cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Cây đổ bẹp ô tô, ai phải bồi thường?

14/06/2015 19:00 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Trong trận “siêu dông” chiều tối qua (13/6), bên cạnh thiệt hại về người, nhiều phương tiện tham gia giao thông đã bị đè bẹp do cây và các công trình xây dựng đổ lên.

Thể thao & Văn hóa (TTXVN) có cuộc trao đổi với luật sư Huy An, văn phòng luật sư Nguyễn Huy An về trách nhiệm bồi thường của các bên với phương tiện giao thông bị hỏng do bị cây và các công trình xây dựng đè lên.



Hàng loạt phương tiện giao thông đã bị cây đổ đè lên trong trận dông ở Hà Nội chiều tối qua (13/6). Ảnh: Otofun

Một số quan điểm cho rằng trận dông lốc đêm qua ở Hà Nội là “bất khả kháng” nên được miễn trừ nghĩa vụ trong luật dân sự. Song, theo luật sư An, không thể xếp trận dông đêm qua vào trường hợp “bất khả kháng”. Bởi, dông mùa Hè ở Hà Nội không phải là hiện tượng thời tiết quá đặc biệt. Và các bên có nghĩa vụ đều phải tính toán phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại những trường hợp thời tiết cực đoan có thể xảy ra như trận dông đêm qua.

“Nó chỉ là bất khả kháng khi các bên có nghĩa vụ chứng minh được họ đã đề phòng hết sức có thể với trạng thái thời tiết này mà vẫn không ngăn nổi cây, công trình sập vào phương tiện giao thông. Bằng không, các bên liên quan phải có nghĩa vụ bồi thường với chủ phương tiện giao thông bị đè bẹp.”- Luật sư An nhấn mạnh.

Cũng theo luật sư An, trước khi tính đến trách nhiệm các bên, chủ phương tiện nên xem lại kỹ hợp đồng bảo hiểm. Nếu hợp đồng bảo hiểm quy định trường hợp bị cây, công trình xây dựng đè lên phương tiện thì mọi trách nhiệm bồi thường lúc này đều do công ty bảo hiểm, không liên quan tới các bên quản lý cây, công trình xây dựng.


Theo luật sư An, trước khi tính đến trách nhiệm các bên, chủ phương tiện nên xem lại kỹ hợp đồng bảo hiểm. Ảnh: Otofun.

Nếu hợp đồng không quy định, các dạng phương tiện giao thông của người dân bị thiệt hại sẽ được tạm phân định trách nhiệm như sau:

Với trường hợp phương tiện giao thông bị cây đổ đè lên, luật sư An cho biết: “Trường hợp này chưa có tiền lệ Công ty Công viên Cây xanh (đơn vị quản lý cây xanh Hà Nội) bồi thường. Nhưng, không có tiền lệ không có nghĩa là Công ty Công viên Cây xanh hoàn toàn “vô can”.

“Bởi, ta cần xem lại quyết định thành lập Công ty Công viên Cây xanh. Đặc biệt là nhiệm vụ của đơn vị này. Từ đó, ta có thể biết được đơn vị này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình chưa? Nếu chưa, quan điểm của tôi là Công ty Công viên Cây xanh phải bồi thường thiệt hại cho chủ phương tiện bị cây (do đơn vị này quản lý) gây thiệt hại tới tài sản công dân”.

Không chỉ cây, phương tiện giao thông còn bị các công trình xây dựng đổ đè lên. Ảnh: Otofun.

Với trường hợp phương tiện giao thông bị công trình xây dựng đè lên, theo luật sư Huy An, trường hợp này chia ra hai trường hợp nhỏ khác là: công trình đã xây dựng từ lâu và công trình đang xây dựng đổ đè lên phương tiện. Nếu công trình đã xây dựng từ lâu, đặc biệt là nhà dân, việc phân định trách nhiệm là rất khó, gần như không thể. Còn công trình đang xây dựng đè lên phương tiện giao thông, chủ công trình phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Bởi, chủ xây dựng các công trình đều cam kết các phương án bảo vệ an toàn lao động trong các trường hợp: cháy nổ, rơi thiết bị, thời tiết xấu... Nên, khi dông lốc xảy ra mà công trình không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại cho người tham gia giao thông, chủ công trình khó tránh trách nhiệm.

Với trường hợp phương tiện bị hỏng hóc do gara sập, luật sư An khẳng định: nếu hai bên có hợp đồng phân định rõ trách nhiệm bảo vệ phương tiện thì trách nhiệm thuộc về nơi trông giữ. Bởi, như đã phân tích, nếu xác định được trận dông hôm qua không phải trường hợp “bất khả kháng” thì nơi trông giữ đã không hoàn thành phận sự khi không đảm bảo an toàn cho phương tiện của đối tác. 

Trận dông lốc đêm qua ở Hà Nội đã khiến hàng chục phương tiện giao thông từ xe máy tới xế hộp đắt tiền bị đè bẹp do cây cối và các công trình xây dựng đè lên. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương, chiều tối nay (14/6), có khả năng, dông lốc lại xuất hiện ở nhiều nơi trong cả nước.

Phạm Mỹ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm