cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Đội tuyển Italy: Linh hoạt là bí quyết chiến thắng

31/05/2014 07:16 GMT+7 | Bảng D

(Thethaovanhoa.vn) - “Thật khó tưởng tượng chúng tôi sẽ kết thúc trận đấu với hệ thống chiến thuật như khi bắt đầu”, HLV Cesare Prandelli từng nhận xét như thế về Azzurri.

Khi Giancarlo Antognoli bị chấn thương tại bán kết World Cup 1982 trước Ba Lan, HLV Enzo Bearzot chỉ còn hai phương án thay thế ở chung kết: Giuseppe Dossena hoặc Daniele Massaro. Họ là những sự lựa chọn logic lấp vào chỗ trống Antognoli bỏ lại.

Linh hoạt là bí quyết chiến thắng

Nhưng Bearzot nghĩ khác. Ông xáo tung đội hình tuyển Italy lên. Vị trí của Antognoli không được thay bằng một tiền vệ khéo léo như mọi người tưởng, mà bằng một… hậu vệ tuổi teen tên Beppe Bergomi. Ông được giao cụ thể nhiệm vụ kèm Karl-Heinz Rummenigge, trong khi Antonio Cabrini chuyển vào hàng tiền vệ đối phó với Manfred Kaltz. “Tối hôm đó chúng tôi chơi với sơ đồ 5-3-2 mà vài năm sau người ta bảo nó được khai sinh ra”, HLV Bearzot hồi tưởng.

Bearzot có thể đã quá liều lĩnh, nhưng ông đã thắng lớn canh bạc của mình. Bất chấp đá hỏng một quả phạt đền đầu trận, Italy vẫn thắng tuyển Tây Đức khá dễ dàng với tỉ số 3-1 để lên ngôi. Buổi tối hôm đó sẽ không một tifosi nào quên được: Chiến thắng. Cúp vô địch thế giới lần thứ ba. Ánh mắt rực lửa của Marco Tardelli sau khi ghi bàn thứ hai. Chìa khóa là sự linh hoạt chiến thuật.

Italy tại World Cup 2006 cũng là một con tắc kè hoa như vậy. Marcello Lippi thay đổi đội hình mọi trận, lúc thì chơi với 1 tiền đạo, lúc thì hai với hàng tiền vệ hình kim cương, và có khi lại là ba. Tất nhiên, Azzurri phải thay đổi vì các chấn thương và thẻ phạt, hoặc để ứng biến trong thế đá thiếu người trước Mỹ và Australia, nhưng nguyên nhân chính vẫn là chủ trương của Lippi. “Đầu tiên ông ấy loại bỏ Gilardino để chọn Luca Toni đá chính. Sau đó, Iaquinta vào thay cho Camoranesi và Del Piero thay Perotta”, tiền vệ Rino Gattuso nhớ lại. Kết quả là ở World Cup 8 năm trước, cả 5 tiền đạo của Lippi đều ghi bàn. Ông cứ xoay vòng và thay đổi đội hình, như một chú bé ngồi xoay rubic. Cứ xuất hiện vấn đề là Italy có giải pháp.

Thông minh, nhưng phải bền bỉ

HLV Cesare Prandelli hiện đang cố gắng đa dạng hóa tuyển Italy như các bậc tiền bối. Bởi họ thay đổi quá nhiều và linh hoạt, nên thậm chí giờ không biết đâu là sơ đồ chiến thuật tối ưu của tuyển Italy nữa. Họ có thể đá 3-5-2 như đội vô địch Serie A Juventus, dựa vào nòng cốt những cầu thủ Juve. Họ có thể đá 4-3-1-2 như tại EURO 2012, hoặc thậm chí là 4-3-3 hay biến thể 4-2-3-1 nếu cần.

“Một năm trước ở Confederations Cup chúng tôi thường thay đổi cách chơi và khiến tất cả bất ngờ. Chúng tôi có thể thay đổi đội hình để tận dụng tài nguyên cầu thủ, và chúng tôi có thể đá với 2 hoặc 3 đội hình khác nhau”, Prandelli nói với Gazzetta dello Sport. Chiến thuật của Azzurri từ sau EURO 2012 luôn bắt nguồn từ đối thủ: nếu đối thủ đá trung lộ nhiều, TBN chẳng hạn, họ sẽ sử dụng 3-5-2. Nếu đối thủ chỉ dùng 1 tiền đạo, Prandelli sẽ dùng hệ thống 4 hậu vệ…

Kỳ World Cup này, tuyển Italy đặc biệt lưu tâm đến vấn đề thể lực. Bảng D World Cup có 3 trận đá vào lúc 13h00 chiều, thì 2 rơi vào Italy là các trận gặp Uruguay và Costa Rica. Thi đấu tại vùng Đông Bắc Brazil vào giữa trưa 2 trận liên tiếp trong 4 ngày chẳng khác một chặng marathon. Vì thế những ngày đầu tập trung, tuyển Italy tập thể lực rất nhiều thay vì chuyên môn. Prandelli muốn đội tuyển Italy có thể thi đấu dưới nhiều hệ thống chiến thuật khác nhau và muốn cầu thủ của ông đủ thể lực để thích nghi với sự thay đổi, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. “Đôi khi, kinh nghiệm và tài năng thôi là không đủ”, HLV Prandelli thừa nhận.

“Thật khó tưởng tượng chúng tôi sẽ kết thúc trận đấu với hệ thống chiến thuật như khi bắt đầu”, tuyển Italy tại World Cup 2014 có lẽ sẽ như câu nói trên của HLV Prandelli: Luôn sẵn sàng thay đổi nếu cần, vì “ý tưởng chơi của một đội tuyển quốc gia, là luôn phải nhận thức được rằng, kẻ thù nào cũng nguy hiểm như nhau”.

781 Andrea Pirlo là cầu thủ của tuyển Italy thi đấu nhiều phút nhất tại vòng loại World Cup 2014: 781 phút.

11 Có 11 cầu thủ của tuyển Italy ghi nhiều hơn 1 bàn tại vòng loại World Cup 2014, ít hơn chỉ tuyển Anh (12) nếu tính tại vòng loại World Cup khu vực châu Âu.

14 Nhiều khả năng, Ciro Immobile sẽ được HLV Prandelli chọn vào danh sách dự World Cup 2014. Trong năm 2014, Immobile ghi được 14 bàn cho Napoli. Trong 5 giải VĐQG hàng đầu, chỉ Messi của CLB Barcelona ghi nhiều bàn hơn Immobile tình từ năm 2014 (20 bàn).

Đội tuyển Italia
Biệt danh: Azzurri (Thiên thanh)
HLV: Cesare Prandelli
Đội trưởng: Gianluigi Buffon
Thứ hạng FIFA: 9

Danh sách sơ bộ

Thủ môn: Buffon (Juventus, sinh năm 1978, chơi 136 trận, ghi 0 bàn), Perin (Genoa, 1992, 0/0), Sirigu (PSG, 1987, 7/0).

Hậu vệ: Abate, De Sciglio (Milan, 1992, 9/0), Barzagli (Juventus, 1981, 47/0, Bonucci (Juventus, 1987, 35/2), Chiellini (Juventus, 1984, 67/4), Darmian (Torino, 1989, 0/0), Maggio (Napoli, 1982, 34/0), Paletta (Parma, 1986, 1/0), Pasqual (Fiorentina, 1982, 5/0), Ranocchia (Inter, 1988, 12/0).

Tiền vệ: Aquilani (Fiorentina, 1984, 33/5), Candreva (Lazio, 1987, 19/0), De Rossi (Roma, 1983, 93/15), Marchisio (Juventus, 1986, 42/2), Pirlo (Juventus, 1979, 108/13), Montolivo (Milan, 1985, 57/2), Thiago Motta (PSG, 1982, 19/1), Verratti (PSG, 1992, 4/1), Parolo (Parma, 1985, 2/0), Romulo (Verona, 1987, 0/0).

Tiền đạo: Balotelli (Milan, 1990, 29/12), Cassano (Parma, 1982, 35/10), Cerci (Torino, 1987, 10/0), Immobile (Torino, 1990, 1/0), Destro (Roma, 1991, 5/1), Insigne (Napoli, 1991, 4/1), Rossi (Fiorentina, 1987, 29/7).


Đỗ Hiếu
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm