cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Kho báu khổng lồ của Triều Tiên

24/07/2012 15:14 GMT+7 | Trong nước


Tạm gác sự thù địch suốt gần 60 năm sau cuộc chiến, các quan chức của Hàn Quốc và Triều Tiên từng bí mật gặp nhau để bàn cách tiếp cận kho báu khổng lồ của Bình Nhưỡng: nguồn tài nguyên đất hiếm dồi dào.

Nhật báo Đông Á, một tờ báo tại Hàn Quốc, cho hay trữ lượng đất hiếm của Triều Tiên có thể lên tới 20 triệu tấn, một con số rất lớn. Vì thế, nếu các doanh nghiệp Hàn Quốc có khả năng tiếp cận đất hiếm của Triều Tiên, các ngành công nghiệp công nghệ cao của nước này sẽ không phải phòng ngừa nguy cơ thiếu đất hiếm trong tương lai.

Trữ lượng đất hiếm dồi dào của Triều Tiên thậm chí còn là một trong những lý do khiến Bình Nhưỡng và Seoul muốn thu hẹp bất đồng chính trị sau cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên từ thập niên 50, AFP nhận định.

Một mẫu quặng đất hiếm. Ảnh: Discovery.

Hãng tin này dẫn lời quan chức của Tập đoàn khoáng sản Hàn Quốc vừa tiết lộ rằng năm ngoái các quan chức chính phủ và giới doanh nghiệp Hàn Quốc đã tới Bình Nhưỡng theo lời mời của chính quyền Triều Tiên. Mục tiêu của chuyến thăm là tìm hiểu tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong hoạt động khai thác đất hiếm.

Tại cuộc gặp do Bình Nhưỡng đề xuất này, phía Triều Tiên đã trao cho phía Hàn Quốc mẫu quặng để phân tích tìm giá trị kinh tế. "Không may là vẫn chưa có cuộc gặp tiếp theo nào diễn ra" kể từ đó, tập đoàn khoáng sản Hàn Quốc cho biết.

Quặng đất hiếm chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

17 nguyên tố trong đất hiếm đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn.

Nguyên tố đầu tiên trong đất hiếm được phát hiện vào năm 1787. Đa số chúng được dùng trong lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng. Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu đất hiếm, chiếm từ 95 tới 97% thị phần đất hiếm đã qua xử lý trên toàn cầu. Do thế độc quyền của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước đang tìm kiếm nguồn cung cấp khác để ngăn chặn nguy cơ khan hiếm nguyên liệu đối với các ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

Ước tính trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc là 55 triệu tấn, trong khi con số này ở Triều Tiên là 20 triệu, tờ DongA Ilbo cho hay.

Việt Nam cũng bắt đầu chú ý phát triển khả năng xuất khẩu đất hiếm từ hai năm nay. Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Việt Nam vừa khánh thành trung tâm nghiên cứu đất hiếm đặt tại Hà Nội. Mặc dù Việt Nam có tiềm năng tài nguyên đất hiếm rất lớn nhưng chưa có mỏ đất hiếm nào được đưa vào khai thác và sản xuất.

Trung tâm sẽ xây dựng quy trình áp dụng công nghệ của Nhật Bản để phân ly và chiết tách phần đất hiếm từ thân quặng thu được tại các mỏ đất hiếm và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Tại Việt Nam, đất hiếm được phân bố rải rác dưới dạng quặng ở Tây Bắc và dạng cát đen dọc các tỉnh ven biển miền Trung.

Theo Vnexpress

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm