cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đối thoại Biển lần thứ ba 'Luật quốc tế và Biển Đông' tại Hà Nội

11/06/2018 16:00 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 11/6, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (Đức) và Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã đồng tổ chức buổi Đối thoại Biển lần thứ ba với chủ đề “Luật quốc tế và Biển Đông”. Đối thoại lần này tập trung thảo luận về tình hình Biển Đông từ góc độ pháp lý và tìm kiếm ý tưởng hợp tác quản lý tranh chấp tại khu vực.

Tham dự Đối thoại có ba diễn giả quốc tế và Việt Nam: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ tịch Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Herman J. Kraft, Đại học Philippines và Tiến sỹ Yan Yan, Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Ngoại giao điều phối buổi đối thoại.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tham dự đối thoại. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Đối thoại Biển lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh những diễn biến mới trên Biển Đông đặt ra nhiều vấn đề an ninh và pháp lý đối với các nước trong khu vực. Hiện nay, Trung Quốc và các nước ASEAN đang đàm phán về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và học giả trong lĩnh vực pháp lý. Tuy nhiên, hai năm sau Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, khu vực chưa đạt được các kết quả hợp tác đáng kể để giảm căng thẳng và tranh chấp trong khu vực.

Phát biểu khai mạc, Tiến sỹ Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh vai trò của luật quốc tế trong việc duy trì trật tự và an ninh quốc tế dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Tiến sỹ Bình cho rằng, luật quốc tế là cơ sở đảm bảo an ninh, ổn định quốc tế và khu vực. Tại Biển Đông, các bên liên quan đều tuyên bố tuân thủ luật pháp quốc tế, song cách diễn giải luật khác nhau thực sự tạo ra thách thức lớn đối với hợp tác khu vực. Đối thoại lần này là cơ hội thúc đẩy sự hiểu biết chung giữa các chuyên gia, giới hoạch định chính sách và công chúng nói chung, từ đó góp phần rút ngắn những khoảng cách về nhận thức và thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông.

Chú thích ảnh
Tiến sĩ Yan Yan, Chuyên gia luật hàng hải quốc tế (Trung Quốc) phát biểu. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Ông Peter Girke, Đại diện Quỹ KAS, nhấn mạnh luật pháp và hòa bình là giá trị cốt lõi của Quỹ. “Biển Đông cần có những giải pháp chung và hòa bình, tuân thủ luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ. Chúng tôi hy vọng Đối thoại này là cơ hội để các chuyên gia luật và giới hoạch định chính sách có thể suy nghĩ và hợp tác về các nguyên tắc luật quốc tế để giải quyết tranh chấp.”

Bà Stacey Nation, Tham tán Đại sứ quán Australia chia sẻ, “Đại sứ quán Australia ủng hộ và đồng tổ chức Đối thoại Biển lần thứ ba nhằm khẳng định cam kết trong Sách Trắng Chính sách Đối ngoại của Australia, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương mở, an ninh và thịnh vượng; trong đó quyền lợi của mọi quốc gia được tôn trọng và tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Chú thích ảnh
Giáo sư Herman J. Kraft, Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Philippines (phải) phát biểu. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Các diễn giả tại đối thoại đã thảo luận nhiều vấn đề pháp lý ở Biển Đông, trong đó có nguyên tắc thượng tôn pháp luật, địa vị pháp lý của các thực thể, phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện của Philippines ở Biển Đông, khía cạnh pháp lý của ý tưởng hợp tác cùng phát triển trong khu vực, Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông và các biện pháp thúc đẩy quan điểm chung về luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Với sự tham dự của 80 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan và giới học giả Việt Nam, Đối thoại diễn ra trong không khí trao đổi sôi nổi, thẳng thắn và thực chất.

Công ước Luật Biển 1982 - Cơ sở pháp lý xác lập quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông

Công ước Luật Biển 1982 - Cơ sở pháp lý xác lập quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông

Được ký kết ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ra đời, đã đáp ứng sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế về việc thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển, đồng thời dung hòa được quyền và lợi ích giữa các quốc gia.

Thảo Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm