cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Giải Pulitzer thứ 100 - nhiều bạn lắm thù

25/04/2016 08:05 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Joseph Pulitzer là người sáng lập ra giải báo chí quan trọng nhất thế giới, tương tự như tượng vàng Oscar cho màn bạc – thực ra chỉ để cứu danh tiếng của riêng mình. Năm nay là lần trao giải thứ 100 ở khán phòng Pulitzer Hall thuộc trường đại học danh tiếng Columbia University (New York).

Xuất xứ câu chuyện

… là dưới chiến hào ở Pozières, một làng nhỏ ở miền Bắc Pháp, tháng 9-1916: Herbert Bayard Swope chúi đầu xuống bùn tránh đạn, xung quanh anh là trận đại chiến bên sông Somme, vốn được coi là một trong những chiến trường đẫm máu nhất trong thế Chiến I. Phóng viên chiến trường người Mỹ 34 tuổi này được cử ra tuyến đầu để viết về quân Đức, và đây cũng mới là lần thứ hai anh ở sát cái chết như vậy.

Ta có thể đọc được toàn bộ kịch tính trong phóng sự chiến trường của anh: “Đạn súng máy, súng trường, lựu đạn, súng phóng lựu, bộ binh tấn công, mìn nổ, súng phun lửa” – câu chữ cũng hỗn loạn gần như chiến trận ngoài đời. Mặc dù vậy các sĩ quan của Hoàng đế Wilhelm Đệ Nhị tỏ ra lạc quan: “Quân đồng minh sẽ không đột phá được”, Swope trích lời tướng Guenther von Kirchbach người Phổ.


Joseph Pulitzer (1847-1911)

Phóng viên Swope viết cho nhật báo Mỹ New York World một loạt bài phóng sự dưới đầu đề “Trong ruột đế chế Đức”, và được thưởng giải Pulitzer đầu tiên. Chắc chắn Swope có lợi thế sân nhà, vì chủ báo New York World chính là Pulitzer, và khi qua đời năm 1911 ông đã để lại di chúc sáng lập giải mang tên mình.

Dù thế nào thì Swope trở nên giàu có và từ đó trở đi luôn xuất hiện bên cạnh các ngôi sao hoặc chính trị gia cao cấp, những ngày chui nhủi dưới chiến hào đã đem lại cho ông một cuộc sống trong nhung lụa tại biệt thự xa hoa mà sau này văn sĩ F. Scott Fitzgerald lấy làm cảm hứng cho tác phẩm “The Great Gastby” (hai bản dịch tiếng Việt là “Gastby vĩ đại” và “Đại gia Gastby”).   

Nguồn gốc và giá trị

… của giải Pulitzer chưa bao giờ thoát khỏi đàm tiếu của người trong nghề, cho dù về danh chính ngôn thuận nó vẫn là giải thưởng danh tiếng nhất của báo giới Mỹ.

Năm nay giải bao gồm 21 hạng mục và một giải đặc biệt, chủ yếu do Trường báo chí thuộc đại học Columbia University bình chọn, chính vì thế nên nó không khỏi mang hơi hướng chợ chiều của thế giới truyền thông đang trong cơn khủng hoảng bởi cái chết từ từ song được báo trước của báo in. Báo giới lại cũng là lĩnh vực khủng hoảng… thừa các loại giải! Nhưng trước tiên ta hãy ngó lại nguồn gốc của giải này – Mister Joseph Pulitzer.

Là con trai của một nhà buôn ngũ cốc gốc Do Thái Hungary lấy vợ Đức, ông ra đời 1847 ở Makó (Hungary), năm 1864 ông sang xứ Cờ Hoa và tham gia cuộc nội chiến trong hàng ngũ các tiểu bang miền Bắc.

Máu phiêu lưu của Pulitzer không dừng ở đó: ông lần lượt làm đủ nghề kiếm sống như bồi bàn, khuân vác, công nhân nhà xuất bản… Rốt cục Pulitzer trụ lại nghề báo: năm 1883 ông mua lại tờ nhật báo xập xệ New York World đang có nguy cơ vỡ nợ, và cứu con bệnh này bằng trị liệu pháp sốc. Kể từ thời chủ báo Pulitzer, tờ New York World tràn ngập chuyện bê bối và tình dục. “Mỗi xì căng đan đều đủ giá trị để tận dụng đến cạn kiệt”, tương truyền là phương châm của ông đề ra.  


Bức ảnh được giải Pulitzer 1973, mục phóng sự ảnh, của Nik Út (AP)

Các vụ quậy tưng bùn rác cuối cùng cũng bõ công, chẳng mấy chốc New York World trở thành tờ báo có nhiều ấn bản nhất nước Mỹ. Pulitzer cấp tài chính cho các vụ điều tra thực sự, nhưng niềm đam mê chính của ông là đề tài lá cải. Giết người, thảm hoạ, bê bối đời tư, tai nạn – tất cả được in bằng mực vàng choé, cộng với nhân vật trong biếm hoạ The Yellow Kid của Pulitzer, và từ đó sinh ra thuật ngữ Yellow Press.

Nhân thể nói thêm, ở ta dịch thành “báo lá cải” chắc nhầm từ tiếng Pháp feuille de chou, chỉ loại báo khổ nhỏ chuyên đăng chuyện nhảm nhí hạ cấp. Trong làng báo tiếng Anh, báo khổ nhỏ (tabloid journalism) không nhất thiết là kém nghiêm túc, tuy phần lớn cũng thiếu nghiêm túc.

Dù sao thì nhờ “công lao” của Pulitzer (và một đồng nghiệp vong niên là William Randolph Hearst, cùng trong ngành xuất bản và cũng ưa chuyện rác rưởi) mà báo mực vàng choé có đất sống – và Pulitzer có tiền trao mỗi hạng mục giải 10.000 USD cả trăm năm nay.

Phù thuỷ chịu thua âm binh

… hay chính Pulitzer cũng là nạn nhân những chuyện trên báo chữ vàng? Chứng trầm uất và khiếm thị nặng bắt ông bỏ nghề ở tuổi 43. Năm 1911 ông trút hơi thở cuối cùng trên chiếc du thuyền xa xỉ của mình đang thả neo ở cảng Charleston, Nam Carolina. Cả một đời khua chiêng gõ trống, nhưng lời cuối cùng trong cơn hấp hối của người tiên phong báo lá cải – như cáo phó của New York Times tiết lộ – lại được thì thào bằng tiếng mẹ đẻ: “Leise, ganz leise (Khẽ thôi, thật khẽ thôi).”

Chỉ sau khi chết Pulitzer mới phần nào thoát khỏi danh tiếng khá đáng ngờ của mình, bằng cách để lại cho Columbia University hai triệu USD làm quỹ xây dựng khoa báo chí mới và giải thưởng mang tên ông. Thay vì cách làm báo theo “bản năng gốc” hạ tiện, kể từ nay trở đi tên Pulitzer đồng nghĩa với chất lượng và danh giá.

Trường Columbia University từng từ chối một khoản quyên góp rất lớn của chính Pulitzer năm 1892, nhưng họ xúc động đón nhận di sản của Pulitzer để thành lập khoa báo chí năm 1912, và 5 năm sau họ trao các giải Pulitzer đầu tiên, cho Swope như đã kể, bên cạnh anh còn cả nhật báo New York Tribune cho phóng sự về tàu Lusitania bị tàu ngầm Đức đánh đắm năm 1917.

Như mọi thứ giải thưởng trên đời này, đại đa số tên người được giải chóng bị quên đi, một số ít trở thành thần tượng như Bob Woodward và Carl Bernstein (phanh phui vụ Watergate), Marguerite Higgins (phóng viên mặt trận Triều Tiên), Peter Arnett (viết về chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam)... Không chỉ cá nhân, mà cả tập thể cũng được trao giải như toà soạn Boston Globe (điều tra lạm dụng tình dục trong nhà thờ Cơ đốc giáo), hoặc nhà văn như Margaret Mitchell (“Cuốn theo chiều gió”), nhạc sĩ như Marvin Hamlisch (ca kịch “A Chorus Line”), phóng viên nhiếp ảnh như Huỳnh Công Út (ảnh “Cô bé nạn nhân Napalm”) v.v.

Một khía cạnh vẫn bị phê phán, đó là những tiêu chí giải thưởng ít minh bạch và cuộc họp bí mật của nhóm hội đồng bình giải gồm 19 nhà báo và nhà nghiên cứu, vốn hay được so với Mật nghị Hồng y khi bầu Giáo hoàng mới.

Tuy nhiên giải Pulitzer vẫn là giải nặng ký nhất trong vô số giải cho báo chí trên thế giới. Và chút ít “bí mật hậu trường” phải chăng cũng là nét đặc trưng của báo giới mà Pulitzer từng góp vài viên gạch “vàng” để xây nền móng…    

Lê Quang
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm