cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Chiến thuật & Lối chơi: Deschamps sẽ thử nghiệm tiếp, vì sao không?

19/06/2016 09:27 GMT+7 | A

(Thethaovanhoa.vn) - Những thử nghiệm trước Albania của HLV Didier Deschamps đã thất bại, nhưng Pháp vẫn chính thức giành vé đi tiếp. Liệu nhà cầm quân này có tiếp tục thử nghiệm trước Thụy Sĩ? Kingsley Coman liệu có nên được đá chính?

Dù việc bảo đảm ngôi đầu bảng là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng trước thực lực dường như không cao của ĐT Thụy Sĩ, HLV Didier Deschamps hoàn toàn có thể đưa ra thêm một sự thử nghiệm quan trọng nữa trước khi bước vào vòng 1/8.

4-2-3-1: Loại trừ

Ở trận mở màn gặp Romania, HLV Deschamps đã đưa ra một sự thay đổi về sơ đồ chiến thuật trong giai đoạn cuối của hiệp hai. Đưa Paul Pogba và Antoine Griezmann rời sân, ông chuyển sơ đồ 4-3-3 của Pháp thành 4-2-3-1 với hai cánh dành cho các tài năng trẻ Kingsley Coman, Anthony Martial.

Như đã từng phân tích trên báo Thể thao & Văn hóa thứ Tư ngày 15/6, sự thay đổi này khó có thể coi là tích cực. Dimitry Payet đã tỏa sáng với tuyệt phẩm sút xa trong khoảng không gian của một cầu thủ “số 10”, nhưng kỳ thực, anh đã bị kềm kẹp giữa hai lớp phòng ngự đặc quánh của Romania.

Deschamps dường như tin vào khả năng sút xa của Payet nên ông quyết định áp dụng 4-2-3-1 cho trận gặp Albania. Pogba và Griezmann lần này ngồi dự bị hẳn cho Coman và Martial vào sân.

Nhưng cũng như Romania, Albania đã phòng ngự với phương pháp không quá phức tạp ấy: hàng tiền vệ và hàng hậu vệ ép chặt vào nhau, giữ cự ly chỉ từ 5 tới 10 mét. Không gian hoạt động cho tiền vệ công Payet trở nên vô cùng thiếu thốn. Khi anh không thể lập siêu phẩm nào, mặt kém tích cực của sơ đồ này lộ ra. Payet không phải mẫu cầu thủ ưa hoạt động trong không gian hẹp, chơi bóng ít chạm như Mesut Oezil hay David Silva, và quả nhiên Deschamps đã tự tay... bịt lại họng súng của mình.

Một điểm yếu nữa của sơ đồ 4-2-3-1 là việc Pháp không có một cầu thủ điều phối bóng thực thụ ở tuyến dưới. N’Golo Kante đã thực hiện 94 đường chuyền với độ chính xác 93,6%. Nhưng thực ra, đó phần lớn là những pha nhả bóng an toàn cho các đồng đội khác. Blaise Matuidi cũng chỉ mạnh ở những pha bứt tốc về phía trước thay vì cầm bóng ở bên dưới.

Khi Paul Pogba vào sân, Pháp lập tức có được cái tên họ cần: Một người điều bóng về phía trước để giúp những Coman, Payet hay sau đó là Griezmann làm nốt nhiệm vụ ở khu vực dưới cùng.

4-3-3 sau cùng vẫn là lựa chọn phù hợp hơn cho Pháp.

Martial và Coman

Martial càng chơi càng thể hiện rằng anh không phù hợp để đá chính cho đội tuyển Pháp. Phong cách chơi bóng nhiều chạm của cầu thủ trẻ này đã khiến cho Pháp nhiều lần đánh mất nhịp độ tấn công nhanh. Bản thân Martial cũng không thể phối hợp tốt với các đồng đội xung quanh, thậm chí ưa đột phá cá nhân hơn. Tất cả những đặc điểm này dường như đều liên quan trực tiếp tới cách anh được sử dụng tại Manchester United mùa giải qua.

Không thể thích nghi, Martial có thể đã tự gạt mình khỏi những lựa chọn đá chính, dù sự đột biến cá nhân vẫn sẽ giúp anh được xem là một phương án dự bị quan trọng cho các trận cầu khó khăn.

Điểm sáng duy nhất của Deschamps trong sự thử nghiệm này là Kingsley Coman. Trong vai trò tiền vệ phải, cầu thủ 19 tuổi đang được Bayern Munich mượn từ Juventus đã thực hiện tới 6 pha qua người thành công - nhiều nhất trận.

Điều quan trọng hơn là khác với Martial, Coman đã cho thấy rằng anh có thể phối hợp tốt với các đồng đội khác, hoàn toàn thích nghi với phong cách ít chạm, nhưng độc lập tác chiến tự tin khi cần. Thực chất đây cũng chính là những gì anh được Pep Guardiola đào tạo tại Bayern mùa qua.

Thử nghiệm thứ hai?

4-2-3-1 đã thất bại, nhưng may thay cho Deschamps, các học trò ngôi sao vẫn giúp ông có một chiến thắng. Thậm chí may mắn hơn nữa, đối thủ tưởng như sẽ là đáng gờm nhất - Thụy Sĩ - hóa ra lại không mạnh như người ta nghĩ. Và thế là rất có thể Deschamps sẽ có thêm cơ hội để thử nghiệm cách lắp ráp hàng công mới.

Chí ít thì ông cũng có thể xác định sẵn hai tuyến dưới cùng. Ngoài 4 hậu vệ, bộ ba Kante - Matuidi - Pogba xem như đã tự điền tên mình vào danh sách. Ở hàng công, Dimitry Payet đã cho thấy rằng đá cánh trái là phù hợp nhất với anh. Còn lại 2 suất.

Một cái tên đáng chú ý mà người Pháp đang kêu gọi Deschamps thử nghiệm là Andre-Pierre Gignac. Tuy cũng có thể hình cao to nhưng Gignac lại là mẫu tiền đạo có xu hướng di chuyển rộng, chịu khó tham gia phối hợp tình huống và sẵn sàng chạy cắt mặt hậu vệ, tức rất khác Olivier Giroud.

Tuy nhiên, Griezmann và Coman mới là hai cái tên đáng chú ý nhất ở thời điểm hiện tại, sau những gì họ đã thể hiện. Ngôi sao Griezmann cho thấy rằng có thể Deschamps nên kiên nhẫn với anh hơn. Điều đáng chú ý là kể từ khi chuyển tới Atletico Madrid thì Griezmann không còn là một cầu thủ tấn công biên đơn thuần, mà còn là một tiền đạo, một “số 9 ảo”. Coman đang chơi hay ở cánh phải, thế nên Deschamps đang có một công thức khá thú vị...

Pháp nên phòng thủ phạt góc khu vực?

Hầu hết những người hâm mộ bóng đá đều đã quen thuộc với khái niệm “phòng thủ khu vực”, nhưng khái niệm này thường được hiểu trong tình huống bóng sống. Còn với bóng chết?

Vào năm 2006, HLV Rafael Benitez và báo chí Anh đã có những màn “đại chiến” dài kỳ về vấn đề áp dụng phòng ngự khu vực cho những quả phạt góc. Nhà cầm quân người Tây Ban Nha đã liên tục chỉ trích một số phóng viên là kém hiểu biết chuyên môn khi đã chỉ trích về phương pháp này, khi ông áp dụng cho Liverpool.

Hiểu một cách đơn giản, phòng ngự khu vực với những pha phạt góc là bố trí các cầu thủ đảm nhận các khu vực nhất định, thay vì kèm người chặt như phương pháp cổ điển. Theo chuyên gia Istvan Beregi, phương pháp này giúp cầu thủ phòng ngự chủ động hơn khi họ chỉ cần theo dõi bóng, thay vì vừa theo dõi bóng, vừa kèm người như trước.

Tại vòng chung kết EURO 2016, chỉ có 4 đội thực sự áp dụng phương pháp này là Đức, Iceland, Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ. Tây Ban Nha áp dụng xen kẽ phương pháp này với phòng ngự kèm người cổ điển. Cả 4 ĐTQG nói trên đều hầu như không gặp bất kỳ vấn đề nào với các pha phạt góc từ đầu giải.

Hiện tại, Pháp vẫn tồn tại một điểm yếu nằm ở công tác phòng ngự phạt góc, khi họ chỉ có 3 người thực sự không chiến tốt là cặp trung vệ và Bacary Sagna. Nếu áp dụng phòng thủ khu vực, họ sẽ không cần lo lắng về mặt nhân sự, tương tự như Slovakia hay Iceland - những đội có kỹ năng không chiến trung bình, bù lại bằng sự phối hợp của tập thể.


Dũng Lê
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm