưỡng. Tất cả những điều đó phần nào phản ánh tính chất đặc biệt trong mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng Đông Bắc Á, mà nhà lãnh đạo Triều Tiên gọi là “mối quan hệ hữu nghị lâu đời không thể thay đổi”. 

Về phần Trung Quốc, ngay trước thềm chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trong một bài viết về sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với “hướng đi đúng đắn” mà chính quyền Bình Nhưỡng lựa chọn để giải quyết các vấn đề chính trị trên bán đảo Triều Tiên.

Trong bài viết, vốn được tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, đăng trên trang nhất, một động tác ngoại giao hiếm có của chính quyền Bình Nhưỡng, ông Tập Cận Bình đã ca ngợi mối quan hệ bạn bè "không thể thay thế" với quốc gia láng giềng, đồng thời đề xuất một "kế hoạch lớn" để mang lại hòa bình bền vững cho khu vực Đông Bắc Á.

Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình cũng hứa hẹn rằng Bắc Kinh sẽ đóng vai trò năng động trong "tăng cường trao đổi và phối hợp với Triều Tiên và các bên liên quan khác" để thúc đẩy tiến trình đàm phán trên bán đảo Triều Tiên. Quan trọng hơn, phía Trung Quốc cam kết đảm bảo lợi ích của Triều Tiên trong quá trình đàm phán và cũng sẽ không can thiệp vào sự lựa chọn của Triều Tiên.

Rõ ràng chuyến thăm này của nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc tới quốc gia láng giềng Đông Bắc Á là một cột mốc quan trọng đối với quan hệ Trung -Triều bởi đây là lần đầu tiên, hai bên đề cập tới định hướng tương lai của quan hệ song phương.

Chuyến công du lần này diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước và cũng là lần gặp thượng đỉnh thứ năm trong vòng 15 tháng qua giữa hai lãnh đạo, qua đó minh chứng cho “sức sống” của tình hữu nghị truyền thống Trung-Triều. Điều đó cũng thể hiện quan hệ Trung-Triều có tính lịch sử, kế thừa và đang cải thiện. Hai nước có sự kết nối chiến lược thường xuyên, trong các vấn đề quan trọng đều có sự liên lạc thường xuyên và đối thoại bình thường, ở mức cao, cấp cao và tần suất cao. 

Đối với Triều Tiên, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rõ ràng mang tính biểu tượng cao, minh chứng cho sự ủng hộ và hỗ trợ đáng kể của Bắc Kinh dành cho Bình Nhưỡng.

Xét trong bối cảnh tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều đang bế tắc và Bình Nhưỡng được cho đang “mặc cả” với Washington về lộ trình và cách thức phi hạt nhân hóa, mọi sự ủng hộ của quốc tế, như chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc lần này, đều có thể trở thành yếu tố tích cực giúp tăng sức mạnh cho Triều Tiên trên bàn thương lượng.

Hơn thế nữa, Triều Tiên vốn đang chịu các lệnh trừng phạt quôc tế và phần nào bị cô lập do các biện pháp gây sức ép của Mỹ, rất cần mối quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng, đồng minh và cũng là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới như Trung Quốc. 

Đương nhiên sau chuyến thăm, vai trò của Trung Quốc với tư cách là một nhân tố chủ chốt trong các chuyển động địa-chính trị trên bán đảo Triều Tiên nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung, cũng được thể hiện rõ.

Theo nhiều chuyên gia, một trong những lý do chính để Bắc Kinh chọn thời điểm đặc biệt nhạy cảm này là để khẳng định vị thế đối tác không thể thay thế trong hồ sơ hạt nhân Triều Tiên.

Việc Chủ tịch Trung Quốc thăm Triều Tiên sẽ khiến hồ sơ hạt nhân Triều Tiên nổi lên trở lại, trong bối cảnh căng thẳng tại vùng Vịnh đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Thông qua chuyến thăm, Trung Quốc đã khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình trong các vấn đề khu vực, đồng thời củng cố ảnh hưởng đối với Triều Tiên.

Có thể thấy, dù không hiện diện trên các bàn đàm phán hạt nhân gần đây, nhưng Bắc Kinh rõ ràng là “chất xúc tác” mạnh cho làn sóng ngoại giao ngoạn mục này, nếu không muốn nói là ở vị trí trọng tâm trong bức tranh địa-chính trị Đông Bắc Á.

Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định sự ủng hộ của Bắc Kinh về "giải pháp chính trị" cho vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng, đồng thời cam kết đóng vai trò "tích cực và xây dựng" trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, phần nào phát đi tín hiệu tích cực rằng giải pháp ngoại giao vẫn sẽ là ưu tiên cho vấn đề hóc búa này.

Mối quan hệ Bắc Kinh - Bình Nhưỡng không thể tự cô lập khỏi vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên và “cái bóng” của Chiến tranh Lạnh. Đó cũng là nguyên nhân của những căng thẳng vài năm trước giữa Trung Quốc và Triều Tiên sau khi Bắc Kinh tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng.

Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, việc tăng cường tình hữu nghị và quan hệ đối tác đặc biệt Trung- Triều sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước. Trong cục diện chiến lược khu vực Đông Bắc Á và bán đảo Triều Tiên, rõ ràng quan hệ đồng minh Trung-Triều vẫn mang tính ràng buộc nhất định và cả hai “cần tới nhau”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm đã tái khẳng định rằng “quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên là lựa chọn chiến lược của cả hai bên và không thể lung lay”.

Có thể nói cả Trung Quốc và Triều Tiên đã đạt được mục tiêu của mình trong cuộc gặp cấp cao lần thứ năm giữa lãnh đạo hai nước chỉ trong vòng hơn 1 năm này. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Triều Tiên đã tạo ra một động lực mới đối với quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước, hướng tới “tương lai tươi sáng” như cả hai nhà lãnh đạo cùng tuyên bố, đồng thời cũng trở thành đòn bẩy để Bắc Kinh và Bình Nhưỡng vượt qua tất cả các vấn đề khu vực và quốc tế mà không gây phương hại tới quan hệ song phương. 

Lương Tuấn – Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm