cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

'Giải mã' Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ (kỳ 3 & hết): Người kể chuyện tin cậy

31/05/2020 09:06 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Rút ngắn một cách tối đa khoảng cách trần thuật giữa người kể chuyện và cái được kể. Lựa chọn giọng của người kể chuyện tham dự, chứ không đứng ngoài như một người chứng kiến hoặc quan sát. Đó là đặc trưng phong cách trần thuật của Nguyễn Nhật Ánh, khiến ông trở thành người kể chuyện tin cậy trong nhiều tác phẩm.

'Giải mã' Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ (kỳ 2): Trí năng và tâm năng

'Giải mã' Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ (kỳ 2): Trí năng và tâm năng

Tôi có một đứa cháu gái học lớp 7, khi hỏi cháu về các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, cháu bảo: “Có tác phẩm đọc thấy vui. Có tác phẩm đọc thấy thương”.

1. Lý thuyết tự sự học cho rằng về cơ bản có 2 kiểu người kể chuyện: Người kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” và người kể giấu mặt ở ngôi thứ ba. Việc lựa chọn ngôi kể nào (hoặc luân phiên ngôi kể) là tùy thuộc vào việc nhà văn thấy ngôi kể nào đưa đến sự tin cậy nhất cho người đọc. Mỗi trường hợp khác nhau, nhờ những lựa chọn khác nhau phù hợp sẽ đem đến mức độ tin cậy khác nhau (dĩ nhiên, trường hợp luân phiên ngôi kể còn có thêm những lý do khác nữa).

Nguyễn Nhật Ánh không phải thuộc loại nhà văn quá nệ về kỹ thuật, mặc dù ông tỏ ra không thiếu các chiêu trò. Nhưng tôi có cảm giác khi viết về thế giới trẻ thơ, để có thể phù hợp, ông đã chủ động lựa chọn một lối viết dung dị, chân thực nhất. Nhà văn đã tạo ra được một người kể chuyện tin cậy từ đầu đến cuối.

Để làm được điều này, nhà văn dụng công vào mấy điểm sau:

Thứ nhất, xét một cách tổng quát, nhà văn đã tiến hành rút ngắn một cách tối đa khoảng cách trần thuật giữa người kể chuyện và cái được kể. Thế giới nhân vật và không gian mà nhân vật tồn tại đều được hiện lên trong cái nhìn hết sức gần gũi, thân mật. Đó là những không gian gia đình, làng mạc, thị trấn, ngôi trường…Nơi đó hiện lên những đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác, hiện lên những ông bố bà mẹ, cô bác thuộc giai cấp cần lao, hiện lên những thầy cô với cuộc sống nghèo khó nhưng yêu nghề yêu trẻ.

Chú thích ảnh
Truyện “Ngồi khóc trên cây” với cách dùng đại từ “suồng sã”

Quan sát những đại từ xưng hô trong các truyện của nhà văn này, thấy xuất hiện hàng loạt những cách gọi suồng sã khác nhau: Thỏ Con, thằng Hòa, thằng Sơn, thằng Thọ, Cúc Tần, Xí Muội, Hạt Dưa (Lá nằm trong lá); con Rùa, thằng Thục, bé Loan (Ngồi khóc trên cây); thằng Sơn, thằng Tường, con Mận, con Nhi (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh); Hải cò, con Tủn, con Tí sún (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ); nhỏ Trang, nhỏ Đào, thằng Bông, thằng Mừng, thằng Ninh (Bảy bước tới mùa hè)

Như vậy, các nhân vật được gọi bằng các đại từ thuộc hệ ngữ vựng bạn bầy, bằng vai phải lứa; hoặc có khi được gọi bằng các biệt danh tinh nghịch, tất cả toát lên sự hồn nhiên và rất thật của lứa tuổi học trò. Ngay cả khi những nhân vật chức sắc người lớn đi vào trang viết của Nguyễn Nhật Ánh, cũng được/bị kéo tuột xuống thành những nhân vật bình thường, thậm chí tầm thường, mang màu sắc chế nhạo hài hước (Chúc một ngày tốt lành).

Hướng mạnh mẽ và thường trực vào cuộc sống thường ngày, không bị cái nhìn quan phương chi phối, ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh đã dựng lên một thế giới của những cái được miêu tả hết sức thân thuộc, gần gũi. Nó chính là cuộc sống, không gian sinh hoạt và tinh thần thường ngày của trẻ thơ, cái mà chúng đang sống cùng, chúng thuộc về.

Thứ hai, trong lời văn trần thuật của người kể chuyện, nhà văn bao giờ cũng lựa chọn giọng của người kể chuyện tham dự, chứ không đứng ngoài như một người chứng kiến hoặc quan sát. Ở các truyện mà người kể chuyện xưng “tôi”, nhân vật “tôi” này hiện lên hết sức linh hoạt, trực tiếp tham gia vào cuộc giao tiếp với độc giả: “Bây giờ thì các bạn đã hình dung ra một ngày của tôi. Tôi chỉ cần kể một ngày là đã đủ, không cần phải kể thêm những ngày khác” (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ). “Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Mẹ tôi còn trở lại giấc mơ niên thiếu của tôi nhiều lần nữa. Như những gì tôi sắp kể ra đây…” (Lá nằm trong lá).

Chú thích ảnh
Truyện “Lá nằm trong lá” với lời văn trần thuật rất đặc biệt

Ngay cả những truyện mà nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ ba, có khi tác giả cũng để cho người kể chuyện xuất hiện một cách bất ngờ: “Câu chuyện này đến đây xem như đã được kể xong”, “Còn bây giờ, trước khi các bạn khép lại cuốn sách, tác giả tin rằng có những điều cho dù tác giả không nói thì các bạn cũng có thể hình dung ra…” (Chúc một ngày tốt lành); “Bạn cũng biết rồi đó, ký ức là ngôi nhà kho quý báu, nơi cất giữ những gì xảy ra trong cuộc đời của mỗi người” (Bảy bước tới mùa hè)...

Những trò chuyện công khai với bạn đọc như vậy đã thiết lập được niềm tin của độc giả vào người kể và những cái được kể. Đó là một thứ “ảo giác nghệ thuật” trong hoạt động tiếp nhận thuộc về bạn đọc mà các nhà văn già tay nghề thường tính đến.

2. Qua 3 kỳ báo, tôi đã cố gắng cắt nghĩa một vài điểm để trả lời câu hỏi tại sao văn chương Nguyễn Nhật Ánh đã chinh phục bạn đọc mọi lứa tuổi. Nguyễn Nhật Ánh đã tạo ra được một “quyền uy văn chương” hiểu theo nghĩa lành mạnh nhất của cụm từ này.

Ở nhiều tác phẩm, nhà văn đã công khai lên tiếng về cái quyền trẻ thơ được là trẻ thơ, chứ không phải sống như người khác/người lớn muốn. Tuổi tác có sức mạnh đoạt lấy tuổi thơ ở người lớn. Nhưng không phải tất cả. Ở một số người, với những phẩm chất đặc biệt, nhất là với lòng yêu con trẻ vô bờ, họ có khả năng níu giữ, dung dưỡng cái phần trẻ thơ trong chính con người mình cho đến hết cả cuộc đời. Khi đó, họ là thiên thần tuổi thơ mãi mãi. Khi đó họ đủ tư cách trở thành hiệp sĩ của tuổi thơ.

Trong nỗ lực bền bỉ và cảm động của con người ở mọi thế hệ làm sao để cho tuổi thơ được là tuổi thơ và bảo toàn phẩm tính trẻ thơ trong mỗi người tuổi lớn, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thực sự xứng đáng là một hiệp sĩ.

Và “để sống tốt hơnđôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”- lời khép lại của tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ như một thông điệp sâu sắc dành cho tất cả chúng ta-những bạn đọc tuổi thơ và những bạn đọc “đã trót là” người lớn.

PGS-TS Văn Giá

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm