cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Giải Nobel Y học 2021 và các giải Nobel Y học 10 năm trở lại đây

04/10/2021 21:40 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Chiều ngày 4/10 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã công bố giải Nobel Y học năm 2021 thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ là David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.

Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021

Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021

Chiều 4/10, Hội đồng Nobel đã quyết định trao giải thưởng về Y sinh năm nay cho hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.

Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển nêu rõ: "Những khám phá mang tính đột phá... của các chủ nhân giải thưởng Nobel (Y sinh) năm nay đã cho phép chúng ta hiểu về cách thức mà nhiệt độ nóng, lạnh và lực cơ học có thể kích hoạt các xung thần kinh và cho phép chúng ta nhận thức, thích nghi với thế giới xung quanh.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta coi những cảm giác này là đương nhiên, nhưng các xung động thần kinh được khởi tạo ra sao để có thể nhận biết được nhiệt độ và áp suất? Điều này đã được lý giải nhờ những chủ nhân của giải Nobel năm nay. Những kiến thức này đang được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị cho hàng loạt chứng bệnh, bao gồm cả cơn đau mãn tính".

Chú thích ảnh
Hai nhà khoa học David Julius (trái) và Ardem Patapoutian (phải) được xướng tên trong lễ trao giải Nobel Y Sinh tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, ngày 4/10. Ảnh: AFP

Ông David Julius (65 tuổi) là Giáo sư tại Đại học California ở thành phố San Francisco (Mỹ), trong khi đó Ardem Patapoutian (53 tuổi) là nhà sinh học phân tử thuộc Viện nghiên cứu Scripps Research ở California. 

Trước đó, hai nhà khoa học đã nhận được giải thưởng về Sinh học và Y khoa của Quỹ BBVA (Foundation Frontiers of Knowledge Award in Biology and Biomedicine), với công trình nghiên cứu này.

Nhiệt độ và cảm giác đau là một phần của xúc giác - phần ít được tìm hiểu trong 5 giác quan chính của con người. Hai nhà khoa học Julius và Patapoutian đã đặt nền móng cho thiết bị cảm biến nhiệt học cũng như cảm biến cơ học. Nghiên cứu này được đánh giá là "đưa ra các tiềm năng y học thú vị", bởi nó làm sáng tỏ cách giảm đau mãn tính và cấp tính liên quan đến các bệnh, chấn thương và phương pháp điều trị chúng.

Trên thực tế, một số phòng thí nghiệm về dược phẩm đang nghiên cứu để xác định các phân tử này, mục tiêu là điều trị các chứng bệnh đau mãn tính khác nhau, ví dụ tình trạng viêm khớp.

Để tiến hành nghiên cứu, David Julius đã sử dụng capsaicin, một hợp chất cay từ ớt, gây cảm giác nóng để xác định cách đầu dây thần kinh của da phản ứng với nhiệt. Cộng sự của ông là Ardem Patapoutian dùng tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá ra một phản ứng khác với kích thích cơ học trên da và cơ quan nội tạng.

Ngoài huy chương vàng và bằng chứng nhận giải thưởng Nobel 2012, hai nhà khoa học sẽ cùng nhau chia sẻ khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD).

Chú thích ảnh
Huân chương Nobel được trao tại Anh, tháng 12/2020. Ảnh: AP

Trong năm 2020, giải thưởng này được trao cho 3 nhà khoa học Harvey J. Alter, Charles M.Rice (cùng là người Mỹ) và Michael Houghton (người Anh) với công trình nghiên cứu về virus viêm gan C.

Nếu như năm ngoái, giải thưởng Nobel được trao trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, thì năm nay cuộc khủng hoảng y tế này phủ bóng lên toàn bộ quá trình lựa chọn người đoạt giải, do thời gian đề cử kết thúc vào tháng 1/2021.

Sau giải Nobel Y sinh, chủ nhân của các giải Nobel Vật lý sẽ được công bố vào ngày 5/10, Hóa học - ngày 6/10, Văn học - ngày 7/10, Hòa bình - ngày 9/10 và Kinh tế - ngày 11/10.

Các giải Nobel Y học trong 10 năm gần đây

- Năm 2020: Giải Nobel Y học 2020 vinh danh 3 nhà khoa học Harvey J. Alter (người Mỹ), Michael Houghton (người Anh) và Charles M.Rice (người Mỹ) với công trình nghiên cứu về virus gây bệnh viêm gan C. Những nghiên cứu của 3 nhà khoa học có đóng góp mang tính quyết định trong cuộc chiến chống lại căn bệnh viêm gan truyền qua đường máu, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của y tế toàn cầu vì nó gây ra bệnh xơ gan và ung thư gan ở nhiều người trên khắp thế giới.

Chú thích ảnh
Ba nhà khoa học Harvey J. Alter, Michael Houghton và Charles M. Rice đoạt giải Nobel y sinh 2020 vì đã phát hiện ra virus viêm gan C - Ảnh: The Nobel Prize

- Năm 2019: Hai nhà khoa học Mỹ là William Kaelin và Peter Ratcliffe, cùng nhà khoa học người Anh Gregg Semenza đã đoạt giải Nobel Y học 2019 với công trình khám phá về cách thức các tế bào cảm thụ và thích ứng với môi trường oxygen thay đổi. Công trình nghiên cứu này đã xác định được cơ chế phân tử điều chỉnh hoạt động của gien nhằm đáp ứng sự với thay đổi khác nhau của oxygen, vốn được coi là tác nhân chính gây ra nhiều căn bệnh. Những khám phá của 3 nhà khoa học trên đã mở đường cho những liệu pháp chữa trị bệnh thiếu máu, ung thư và nhiều bệnh khác.

- Năm 2018: Hai nhà khoa học gồm James P. Allison (người Mỹ) và Tasuku Honjo (người Nhật Bản) đã đoạt giải Nobel Y học 2018 vì công trình nghiên cứu điều trị ung thư bằng việc ức chế miễn dịch âm tính. Liệu pháp này là một cách tiếp cận mang tính cách mạng trong chữa trị bệnh ung thư.

- Năm 2017: Ba nhà khoa học người Mỹ là Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young đã đoạt giải Nobel Y học 2017 vì những khám phá về cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học ngày đêm. Khám phá về nhịp sinh học ngày đêm, đồng hồ sinh học này giúp chúng ta hiểu được bí ẩn tại sao con người cần ngủ và tại sao giấc ngủ lại diễn ra.

- Năm 2016: Nhà khoa học người Nhật Bản Yoshinori Ohsumi đã đoạt giải Nobel Y học 2016 với công trình nghiên cứu các cơ chế phân tách và tái tạo các thành phần tế bào. Đây là thành tựu khám phá ra cơ chế tự thực, một quá trình cơ bản trong tế bào.

- Năm 2015: Ba nhà khoa học gồm William Campbell (người gốc Ireland), Satoshi Omura (người Nhật Bản) và Youyou Tu (người Trung Quốc) đã đoạt giải Nobel Y học 2015 với công trình nghiên cứu trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Những nghiên cứu này đã mang lại cho loài người các công cụ quan trọng, nhằm đối phó với những dịch bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm.

Chú thích ảnh
Ba nhà khoa học giành giải Nobel Y học năm 2015. Ảnh: AFP

- Năm 2014: Ba nhà khoa học gồm John O'Keefe (người Mỹ gốc Anh) và 2 vợ chồng May-Britt Moser và Evard Moser (người Na Uy) đã đoạt giải Nobel Y học 2014 vì có công phát hiện ra các tế bào hình thành hệ thống định vị (GPS) bên trong bộ não. Với phát hiện này, các nhà khoa học đã hiểu được cơ chế dẫn đến chứng bệnh mất trí nhớ về không gian ở một số người.

- Năm 2013: Hai nhà khoa học người Mỹ là James Rothman và Randy Schekman, cùng nhà khoa học người Đức Thomas Suedhof đã đoạt giải Nobel Y học 2013, vì phát hiện ra "cơ chế chuyển động của túi tiết - bộ máy vận chuyển chính trong các tế bào của cơ thể con người". Phát hiện này rất hữu ích cho việc điều trị các bệnh thần kinh, tiểu đường và các rối loạn trong hệ miễn dịch.

- Năm 2012: Hai nhà khoa học gồm John Gurdon (người Anh) và Shinya Yamanaka (người Nhật Bản) đã đoạt giải Nobel Y học 2012 với công trình nghiên cứu mang tính đột phá về tế bào gốc.

- Năm 2011: Bộ ba các nhà khoa học, gồm Bruce Beutler (người Mỹ), Jules Hoffmann (người Luxembourg) và Ralph Steinman (người Canada) đã đoạt giải Nobel Y học 2011 cho những công trình nghiên cứu đột phá về hệ thống miễn dịch.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm