cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Hà Nội, danh nhân và tên phố

29/11/2018 06:54 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Thông tin từ UBND TP Hà Nội cho biết: Trong năm 2018 này, thành phố sẽ xin ý kiến HĐND để đặt tên cho 42 tuyến phố mới.

Hà Nội chính thức đặt tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, Nguyễn Đình Thi, Trịnh Công Sơn

Hà Nội chính thức đặt tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, Nguyễn Đình Thi, Trịnh Công Sơn

Phố Mạc Thái Tổ là đoạn đường từ ngã ba cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính. Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường từ ngã ba cắt với đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm.

Thống kê hiện tại cho thấy Thủ đô hiện có khoảng 1.200 tên đường phố, đồng thời mỗi năm xuất hiện thêm khoảng 30 cái tên mới. Và bên cạnh những cái tên lấy theo địa danh vốn có của địa phương hoặc theo sự kiện, các đường phố mới lấy tên danh nhân lịch sử vẫn luôn được cộng đồng đặc biệt quan tâm.

Bởi, sau mỗi đường phố được đặt tên theo cách ấy lại là một câu chuyện rất dài về lịch sử, văn hóa và cả sự tri ân với tiền nhân của cộng đồng hiện tại.

Điển hình, trong 42 tên phố dự kiến “khai sinh” năm nay có 2 trường hợp đã được dư luận mong đợi từ lâu: phố Trịnh Văn Bô và phố Bùi Trang Chước. Trong đó, cái tên thứ nhất gắn với nhà tư sản yêu nước từng hiến hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ trong “tuần lễ vàng” năm 1945, còn cái tên thứ hai gắn với người họa sĩ đã vẽ Quốc huy Việt Nam hiện tại.

Rồi, nếu tìm hiểu thêm, có không ít những tên phố đợt này cũng gắn với những danh nhân có số phận, hoặc đóng góp rất đặc biệt trong lịch sử.

Chú thích ảnh
Cầu Giấy sắp có phố Nguyễn Quốc Trị. Ảnh: Internet

Chẳng hạn, quận Cầu Giấy sắp có phố Nguyễn Quốc Trị. Từng là trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ đô, liệt sĩ này cũng chính là người kéo lá quốc kỳ lên Kỳ đài Hà Nội trong lễ thượng cờ - chào cờ đầu tiên vào ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954. Nhiều lần, trong các cuộc tọa đàm, giới nhà sử học đã nhắc tới hình ảnh mang tính biểu tượng.

Hoặc, Định quốc công Nguyễn Bặc (đề xuất đặt cho một tuyến phố thuộc huyện Thanh Trì) lại có số phận khá lận đận vào thế kỷ X. Ông là khai quốc công thần giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, nhưng sau đó cầm quân chống Lê Hoàn và tử trận.

Nhiều năm trước, vai trò của danh nhân này từng bị “bóp méo” bởi một số tác phẩm nghệ thuật – để rồi bây giờ, Hà Nội không chỉ dự kiến có phố Nguyễn Bặc mà cònđặt cho trục đường gần đó cái tên Nguyễn Bồ, người em trai của ông (cũng là một danh tướng triều Đinh).

***

Việc chọn tên danh nhân làm tên phố bắt đầu tại Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX, dưới thời Pháp thuộc. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cách đặt tên này bắt nguồn ở Pháp từ thời cách mạng tư sản – khi người Pháp bắt đầu chọn tên các danh nhân để đặt cho các con phố vốn chỉ mang các tên gọi đơn giản, bình dân.

Dù vậy, khi ấy hầu hết các phố Hà Nội đều mang tên các danh nhân người Pháp, còn số ít các phố mang tên danh nhân người Việt khi đó chỉ là những con phố nhỏ. Phải tới tháng 4/1945, khi thị trưởng Trần Văn Lai lên nắm quyền, các trục phố lớn tại khu trung tâm mới được mang các cái tên cơ bản như bây giờ.

Cách đặt tên của thị trưởng Trần Văn Lai đến giờ vẫn được giới quy hoạch và lịch sử đánh giá cao. Bởi, ngoài việc tôn tinh danh nhân, bản thân sự phân bổ các tuyến phố cũng rất khoa học và thuận lợi cho du khách tìm kiếm khi tới Hà Nội.

Chẳng hạn, khu vực Hồ Gươm gắn với các danh nhân thời kỳ đầu dựng nước như Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lý Nam Đế. Phố chính Trần Hưng Đạo giáp với một loạt phố nhỏ mang tên các danh tướng thời Trần như Trần Bình Trọng, Dã Tượng, Yết Kiêu. Tương tự, phố chính Lê Thái Tổ nối với các phố mang tên những tướng thời Hậu Lê như Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ - trong khi trục đường cạnh sông Hồng lại gắn với những tướng giỏi về thủy chiến thời Trần như Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái, Trần Quang Khải.

Tất nhiên, sau này, khi Hà Nội liên tục được mở rộng và xuất hiện những khu đô thị mới, việc đặt tên theo hệ thống như vậy khó được duy trì liền mạch.

***

Kể dông dài vậy để nói rằng: sự xuất hiện của mỗi con phố mang tên danh nhân là sự bắt đầu của một câu chuyện mới về lịch sử, văn hóa và cả giáo dục. Đó không chỉ đơn thuần là vấn đề thuộc về quản lý hành chính hay quy hoạch đô thị.

Chúng ta mừng vì thành phố có thêm những tuyến phố mới - trong đó có những tuyến phố mang tên danh nhân. Và cũng hi vọng trong tương lai, cách đặt tên đã thành truyền thống ấy sẽ tiếp tục được nghiên cứu xây dựng một cách bài bản và khoa học, để những con phố mới sớm trở nên gần gũi và thân thuộc với mỗi người dân Hà Nội.

Sơn Tùng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm