cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Ca khúc đầu tiên phát sóng cho... người ngoài hành tinh!

08/09/2019 07:51 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Vào ngày 4/2/2008, lần đầu tiên, Cơ quan Không gian Mỹ NASA đã quyết định phát sóng ca khúc Across The Universe của The Bealtes vào không gian sâu (phần không gian nằm ngoài tầm ảnh hưởng của trái đất) nhân kỷ niệm 40 năm ngày ca khúc được thu âm đồng thời đánh dấu 50 năm ngày ra đời NASA.

Ca khúc 'Let It Be' của The Beatles: Giấc mộng về mẹ

Ca khúc 'Let It Be' của The Beatles: Giấc mộng về mẹ

Hơn cả một ca khúc, "Let It Be" của The Beatles là phép lành, mang đến sự an ủi, xoa dịu vết thương cho người nghe. Nó cũng là món tài sản chung vô giá mà một người ông, một người cha sẽ muốn truyền lại cho cháu trai, con trai mình.

Với ăng ten thu sóng và thiết bị chuyển tín hiệu giống như hệ thống vệ tinh, người ta có thể nghe được Across The Universe của The Beatles ở sao Bắc Cực. Tuy nhiên, tính từ hiện tại, cũng phải chờ 420 năm nữa ca khúc này mới tới được đích.

Ca khúc của tình bạn và sự hòa hợp

Briton Martin Lewis, người từng sản xuất DVD cho The Bealtes, đã đưa ra ý tưởng này sau khi nhận được sự đồng ý của Paul McCartney, Yoko Ono và Apple Records.

Lewis chọn ca khúc năm 1986, mà nhóm chưa bao giờ phát hành ở dạng đĩa đơn, bởi tựa đề và ca từ của nó thể hiện tinh thần tình bạn và sự hòa hợp. “Nó chưa bao giờ là ca khúc đình đám bậc nhất và là dạng ca khúc cổ điển đã có phần xa mờ” - ông nói. “Nhưng nó có sức hấp dẫn phổ quát. Nó vượt qua mọi thời đại, biên giới, ngôn ngữ và các rào cản khác”.

Chú thích ảnh
The Beatles - ban nhạc có ca khúc “Across The Universe” được đánh giá là một trong những bản ballad tinh tế và mang màu sắc… không gian

Cựu thành viên The Bealtes, Ngài Paul McCartney vô cùng phấn khích khi giai điệu, chủ yếu được viết bởi John Lennon, đang tiến ra vũ trụ. “Tuyệt vời! Hay lắm, NASA!” McCartney nói trong bức điện gửi NASA. “Xin gửi tình yêu của tôi tới những người ngoài hành tinh. Chúc những điều tốt đẹp nhất, Paul”.

Góa phụ của Lennon, Yoko Ono, cũng đánh giá đây là một sự kiện quan trọng: “Tôi thấy đây là sự khởi đầu cho một thời đại mới, trong đó, chúng ta sẽ giao tiếp với hàng tỉ hành tinh khắp vũ trụ” - bà nói.

Còn Apple Records, đơn vị sở hữu bản quyền ca khúc thì rất vui vì Bắc Cực hứa hẹn là “một thị trường hấp dẫn” cho Across The Universe.

Thế nhưng, trước khi khởi đầu cho một thời đại mới, mang tinh thần hòa hữu ra ngoài vũ trụ, bản thân Across The Universe đã có câu chuyện riêng của nó tại trái đất (có phần hẩm hiu) và lại mang màu sắc huyền bí đúng như thể nó từ ngoài vũ trụ tới!

Chú thích ảnh
Sao Bắc Cực (Polaris), thuộc nhóm sao Bắc Đẩu, được coi là “thị trường” mới, hấp dẫn của ca khúc “Across The Universe”

Từ trên trời rơi xuống

Mặc dù thường được biết tới là một ca khúc trong album Let It Be năm 1970, Across The Universe thật ra được ghi âm vào đầu năm 1968 và lần đầu được phát hành trong album của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên World Wildlife Fund vào năm tiếp theo.

Đây là tác phẩm đầu tiên John Lennon sáng tác được The Beatles ghi âm kể từ I Am The Walrus năm tháng trước. Ca từ đến với Lennon trước giai điệu vào một sáng sớm tại nhà ông ở Kenwood.

Trong cuốn sách All We Are Saying của John Lennon và David Sheff, ông nhớ lại hoàn cảnh khi đó như sau: “Tôi khi đó nằm cạnh vợ đầu trên giường và đang cáu tiết. Cô ấy hẳn đã lảm nhảm không ngớt về điều gì đó rồi ngủ nhưng tôi vẫn cứ nghe thấy những lời này lặp đi lặp lại, như một dòng chảy bất tận. Tôi đi xuống cầu thang và nó hóa thành một ca khúc vũ trụ thay vì cáu tiết, thay vì: Tại sao em cứ luôn ca cẩm với anh thế?…

“May mắn, từ ngữ đơn giản là truyền cảm hứng và mang tới cho tôi sự bừng nở! Tôi không sở hữu nó, nó cứ đi qua như thế. Tôi không biết nó tới từ đâu, nhịp phách thế nào. Tôi ngồi xuống, nhìn vào nó và nói: Mình có thể viết nên điều gì đó từ nó. Lời bài hát nghe thật thú vị: Lời lẽ tuôn trào như cơn mưa bất tận đổ vào chiếc cốc giấy/ Trườn đi hoang dại khi lướt qua khắp cõi hoàn cầu”…

“Cảm giác như bị chiếm hữu, như một nhà ngoại cảm hay vật trung gian. Đó là thứ nhất thiết phải được hiển lộ. Nó không để bạn ngủ, thế nên bạn phải dậy, phải biến nó thành thứ gì đó, rồi nó mới cho phép đi ngủ lại. Nó xảy ra vào một đêm kỳ lạ, khi bạn nửa tỉnh nửa mơ hoặc quá mệt mỏi và những cơ quan trọng yếu của bạn sập nguồn”.

Một phần trong điệp khúc của Across The Universe- “Jai guru deva, om”- là câu thần chú tiếng Phạn vinh danh thánh thần thiêng liêng. Hẳn là nó lấy cảm hứng từ Maharishi Mahesh Yogi, người The Beatles gặp vào tháng 8/1967. Vị lãnh đạo tâm linh này được tôn là Guru Dev. “Jai” trong tiếng Hindi có nghĩa là “trường thọ” hoặc “chiến thắng” còn “om” là âm tiết thiêng liêng trong đạo Hindu, Jain và Phật giáo.

“Nó là một trong những ca từ hay nhất tôi từng viết. Thật ra, nó có lẽ là số 1. Một bài thơ hay, hay là gì đó tùy mọi người gọi, mà chẳng phải dụng công. Xem này, bài tôi thích nhất lại là bài có thể đứng vững chỉ cần nhờ ca từ, chẳng cần giai điệu. Nó không cần bất cứ giai điệu nào. Như một bài thơ, mọi người có thể đọc nó”.

Ban đầu, Lennon muốn Across The Universe phát hành dưới dạng đĩa đơn khi The Beatles đang ở Ấn Độ với Maharishi, nhưng nhóm lại chọn Lady Madonna. Tháng 3/1969, ca khúc được chấm cho EP và cuối cùng xuất hiện trong No One’s Gonna Change Our World, album từ thiện gồm 11 ca khúc trong đó có cả của The Bee Gees, Cilla Black, the Hollies và nhiều nghệ sĩ khác. Lận đận tiếp tục nối đuôi Across The Universe khi nó không được ghi âm đúng ý Lennon.

“Nó là ca khúc thảm hại của một bài ca vĩ đại và tôi rất thất vọng” - Lennon nói về bản thu. “Tôi đã đưa nó cho Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên của Vương quốc Anh, rồi sau đó Phil Spector đưa nó vào khi sản xuất Let It Be. Ông ta đào xới các tệp ghi âm của The Bealtes và sang âm quá mức. Những cây đàn guitar lệch tông còn giọng tôi cũng lạc nốt bởi tâm lý tôi bị hủy hoại và chẳng ai giúp tôi. Ca khúc chưa từng được thực hiện đúng đắn”.

Lennon thậm chí cáo buộc McCartney phá hỏng ca khúc vĩ đại của mình... trong tiềm thức: “Thường thì chúng tôi dành nhiều giờ để chỉnh sửa từng li từng tí các ca khúc của Paul, nhưng khi đến của tôi… bầu không khí thế nào đấy bỗng chùng lại, thất thường và các thử nghiệm bỗng kỳ quái. Một sự phá hoại trong tiềm thức”.

Dù vậy, theo đánh giá của giới chuyên môn, Across The Universe vẫn là “một trong những bản ballad tinh tế và mang màu sắc không gian nhất của nhóm”. Rất nhiều nghệ sĩ đình đám cũng đã vui sướng hát lại ca khúc như David Bowie, Cilla Black, Rufus Wainwringt, Kurt Cobain… và truyền cảm hứng cho ca khúc đình đám Echoes của Pink Floyd.

Số phận hẩm hiu của ca khúc nay còn nhận bù đắp xứng đáng khi được chọn để gửi ra ngoài vũ trụ, nơi mà ai biết được, có lẽ chính là nguồn cội của nó.

Năm 2439 nhạc The Beatles mới đến được sao Bắc Cực

Across The Universe đã được phát lên sao Bắc Cực dưới dạng MP3 dài khoảng bốn phút, thông qua mạng lưới giám sát không gian sâu mang tên Deep Space Network của NASA. Chính xác, nó được phát đi lúc 19h theo Giờ chuẩn miền Đông nước Mỹ ngày 4/2/2008 (tức 0h theo giờ GMT ngày 5/2) từ Robledo, gần Madrid, Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, sẽ phải tới năm 2439, ca khúc mới tới đích bởi với khoảng cách từ trái đất tới sao Bắc Cực là 431 năm ánh sáng. Theo NASA, ca khúc sẽ du hành vũ trụ với tốc độ 186.000 dặm trên giây (khoảng 300.000 km/s).

Ngày 4/2 cũng được người hâm mộ The Beatles kỷ niệm là “Ngày Across The Universe”. Như một phần của ngày lễ, công chúng toàn thế giới được khuyến khích tham gia vào sự kiện bằng cách phát đồng thời Across The Universe lúc nó được NASA truyền đi.

Dự án này bị đánh giá là có nhược điểm ở chỗ nó nhằm vào sao Bắc Cực, một ngôi sao khổng lồ sáng, có lẽ là không phù hợp với sự sống. Tuy nhiên, Lewis lại tự tin rằng “chính phủ Mỹ sẽ không phí tiền thuế của người dân nếu việc này vô vọng”.

Đây cũng không phải lần đầu nhạc The Beatles được NASA sử dụng. Vào tháng 11/2005, McCartney đã biểu diễn ca khúc Good Day Sunshine trong buổi hòa nhạc được phát tới Trạm Vũ trụ Quốc tế. Here Comes The Sun, Ticket To Ride A Hard Day’s Night cũng nằm trong số những ca khúc khác của The Beatles được chơi để đánh thức các phi hành gia trên quỹ đạo.

Thư Vĩ (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm