cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau đời sống tinh thần yêu bản thân chăm sóc bản thân

Ca khúc 'Suzanne' của Leonard Cohen: Sự bất tử giữa đời sống phù du

16/02/2020 09:07 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Sau khi được tạo ra, một ca khúc lớn có thể tồn tại độc lập với người đứng sau nó, có cuộc sống riêng khi được tôn lên vị trí biểu tượng trong văn hóa. Đó là trường hợp của Suzanne, một tác phẩm đầy ám ảnh đã trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất của nhạc sĩ - nhà thơ Leonard Cohen.

'So Long, Marianne' của Leonard Cohen: Thời khắc huy hoàng của mối tình bất diệt

'So Long, Marianne' của Leonard Cohen: Thời khắc huy hoàng của mối tình bất diệt

Ở tuổi đôi mươi, nghèo và hoang hoải giữa ngã ba cuộc đời, Leonard Cohen đã gặp được nàng thơ cùng ông sang trang lịch sử. Từ bờ cát trắng rực nắng trên đảo Hydra thời quá xa xôi, rồi những năm đằng đẵng xa cách vì ghen tuông, giờ họ lại một lần nữa bên nhau trên thiên đường.

Suzanne, người con gái được gọi hết lòng trìu mến trong ca khúc, cũng đã bị bỏ lại phía sau.

Lại là vợ của người khác

Vào thời điểm ca khúc Suzanne lên ngôi, Leonard Cohen đã là một tên tuổi, nhưng không phải với tư cách một ca sĩ - nhạc sĩ. Sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Montreal, Canada năm 1934, Cohen phát hành tập thơ đầu tiên ở tuổi 22. Cuốn tiểu thuyết thử nghiệm của anh, Beautiful Losers (Những kẻ thất bại đẹp đẽ) từng được một nhà phê bình nhận định là “cuốn sách nổi loạn nhất từng được viết ở Canada”. Tác phẩm này xuất bản năm 1966 và nhanh chóng tạo tiếng vang như một chuẩn mực của biểu đạt phản văn hóa.

Theo nhà văn Judith Skelton Grant, người từng viết một bài về Cohen trên tạp chí Nghiên cứu Văn học ở Canada, Suzanne vốn là một bài thơ. Nó đã được sửa đổi đáng kể khi lần đầu biến đổi thành ca khúc, do Judy Collins thể hiện trong album năm 1966 - In My Life. Sau đó, nó được rất nhiều nghệ sĩ ghi âm lại, trở thành chuẩn mực của những năm 1960 giống như Respect hay Yesterday - một kiệt tác định hình thời đại và tiếp tục truyền cảm hứng tới những thế hệ sau.

Về mặt nghệ thuật, sự sáng chói của Suzanne nằm ở giai điệu thôi miên, thư thả kết hợp với ca từ gợi mở: “Giờ Suzanne đưa anh xuống/ Chỗ của cô gần sông/ Anh có thể nghe những con thuyền đi ngang qua/ Anh có thể qua đêm bên cô/ Và anh biết cô hơi điên rồ”. Trong phiên bản của Cohen, lần đầu được ghi âm trong album đầu tay năm 1968 - Songs Of Leonard Cohen - cảm xúc được khắc sâu miên man bằng giọng khàn xa vắng của Cohen, tiếng guitar nhởn nhơ tinh tế và giọng nữ nền xa mờ.

Chú thích ảnh
“Suzanne” là đĩa đơn đầu tay trong sự nghiệp âm nhạc của Leonard Cohen, xuất hiện trong album đầu của ông, “Songs Of Leonard Cohen”

Cohen phác họa nhân vật bí ẩn trong tiêu đề, người mặc “đồ lông rách rưới từ tổ chức từ thiện Salvation Army”, đậm nét tới mức ta dường như biết mọi thứ cần biết về cô. Trong bối cảnh ca khúc, cô là tạo vật hoàn thiện và mãn nguyện. Câu hỏi đặt ra là: Có ích lợi gì không, khi những độc giả như chúng ta, biết thêm về Suzanne “thật sự”?

Nhìn thoáng qua tiểu sử về Cohen, có thể nhiều người nghĩ đó là Suzanne Elrod - cô gái khiến cuộc tình thiên đường giữa Cohen với Marianne Ihlen của So long, Marianne tan vỡ - nhưng trên thực tế, đó là Suzanne Verdal - người vợ xinh đẹp, phóng khoáng của nghệ sĩ điêu khắc điển trai Armand Vaillancourt mà Cohen có quen biết vào đầu những năm 1960, thời điểm thành phố là một trong những tâm điểm của văn hóa phóng túng Bohemian ở Bắc Mỹ.

Theo Verdal, hai người gặp nhau có lẽ trong một buổi triển lãm của Vaillancourt, khi cô là một cô gái trẻ đang say đắm trong những ngày đầu yêu đương. Hẳn Cohen đã nhìn cặp đôi nhảy, trong ánh mắt ngưỡng mộ như từng dành cho Marianne và chồng cũ. Nhưng câu chuyện tiếp sau không giống vậy.

Dòng sông tinh thần

Khi Verdal ly thân với chồng, cô tới sống ở căn hộ ven sông St. Lawrence, nơi Cohen thường ghé thăm. Giống như nhân vật trong ca khúc, Verdal quả thật đã đưa Cohen ăn “những trái cam tới từ Trung Quốc”; và họ đã tận hưởng khung cảnh đẹp rực rỡ bên ngoài nhà Verdal khi bên ngọn nến, họ ăn cam, uống trà, nói về thi ca và Thiên chúa. Các chi tiết khác trong lời ca nói lên những khao khát lãng mạn khác vẫn chưa thỏa tâm nguyện: “Và anh muốn đi cùng cô/ Và anh muốn bỏ trốn cùng cô… Chạm vào cơ thể hoàn hảo của cô/ Bằng tâm trí”.

Nhưng đúng là mọi thứ chỉ có trong tâm trí của Cohen còn Verdal không hề biết gì. Cô đã rất bất ngờ khi biết Cohen viết về mình.

Sau này, khi gặp lại, đã có lần họ tới gần với khoảnh khắc mà tâm trí chạm vào hiện thực nhưng “Tôi là người đặt ra giới hạn đó”, Verdal nói với CBC năm 2006. “Một cách nào đó, tôi không muốn phá vỡ sự quý giá đó, sự tôn trọng vô hạn tôi dành cho anh… Tôi cảm thấy một quan hệ về tình dục có thể sẽ hạ thấp nó”.

Chú thích ảnh
Suzanne Verdal, nàng thơ một thời của Leonard Cohen

Điều mà Verdal nói tới ở đây hẳn là mối liên kết lớn lao mà trước đó cô cũng từng nhắc tới, đó là liên minh tinh thần giữa họ, thể hiện qua dòng sông cuộc sống chảy qua trước nhà, nơi “Jesus là một thủy thủ khi ông đi trên nước/ Và đã có thời gian dài nhìn từ tháp gỗ cô đơn/ Và ông biết chỉ có những người chết đuối mới thấy ông/ Ông nói rằng tất cả đàn ông đều là thủy thủ cho tới ngày biển giải thoát họ/ Nhưng bản thân ông đã tan vỡ, từ lâu trước khi bầu trời mở ra”.

Vẫn tăm tối và triết lý như bản thân Cohen. Nhưng ham muốn mãnh liệt của hai con người tài năng và đẹp đó đã rọi tia sáng vào lời ca vang vọng của Suzanne: Ca khúc là về một hấp lực bí ẩn mang mọi người lại với nhau, rồi sau đó, không thể giải thích được, khiến họ rời xa nhau.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Suzanne, một tác phẩm nghệ thuật, cần phải có đôi chân để tự bước đi; nhưng câu chuyện về Verdal là trải nghiệm thực tế cần có để bóc tách những lớp trầm tích trong ca khúc. Mang trong mình bản sắc Bohemian, Verdal lang thang khắp thế giới, đi từ Montreal tới Pháp rồi Texas và cuối cùng, vào đầu những năm 1990, tới Los Angeles, nơi cô làm biên đạo múa. Một cú ngã ác hiểm và chấn thương sau đó đã khiến cô phải từ giã sự nghiệp vũ công. Vào thời điểm phỏng vấn với CBC, Verdal đang sống trong một chiếc xe tải ở bờ biển Venice, California. Những bức hình cho thấy cô đã về già, nhưng đẹp và vẫn mặc cùng kiểu đồ “rách rưới… từ tổ chức từ thiện Salvation Army” mà từ lâu nay cô đã biến nó thành phong cách thời trang cá nhân.

“Anh biết đấy” - cô nói - “thật tiếc nuối và đắng cay khi tôi tới đây với những mục tiêu lớn lao rồi chẳng đạt được nhiều”.

Và cũng phải mất rất lâu, với nhiều trải nghiệm vui buồn, Verdal mới nhận ra có lẽ bức chân dung của mình (buồn hơn thực tế một chút) có thể cũng không phải mình. Cohen có lẽ đã chỉ lấy từ cô một khoảnh khắc cảm hứng, thổi bùng nó lên thành khoảnh khắc vĩnh cửu trong nghệ thuật. Con người, với bản chất phù du muôn đời, sinh ra rồi biến mất trong cuộc sống, chỉ có những tác phẩm ở lại, ngưng đọng giữa dòng sông tinh thần chảy mãi.

Không giống như loài người, những ca khúc vĩ đại không có tuổi.

Người đàn ông tự nguyện bị bỏ lại

Leonard Cohen, từ khi còn rất trẻ, đã luôn là một người đàn ông lịch thiệp nhưng u sầu và tự ti. Nhưng đó là một sự lựa chọn, như Cohen sớm nhận thấy sức mạnh của người đàn ông mang hình ảnh kẻ lãng du chịu số phận bi thảm nhưng là kẻ có thể kiểm soát và làm chủ, thậm chí trong tiềm thức, các quy ước xã hội, điều đưa ông trở thành huyền thoại trên hành trình nghệ thuật.

Khi chỉ là thơ với tiếng tăm ít ỏi, Cohen “không thể tìm được ai để ăn tối cùng” nhưng kể từ sau album đầu, ông trở thành “đối tượng của dục vọng” trên khắp thế giới. Nhưng tất cả không làm thay đổi hình ảnh ban đầu về ông - người luôn bị bỏ rơi - dù ông mới là người giong thuyền ra biển, bỏ lại các nữ thần khi họ không còn truyền cảm hứng chói sáng, khi cách tốt nhất là bảo tồn họ trong tâm trí thay vì biến họ từ nàng thơ thành người phụ nữ xác thịt.

Ngoài Suzzane, Cohen còn có rất nhiều người phụ nữ ông yêu chủ yếu trong tâm tưởng (trong đó có Joni Mitchell), nhưng khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn năm 1991 với tạp chí Q rằng: “Ông có cảm thấy rằng mình đã khai thác các mối quan hệ khi viết về chúng?”, Cohen ngạc nhiên đáp: “Đó là cách tối thiểu mà tôi khai thác các mối quan hệ. Nếu đó là cách duy nhất tôi khai thác các mối quan hệ thì tôi sẽ đi thẳng lên thiên đường. Anh đùa tôi ư?”.

Thư Vĩ (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm