cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa'

14/06/2023 19:00 GMT+7 | Văn hoá

Khi Trường Sa còn khá xa với đất liền, theo nghĩa về phương tiện di chuyển và thông tin, nhà văn Nguyễn Xuân Thủy đã có những tác phẩm viết về quần đảo ấy khiến bạn đọc thích thú như tiểu thuyết Biển xanh màu lá, Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa. Đoạn văn Những đám mây ngũ sắc rút từ tập bút ký Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa, được đưa vào sách Tiếng Việt 3, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo.

Hình ảnh của Trường Sa giờ đây đã gần gũi hơn rất nhiều, nhưng những trang viết của Nguyễn Xuân Thủy vẫn luôn đem đến cho bạn đọc nét hấp dẫn riêng, vì được viết bằng trái tim của người lính có hai năm đóng quân tại đó. Đó là những trang miêu tả thiên nhiên đặc biệt, vì viết về một miền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam.

Bầu trời Trường Sa đôi khi như một sân khấu ca nhạc

Do NXB Kim Đồng xuất bản lần đầu vào năm 2011 và tái bản năm 2019, Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa có bố cục gồm 6 phần, với những phân đoạn ngắn, được miêu tả dễ hiểu và trong trẻo.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa' - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Xuân Thủy

Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú lần lượt được tác giả "bày ra" trong những trang sách, mà chắc chắn với những ai chỉ đến thăm Trường Sa một chuyến ngắn ngày thì không thể có được trải nghiệm như thế. Anh miêu tả về mùa biển lặng, mùa biển động, cuộc sống sinh động dưới đáy biển và sinh hoạt của những người giữ đảo… Anh nói: "Tôi tái hiện Trường Sa cho các bé biết về một vùng đất đặc biệt của Tổ quốc, kể bằng mắt nhìn trong trẻo như trong miền cổ tích".

Có những đám mây ngũ sắc điệu đà khiến người ta ngắm hàng giờ không chán, những đàn cá chuồn, cá heo tự do trong nước. Có những anh bộ đội phải sống thích nghi với biển đảo trong khi làm nhiệm vụ…

Nguyễn Xuân Thủy cho biết, anh viết tác phẩm này khi ở Hà Nội hồi tưởng về những ngày làm lính Trường Sa. "Cả một vùng Trường Sa hiện rõ trước mắt. Đó là những buổi chiều muộn, lính chúng tôi ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây phong ba, hoặc đi dạo trên những bãi san hô đã chết. Tôi ngắm nhìn biển trời và thích thú khám phá bầu trời đa sắc, có những lúc bầu trời rực rỡ như một sân khấu ca nhạc, được lắp đặt hệ thống đèn hiện đại. Bầu trời ở đây rộng lớn lắm và không hề đơn điệu, mà như những bức bích họa khổng lồ, thường xuyên thay đổi hình dạng như chú rồng, chú hổ hoặc con cá măng…".

Đâu chỉ có bầu trời sinh động, thời tiết Trường Sa cũng không hề đơn điệu, biển khơi khoáng đạt không gì che khuất nên tác giả đã chứng kiến một vùng trời rất rộng được chia làm hai phần, cùng một lúc mà bên thì thật nắng và bên thì mưa to, hoặc những lần vòi rồng xuất hiện quần xoáy trên lá. Mùa biển động với bão táp, gió muối như tàn phá Trường Sa và mùa biển lặng êm đềm, lãng mạn làm hồi sinh mọi thứ. Con người vẫn sống trên quần đảo ấy, dù phải chống chọi với những khó khăn, nên heo, gà, bồ câu, rau cỏ… vẫn theo lính mà sinh sôi, nảy nở.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa' - Ảnh 2.

Bút ký “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa”

Nguyễn Xuân Thủy kể chuyện Trường Sa bằng những chiêm nghiệm của bản thân, sau những năm là lính nơi đây. Vì vậy, cái không khí mà anh đem đến cho các độc giả nhí rất riêng, chọn những điều đặc biệt nhất để nói và nói ngắn gọn, nhưng tỉ mỉ và cô đọng, dễ nhớ. Anh viết Tôi kể em nghe chuyển Trường Sa khi được NXB Kim Đồng gợi ý.

Nguyễn Xuân Thủy nói rằng, anh kể về Trường Sa với tư cách chủ nhân, chủ thể, chứ không phải là người khách ghé thăm. Vì vậy, hy vọng rằng các bé học sinh khi nhìn về Trường Sa nước mình cũng bằng đôi mắt và tâm thế của những chủ nhân giống như vậy.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa' - Ảnh 3.

Trang SGK “Những đám mây ngũ sắc”

Một phần máu thịt

Truyện ngắn đầu tiên có tựa Hoa biển đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội là cánh cửa mở ra để Nguyễn Xuân Thủy đến với con đường viết văn chuyên nghiệp. Tác phẩm này được anh viết khi còn ở đất liền, chưa đặt chân đến Trường Sa, nhưng nhân vật chính là một anh bộ đội Trường Sa. Đây cũng là mối duyên để anh chọn đề tài Trường Sa cho các sáng tác sau này của mình.

Sau khi anh trở thành lính Trường Sa, tình yêu biển đảo ngày càng được hun đúc, để khi trở về công tác ở đất liền, thì quần đảo này đã là một phần máu thịt, một miền ký ức thiêng liêng.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa' - Ảnh 4.

Nguyễn Xuân Thủy trở lại Trường Sa năm 2008

Việc đến với Trường Sa của Nguyễn Xuân Thủy là một hành trình tự nguyện. Năm 1996, anh nhập ngũ ở Hà Nội, sau đó được phân công về Nam Trung bộ, Tây Nguyên, rồi Cam Ranh và đăng ký đi Trường Sa.

Trở thành bộ đội Trường Sa, anh cảm nhận rõ ràng nỗi vất vả và sự hy sinh của lính đảo là những thứ không thể nói hết bằng lời. Ngày ngày, anh vui khi Trường Sa có tin vui và cũng sẽ buồn, nếu nơi đây xảy ra những điều không mong muốn.

Khi sáng tác, các đề tài đều "bình đẳng"

Được viết bằng những trải nghiệm thực tế nên không lạ khi tiểu thuyết Biển xanh màu lá được giải thưởng 5 năm của Bộ Quốc phòng (2004 - 2009) và Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa được giải Vàng của Giải thưởng Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2012.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa' - Ảnh 5.

“Biển xanh màu lá” - cuốn tiểu thuyết đầu tiên về Trường Sa

Được xem như có duyên với các giải thưởng, thế nhưng Nguyễn Xuân Thủy chỉ xem đó như một sự động viên nho nhỏ và một chút may mắn trong quá trình viết văn. Có lẽ vì vậy, anh không khai thác triệt để thế mạnh của mình về Trường Sa, mà đến với các đề tài hiện thực xã hội khác. Đối với anh, khi một nhà văn sáng tác thì các đề tài đều bình đẳng như nhau, đều được viết ra khi có đủ sự rung cảm.

Anh viết về người lính một cách tự nhiên, vì đó là điều gần gũi, thân thuộc và còn là một trách nhiệm tự thân: Viết về đồng đội. Anh viết dân tộc, đất nước và viết về hiện thực xã hội trong niềm trăn trở sau mỗi chuyến đi như khi tham gia các trại sáng tác, tiếp xúc với tội phạm, hiểu những câu chuyện phía sau một bản án…

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa' - Ảnh 6.

Tiểu thuyết “Có tiếng người trong gió”

Không chỉ các tác phẩm về Trường Sa, Sát thủ online (viết về mặt trái của Internet dẫn trẻ vị thành niên trở thành tội phạm), Có tiếng người trong gió (tiểu thuyết tội phạm)… là những tác phẩm hiện thực xã hội gây ấn tượng không kém. Với các đề tài xã hội, anh không chỉ viết bằng sự rung cảm, mà còn với một tấm lòng lý giải, sẻ chia và không phán xét, dù đó có thể là câu chuyện rất khốc liệt, khiến độc giả sởn da gà.

Hiện tại, Nguyễn Xuân Thủy đang làm bản thảo một truyện thiếu nhi có tựa Đại náo nhà ông ngoại, dự kiến phát hành vào tháng 7 năm nay. Anh đến với độc giả thiếu nhi trong cơ duyên đầu tiên từ NXB Kim Đồng và Đại náo nhà ông ngoại là lần thứ 2, cũng tiếp tục mối duyên với nơi này.

Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa: Nguyễn Xuân Thủy 'kể em nghe chuyện Trường Sa' - Ảnh 8.

Trong chuyến đi công tác ở Mường Lát, Thanh Hóa

Anh cười và chia sẻ về sự "dịch chuyển" trong sáng tác của mình: "Khi nhà có trẻ con tôi như có một nguồn năng lượng và cảm hứng sáng tạo mới. Lúc đó, trong tôi chuyển sang chế độ trong trẻo hơn và tiếp cận với những trang viết trong một tâm thế hoàn toàn khác. Khi viết cho thiếu nhi, tác giả như được thanh lọc tâm hồn, bỏ bớt những lo toan của một người trưởng thành".

Sáng tác cho độc giả nhí, với Nguyễn Xuân Thủy vẫn là bắt đầu từ sự rung cảm, viết về thiếu nhi phải khiến các em thấy mình trong đó và viết cho thiếu nhi thì các em phải thấy hấp dẫn. Khi đó, rung cảm của nhà văn đã chạm vào rung cảm của trẻ thơ.

Nguyễn Xuân Thủy sinh năm 1977 tại Phú Thọ. Anh từng công tác tại báo Phòng không - Không quân, NXB Quân đội nhân dân. Hiện tại, anh công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Các giải thưởng: Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng (tiểu thuyết Biển xanh màu lá); giải A cuộc thi bút ký của tạp chí Nhà văn 2007-2009 (bút ký Khát vọng dưới đỉnh Fansipan), giải A cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an phối hợp tổ chức (tiểu thuyết Sát thủ online); giải Vàng Sách hay toàn quốc 2012 (tập sách thiếu nhi Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa)...

Lâm Hạnh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm