cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Giải bài toán rút bảo hiểm xã hội một lần: Lợi bất cập hại

31/05/2022 11:56 GMT+7 | Tin tức 24h

Trước tình trạng nhiều người nghĩ đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần, các chuyên gia cảnh báo việc làm này khiến người lao động gặp khó khăn khi về già. Lúc này, gánh nặng đổ dồn lên vai con cháu và chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.  

Giải bài toán rút bảo hiểm xã hội một lần: Giải quyết khó khăn trước mắt

Giải bài toán rút bảo hiểm xã hội một lần: Giải quyết khó khăn trước mắt

Sau thời gian dịch COVID-19 hoành hành, nhiều người lao động rơi vào cảnh khó khăn và nghĩ đến giải pháp rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống trước mắt, nhất là thời điểm sau Tết Nguyên đán 2022.

Thiệt đơn, thiệt kép

So sánh về quyền lợi của người rút và không rút bảo hiểm xã hội một lần, ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ mất đi nhiều quyền lợi. Toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước đó không được bảo lưu, không được hưởng chế độ ốm đau, hưu trí, khám chữa bệnh. Ngay cả khi qua đời, thân nhân của họ không được hưởng chế độ tử tuất. “Khi rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động chỉ được hưởng một số tiền cố định duy nhất và ra khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội, đánh mất cơ hội được hưởng an sinh xã hội dài hạn”, ông Đào Việt Ánh nhấn mạnh.

Theo cơ quan Bảo hiểm Xã hội, bình quân một người phải đóng tiền bảo hiểm xã hội là 2,64 tháng lương/năm. Khi rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, họ chỉ được hưởng 1,5 tháng (trước năm 2014) và 2 tháng (sau năm 2014). Đây là con số chênh lệch khá lớn, thiệt thòi cho người lao động. Rút tiền bảo hiểm xã hội đồng nghĩa với việc người lao động tự đưa mình ra khỏi hệ thống an sinh xã hội, tức là sau này không được hưởng chế độ hưu trí và chế độ bảo hiểm y tế lúc ốm đau, bệnh tật.

Chú thích ảnh
Cán bộ Bảo hiểm xã hội tuyên truyền để người dân không rút bảo hiểm xã hội một lần. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Đặc biệt, trong những tình huống khẩn cấp, việc đã rút bảo hiểm xã hội một lần khiến người lao động không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đơn cử, nhiều lao động không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do đã lỡ rút bảo hiểm xã hội một lần...

Bên cạnh đó, sau khi quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần giữa chừng, nếu sau này, người lao động vẫn đủ thời gian hưởng lương hưu nhưng do thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít nên số tiền lương hưu sẽ thấp, không đảm bảo cuộc sống tối thiểu khi về già. Mặt khác, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ hưu sẽ được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế với quyền lợi chi trả lên đến 95% chi phí khám chữa bệnh, trong khi những người mua bảo hiểm y tế tự nguyện chỉ được hưởng tối đa 80%.

"Chỗ dựa" khi về già

Sáng nào, những người trên 60 tuổi ngụ tại chung cư Homyland 2, phường Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức cũng tập trung tại Nhà văn hóa khu phố để đánh bóng bàn, tập dưỡng sinh. Sau hoạt động thể chất, họ lại cùng nhau ăn sáng, uống cà phê, trò chuyện rôm rả.

“Nhờ có đồng lương hưu, mình cũng có chút tiền để ăn sáng, uống nước với bạn bè mà không phải phụ thuộc vào con cái, tuổi già nhờ thế cũng bớt âu lo”, ông Nguyễn Huy Hùng chia sẻ.

Cũng không phải sống phụ thuộc con khi về già, ông Nguyễn Văn Sâm và bà Ngô Thị Xuân (chung cư Prosper, Quận 12) có cuộc sống khá nhàn khi cả ông lẫn bà đều có lương hưu. “Có những người bằng tuổi tôi hiện vẫn phải tự mình mưu sinh, buôn bán kiếm thu nhập hoặc sống phụ thuộc vào con cháu do không có lương hưu. Cuộc sống vất vả và tâm lý cũng thật nặng nề”, ông Nguyễn Văn Sâm cho hay.

Ở chiều ngược lại, bà Hoàng Thị Hà (65 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) phải đi giúp việc nhà, trông trẻ để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Hồi trẻ, bà làm ruộng, ông làm thuê đủ việc để lo cho gia đình. Đến nay, khi ở tuổi già, cả ông và bà đều không có thu nhập, phải sống dựa vào con. Các con đều là công nhân, nếu không kiếm thêm tiền phụ giúp không thể đủ chi tiêu trong gia đình.

Theo báo cáo công bố năm 2021 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Đại học Justus Liebig Giessen (Đức), Việt Nam có khoảng 13,4 triệu người già, trong đó khoảng 64,4% người không có lương hưu và trợ cấp phải sống dựa vào con cháu, người thân hoặc chật vật mưu sinh kiếm sống. Số còn lại, đa phần được hưởng lương hưu, có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, có thẻ bảo hiểm y tế do Quỹ Bảo hiểm xã hội cấp miễn phí nhờ vào việc đã tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian dài.

Có thể nói, thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội chính là thành quả của quá trình lao động, khoản tích lũy của người lao động khi còn sức khỏe. Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có lương hưu, đồng nghĩa với việc sẽ có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, bảo đảm cuộc sống khi về già, giúp họ tự chủ hơn trong cuộc sống, không phải lệ thuộc vào gia đình và xã hội.

Lâu nay, nhiều người có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần vì lo ngại lương hưu quá thấp, không đủ sống về sau. Thực tế, lương hưu được Nhà nước điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, người hưởng lương hưu luôn được bảo toàn giá trị, không bị rủi ro khi đồng tiền mất giá. Đáng chú ý, khi người lao động qua đời, người lo mai táng sẽ được hưởng trợ cấp mai táng (bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm mất) và thân nhân người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng nếu đủ điều kiện theo quy định. Như vậy, việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội được xem là “chỗ dựa” vững chắc khi về già của người lao động.

Đinh Hằng/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm