cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Dạy thêm có phải là… tham nhũng trong giáo dục?

29/10/2010 11:59 GMT+7 | Giáo dục

(TT&VH) - Tại một cuộc hội thảo mới đây, nhiều người đã cho rằng căn bệnh tham nhũng tồn tại trong ngành giáo dục ở các khâu: Tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các phí ngoài quy định.

Tham nhũng ở khâu tuyển sinh đầu cấp là rất dễ thấy. Chẳng hạn như nạn chạy cho con vào “trường chuyên, lớp chọn”: các bậc cha mẹ hoặc không hiểu biết, hoặc bệnh “sĩ”, thích cho con được vào trường lớp “có số, có má”, nên đua nhau “cống nạp”, tiếp tay cho tham nhũng một cách vô ý thức.

Các khoản quỹ ngoài quy định được nhiều trường “biến báo” hợp pháp hóa bằng cách yêu cầu phụ huynh viết đơn “tự nguyện”, hoặc thu tiền thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Ai mà biết “ma ăn cỗ” như thế nào trong các khoản phí ngoài quy định đó. Còn việc dạy thêm học thêm thì sao?


Việc dạy thêm cần được tổ chức chặt chẽ, tránh biến tướng. Ảnh Bích Ngọc
Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi

Gắn dạy thêm, học thêm với nạn tham nhũng, e chưa đúng người, đúng tội. Người dạy và người học tự giác hợp tác với nhau “hai bên cùng có lợi”. Bên “bán” kiến thức có lợi về kinh tế, bên mất tiền “mua” kiến thức. Cả hai đều vất vả, đổ mồ hôi, sức lực, tốn thời gian, chất xám, đặc biệt là ông thầy phải “bán sức lao động” của mình để kiếm tiền cải thiện đời sống.

Người thầy kiếm tiền bằng chính nghề nghiệp được xã hội công nhận, nên không có cơ sở pháp lý để “gọi tên” tham nhũng. Điều này cần phải được khẳng định. Nếu không, chúng ta sẽ làm cho cả thầy lẫn trò lúng túng trong việc tổ chức dạy thêm, học thêm vốn cũng là nhu cầu cần thiết của nhiều học sinh để nâng cao trình độ. Nhiều học sinh được các thầy dạy thêm, “bịt” được lỗ hổng kiến thức, tiến bộ trông thấy. Hơn nữa, dạy thêm học thêm ở các thành phố, huyện thị từ lớp 1 trở lên đã thành phong trào. Không lẽ coi 49% thầy trò dạy thêm, học thêm (theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT) là có liên quan đến... hành vi tham nhũng?

Tự thân việc dạy thêm học thêm không có lỗi, càng không phải là tham nhũng. Cách đây vài chục năm, thời “bao cấp” cũng có dạy thêm. Đối tượng học thêm phân 2 loại: Loại giỏi được các thầy dạy giỏi bổi dưỡng để thi học sinh giỏi các cấp “bảo vệ màu cờ sắc áo”, mang vinh quang về cho trường; loại yếu kém “dưới trung bình” được các thầy bộ môn phụ đạo củng cố kiến thức cơ bản. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém đều do ban giám hiệu tổ chức, chỉ đạo chuyên môn và thu học phí và bồi dưỡng cho các thầy tham gia dạy thêm.

Tránh biến tướng

Thời “mở cửa”, nhiều trường học bị “cuốn theo chiều gió” theo cơ chế thị trường. Các phương pháp học “tủ”, ôn thi trọng tâm, các tài liệu được gọi là sách “tham khảo” giải bộ đề có sẵn thi nhau ra đời. Quan niệm của xã hội, thi tốt nghiệp phổ thông phải đỗ 100%, học xong phổ thông, con đường vào đời duy nhất phải qua giảng đường đại học... Nhưng nguyên nhân trên là miếng đất màu mỡ cho dạy thêm học thêm biến tướng “bung” ra, lấy giá trị đồng tiền làm mục đích.

Những thầy đã khẳng định “thương hiệu”, học trò đua nhau đến học, cũng tự nâng giá học phí lên cao ngất ngưởng. Nạn học thêm “qua loa” khá phổ biến ở các “lò” luyện thi. Giá cả có vẻ “bình dân”, đến lớp nghe 2 tiết nộp 50 nghìn đồng. Thầy cứ thao thao giảng, trò chép lia lịa, hiểu hay không thầy không cần biết. Có nơi công khai trương tấm biển “Luyện thi với các giáo sư, tiến sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, thi đỗ mới lấy tiền”. Đúng là tiếp thị theo kiểu lang băm.

Thực tế, nhiều học sinh bỏ tiền thuê thầy dạy, họ tự coi mình là “thượng đế”, thầy là “người phục vụ”. Họ nhìn thầy bằng “nửa con mắt” và không còn “tôn sư trọng đạo”.

Chúng ta cần nhìn dạy thêm học thêm ở góc độ tích cực hơn. Hiện nay, việc này trở thành nhu cầu thật sự của số đông học sinh muốn nâng cao học lực. Do đó, không nên cấm dạy thêm học thêm hoàn toàn. Ngược lại, các cơ quan chức năng có trách nhiệm, cần thống nhất yêu cầu, quy chế cho việc dạy thêm, ban giám hiệu các trường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm học thêm để đảm bảo chất lượng. Đội ngũ thầy giáo tham gia dạy thêm cần sắp xếp, lựa chọn những thầy cô có năng lực chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lớp dạy thêm học thêm mới có kết quả khả quan và tồn tại được.

Lê Sĩ Tứ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm