cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

GÓC MARCOTTI: Brendan Rodgers, Rafa Benitez, Luis Enrique và những ngưỡng cửa tương lai bất định

26/05/2015 11:41 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) – Ký giả nổi tiếng người Italy Gabriele Marcotti mới đây đã có một bài viết tổng kết tuần và nhận định về tương lai của hàng loạt HLV như Brendan Rodgers, Rafa Benitez, Luis Enrique...

Lảo đảo Brendan Rodgers


Khi trận đấu cuối cùng của mùa giải đã chẳng còn mấy ý nghĩa (Liverpool gần như chắc chắn sẽ nắm suất dự Europa League, vấn đề chỉ là bắt đầu từ vòng nào), người ta sẽ nghĩ rằng: “À, chẳng cần để ý tới họ”.

Thế nhưng một chuyến đi đến sân Britannia của Stoke City đã mang về đủ mọi thảm họa. Mùa giải của Liverpool đã kết thúc một cách không tưởng. Ngay từ hiệp một, họ thua 5 bàn không gỡ. Steven Gerrard đã nhận lời chào tạm biệt tệ nhất có thể từ đội bóng yêu thương.

Giống như hai mùa giải trước, mọi kế hoạch của Brendan Rodgers lại đi đến hồi kết không theo ý muốn. Nhìn lại cách ông chủ John Henry nói về tầm quan trọng của những cột mốc lịch sử CLB, có lẽ cũng đáng để nhắc lại rằng: lần cuối cùng Liverpool thua đậm đến thế, một đồng hương Boston của ông Henry đang ngồi trong Nhà trắng. Tên của người đó là John Kennedy.

Lần cuối cùng Liverpool để thủng lưới 5 bàn trong một hiệp đã từ năm 1931. Ngày ấy thế giới còn chưa biết tới cái bút bi.

Henry đã tiếp quản CLB này từ tháng 10/2010. Trong 5 mùa giải qua, Liverpool đã 4 lần đứng ngoài top 5. Như thế là quá nhiều, nếu xét rằng trong 18 mùa liên tiếp trước khi Henry đến, họ cũng chỉ đứng ngoài top 5 có 4 lần.

Hiện tại đang tối mò, còn quá khứ gần thì chẳng sáng sủa. Trong buổi sáng thứ Hai, các trang báo Anh ngập tràn đủ mọi điều có thể diễn ra với Rodgers.

Dù sao cũng phải nói rằng, Rodgers đã tự góp phần đáng kể cho màn suy sụp này. Trong buổi họp báo thứ Sáu, chính ông dùng cụm từ “150 phần trăm” để nói về khả năng tiếp tục dẫn dắt Liverpool mùa sau. Đến khi thua đau đớn vào Chủ nhật, ông nói sẽ “hoàn toàn thấu hiểu” nếu tương lai chính mình bị đặt dấu hỏi. “Tôi vẫn luôn nói rằng nếu các ông chủ muốn tôi ra đi thì tôi sẽ đi. Đơn giản thế thôi”.

Có đơn giản như thế thật không? Đó chính là vấn đề. Hai mùa giải thất bại trong 3 năm dẫn dắt và ông ta vẫn phát ngôn rất kém sau những trận thua. Người ta không thể thay đổi ý kiến về một sự việc nhanh đến thế trong 2 ngày, trừ khi là kẻ lừa đảo. Khoảng cách giữa hai câu nói “150 phần trăm” và “đơn giản thế thôi” chỉ là 2 ngày.

Và thực ra đó cũng là một lời nói vô nghĩa. Nếu các ông chủ muốn Rodgers ra đi, chẳng lẽ ông ta lại... không ra đi? Ông ta sẽ làm gì để ở lại? Tự trói mình vào cánh cổng Shankly huyền thoại chăng?

Nhưng hãy nhìn vào bức tranh toàn cảnh để hiểu cho Henry, cho tập đoàn Fenway Sport Group. Nếu họ ra tay, họ sẽ cần xét đến nhiều thứ hơn chỉ là một trận thua thảm trước Stoke. Dù tệ hại đến mấy thì cũng cần nhìn nhận rằng, đó chỉ là một điểm nhấn nhỏ trong một quá trình dài hơi.

Dù Liverpool có tiếp tục cho Rodgers tại vị hay không thì kể từ nay, ông ta sẽ luôn bị nghi ngờ. Chỉ thành công thực sự mới xóa bỏ được những ánh nhìn ấy.

Rodgers giờ như một tay đấm đã bị choáng váng và đang lảo đảo đứng tiếp trên khán đài. Rồi ông ta sẽ bị knock-out hay sẽ lật ngược thế cờ? Ai mà đoán trước được.

Vì sao Rafa Benitez luôn bị nghi ngờ?


Trận đấu (gần) cuối cùng của Benitez tại Napoli đã cho thấy đích xác lý do vì sao nhiều người luôn hồ nghi vào cách làm của ông, đặc biệt trong hoàn cảnh ông đang là ứng cử viên hàng đầu để dẫn dắt Real Madrid mùa sau.

Napoli hành quân đến Juventus Stadium với mục tiêu rất rõ ràng: họ vẫn còn cơ hội giành vé dự Champions League. Dù dĩ nhiên không tự quyết định được số phận (phụ thuộc nhiều vào derby thành Rome), nhưng rõ ràng một kết quả hòa hoặc thắng sẽ giúp ích rất nhiều.

Bình thường thì giành điểm của Juventus không phải chuyện dễ dàng. Nhưng Bà đầm già bước vào trận đấu này với tâm thế nửa đá nửa nghỉ. Ba ngày trước đó, họ thi đấu 120 phút để giành Coppa Italia. Họ cũng đang nói nhiều về Chung kết Champions League hơn là Serie A, bởi Scudetto đã nằm trong tay họ.

Đúng như dự đoán, phần lớn trong số 11 cái tên được Juve đưa vào sân là những cầu thủ dự bị. Vậy mà họ vẫn khiến Napoli hết hồn trong suốt hiệp một.

Điều đáng nói chưa dừng lại ở đó. Hẳn cổ động viên nào của Real Madrid theo dõi trận đấu này sẽ phải tạm dừng khoảnh khắc ở đầu hiệp hai để suy nghĩ: Rafa Benitez rút Gonzalo Higuain ra, đưa Manolo Gabbiadini vào sân.

Tôi không có ý chê Gabbiadini, đây là một tài năng trẻ có thể làm nên chuyện trong tương lai. Ở thời điểm ấy, quả thực Higuain đã có một hiệp đấu tồi tệ.

Nhưng hãy nhớ rằng anh ta là một cầu thủ lớn, một cựu Galactico. Higuain đã ghi 24 bàn ở mùa trước và 27 bàn ở mùa này. Anh ta là cầu thủ hưởng lương cao nhất đội bóng áo xanh, còn tới 3 năm hợp đồng. Bỏ qua những lập luận số má thì Higuain là cái tên gần như duy nhất có thể kỳ vọng được, nếu những cầu thủ tấn công khác bế tắc.

Khi rút một cầu thủ như thế ra khỏi sân, đó là một màn đánh cược. Phòng thay đồ có thể sẽ hỗn loạn. Khán đài có thể sẽ cáu giận, đòi hỏi lời giải thích.

Thông thường, nếu đội giành chiến thằng thì mọi quyết định gây tranh cãi của HLV cũng sẽ trôi qua, thậm chí còn có thể được tung hô theo đủ mọi cách. Nhưng khi đội đã thua thì khó có thể thuyết phục được ai cả.

Cũng có một số trường hợp mà quyết định sai đến mấy thì HLV cũng không cần phải tự biện minh cho bản thân, như Sir Alex Ferguson trong thời gian tại Manchester United chẳng hạn. Nhưng đó chỉ là số ít, thậm chí rất hiếm. Còn riêng tại Real Madrid thì đừng mơ có chuyện đó.

Hãy thử tưởng tượng việc Cristiano Ronaldo hoặc Sergio Ramos bị đưa ra khỏi sân như Gonzalo Higuain xem. Hoặc “nhẹ nhàng” hơn là Gareth Bale, James Rodriguez, Luka Modric hay Karim Benzema.

Thất bại 1-3 của Napoli đã đẩy họ vào vị trí kém Lazio 3 điểm, kém Roma 4 điểm. Ở thời điểm này, chỉ có phép màu mới đưa Napoli vào Champions League nổi.

Odegaard ra mắt, Ronaldo chẳng cần ghi bàn


Trong trận đấu cuối cùng của mùa giải, Real Madrid đè bẹp Getafe 7-3. Dĩ nhiên người ta chú ý tới câu chuyện trên băng ghế huấn luyện nhiều hơn.

Tuy nhiên vẫn còn đó một vài chi tiết đáng chú ý. Một là Martin Odegaard ra mắt, hai là Cristiano Ronaldo rời sân nhường chỗ. Hai chi tiết này diễn ra cùng một lúc, trong một màn thay người.

Odegaard chính thức thiết lập kỷ lục cầu thủ trẻ nhất ra mắt đội một Real Madrid khi mới chỉ 16 tuổi 5 tháng 6 ngày. Cần nhắc lại rằng cậu ta mới chỉ gia nhập Real từ mùa đông.

Đây có phải nơi phù hợp cho cậu ta? Liệu chơi bóng với đội B có phù hợp hơn so với đội một? Có quá sớm không? Liệu cậu ta có bị vắt kiệt bởi những kỳ vọng?

Những bình luận viên nói ra câu “chuyển giao thế hệ” khi Ronaldo vỗ vai Odegaard vào thay thật ra hơi hồ đồ. Chẳng có nghĩa lý gì ở thời điểm hiện tại, vì sau cùng Odegaard vẫn là chú nhóc 16 tuổi, còn Ronaldo thì vẫn đủ khả năng chơi bóng nhiều năm nữa. Điều đáng chú ý là anh ta đã ghi các bàn thắng thứ 46, 47 và 48 tại La Liga mùa giải này.

Thế là quá đủ để Ronaldo giành Pichichi, nhưng là chưa đủ để phá kỷ lục 50 bàn mà Lionel Messi lập ra trong mùa giải 2011-12. Hẳn sẽ có người nghĩ rằng Ronaldo có thể ghi 2 bàn (hoặc hơn thế nữa) trong 34 phút còn lại trên sân.

Thật khó để nhắc đến Ronaldo mà không nhắc tới Messi. Thôi thì hãy chấp nhận rằng việc Ronaldo bị rút ra khỏi sân đã khiến anh ta mất cơ hội phá kỷ lục của kình địch.

Dù sao thì Ronaldo cũng không cần thêm bàn thắng và cũng chẳng cần thêm kỷ lục để chứng tỏ giá trị bản thân nữa.

Tương lai bất định của Luis Enrique


Nếu bạn là người hay nghi ngờ, chắc bạn sẽ không ưa nổi cách Luis Enrique trả lời họp báo. Được hỏi về tương lai của chính ông, Enrique nói: “Tôi chẳng có gì để thông báo cả. Khi nào mùa giải kết thúc tôi sẽ tính”. Mọi “Tào Tháo” trên đời này đều có đủ khả năng để luận ra rằng có điều gì đó không ổn đằng sau cánh gà Camp Nou.

Bởi xét trên yếu tố thành tích bề ngoài, những gì Enrique làm được mùa này đã là quá đủ để chứng minh rằng ông xứng đáng dẫn dắt Barcelona mùa sau. Ít nhất là mùa sau.

Nhưng nhớ lại cách ông ta dẫn dắt Roma, nhớ lại cách ông ta khẩu chiến với các công thần đội bóng như Francesco Totti hay Daniele De Rossi, nhớ lại những phát ngôn của ông ta sau khi rời Real Madrid chơi cho Barcelona... thì có thể nắm được rằng, đây không phải một người đàn ông bẽn lẽn. Enrique không kín tiếng kín lời đến độ chưa dám phát ngôn về tương lai.

Biết đây Enrique quả thực đang không chắc chắn rằng ông sẽ không dẫn dắt Barcelona mùa sau?

Tạm biệt những huyền thoại của Chelsea


Có người đã chỉ trích việc ban tổ chức Liverpool dành thời gian tôn vinh Steven Gerrard trước khi trận đấu cuối cùng của anh tại Anfield bắt đầu. Những người này hẳn sẽ phát điên khi Didier Drogba được... công kênh ra khỏi sân giữa trận đấu.

Vui vẻ mà nói, chẳng ai nhớ tỉ số 3-1 của trận đấu giữa Chelsea và Sunderland. Người ta sẽ nhớ đến phút thứ 29, khi Drogba được những đồng đội áo xanh vác lên vai và đưa ra ngoài, còn những đối thủ áo sọc trắng đỏ thì vỗ tay tươi cười. Cả sân Stamford Bridge hát vang tên anh.

Sự thật là chẳng có ai “hâm” đến nỗi phản ứng khi những huyền thoại được tôn vinh. Drogba đã được hoàn đáp cho sự trung thành vã những cống hiến anh dành cho Chelsea. Có lẽ đây mới chính là cái tên tiêu biểu nhất cho thế hệ thành công tuyệt đối trong thời kỳ Roman Abramovich (dĩ nhiên John Terry và Frank Lampard cũng xứng đáng).

Và càng nhìn cách Drogba được đối đãi, hẳn sẽ có chút chua xót cho Frank Lampard. Dĩ nhiên anh cũng được tôn vinh khi trao băng đội trưởng danh dự, thậm chí đã lập công. Đồng đội và đối thủ cũng đã vỗ tay, người hâm mộ cũng ca ngợi, nhưng rốt cục, đó là Manchester City chứ không phải Chelsea.

Vu Chân
Lược dịch

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm