cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo nguy cơ thành phế tích

13/05/2016 14:39 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1991. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những di sản này chưa được quan tâm đúng mức khiến nhiều di tích đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, xuống cấp trầm trọng, thậm chí có di tích còn bị xóa sổ hoàn toàn.

Quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo gồm 17 di tích tiêu biểu như lũy An Khê, An Khê Trường, gò Chợ, vườn Mít, cánh đồng Cô Hầu, nhà ông Nhạc… nằm trải dài trên địa bàn thị xã An Khê và 3 huyện KBang, Đăk Pơ, Kông Chro. Sau nhiều năm không được quan tâm bảo tồn một cách khoa học, nhiều di tích đã bị xâm hại, xuống cấp nghiêm trọng và bị xóa sổ.

Đơn cử như trường hợp di tích vườn cam ở xã Đăk Smar, huyện KBang (tương truyền trước kia là nơi luyện quân của nhà Tây Sơn) nay coi như đã bị xóa sổ vì nằm gọn trong vùng ngập lòng hồ thủy điện An Khê - Ka Nat.

Hoặc các di tích chính ở thị xã An Khê như Bờ Lũy, gò Chợ… hiện ở đâu, quy mô thế nào, tất cả chỉ dừng ở phỏng đoán, chưa có bằng chứng nào xác thực bởi chưa được khai quật, nghiên cứu khảo cổ một cách hệ thống.


An Khê trường (đình ngoài) nằm im lìm dưới bóng cây bàng, quanh năm suốt tháng cửa đóng then cài.

Một số người dân sinh sống trên địa bàn thị xã An Khê cho biết, trước giải phóng, họ còn nhìn thấy một đoạn thành, lũy, cổng ra vào thành.

Giờ đây, những di tích này không còn vết tích trên mặt đất, di tích trở thành phế tích. Di tích vườn mít, cánh đồng cô Hầu nằm cách trung tâm xã Nghĩa An, huyện Kbang gần 15km là nơi ba anh, em nhà Tây Sơn từ vùng “hạ đạo” (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã cùng tướng lĩnh vượt đèo An Khê lên mở căn cứ địa xây dựng nghĩa quân, tích trữ lương thực… để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa nông dân huyền thoại nơi vùng “thượng đạo” này.

Cũng tại đây, tương truyền Nguyễn Nhạc đã gặp và lấy một phụ nữ người Bahnar tên là Ya Đố làm vợ. Tương truyền bà Ya Đố ở làng Đê H’Mâu, nay thuộc xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Mọi người thường gọi bà là cô Hầu hay là cô Hầu đốc tướng.

Biết người chồng miền xuôi của mình lên nuôi chí lớn, bà Ya Đố đã tích cực tham gia phong trào Tây Sơn, cùng với dân làng, bà tìm đất khai hoang tạo thành cánh đồng rộng hơn 20 ha trồng lúa và cánh đồng đó đến nay vẫn mang tên cánh đồng Cô Hầu (nay thuộc xã Nghĩa An, huyện Kbang).

Gắn liền với cánh đồng Cô Hầu là vườn mít Cô Hầu nằm ngay bên cạnh, nhằm củng cố thêm nguồn lương thực cung cấp cho nghĩa quân trong những ngày đầu khởi nghĩa. Tuy nhiên, hiện tại khu vực di tích này cũng cùng chung số phận, hoang tàn với cánh đồng chỉ còn chưa đầy 1ha, vườn mít chỉ còn vỏn vẹn hơn chục cây lớn, nhỏ.

Anh Nguyễn Xuân Tập, cán bộ Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Kbang cho biết: Dù đã được công nhận là di tích cấp quốc gia nhưng vì thiếu kinh phí nên các hoạt động tại di tích chỉ dừng ở mức độ duy trì hiện trạng.

Liên quan đến các di tích, hiện vật lịch sử liên quan đến ba anh em nhà Tây Sơn còn có Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo được xây dựng tại thị xã An Khê vào năm 2007 với kinh phí 4 tỷ đồng, nhưng bên trong chỉ có vỏn vẹn vài hiện vật được trưng bày gồm 1 cây súng đồng, 2 viên đá móng nền nhà ông Nhạc, lõi cây ké, cây cầy, trang phục và hình ảnh chụp lại sinh hoạt của người Bahnar, Jrai, người An Khê xưa.

Hai di tích An Khê Đình và An Khê Trường - nơi thờ thành hoàng làng và ba anh em nhà Tây Sơn trải qua nhiều lần trùng tu cũng đã có dấu hiệu xuống cấp. Nhiều hạng mục tại 2 di tích này như mái, cột trụ đã hư hỏng, các vật dụng thờ bên trong hư hao và mất mát. Hệ thống tường bao xung quanh An Khê Đình bị sụt lún, đổ vỡ nhiều đoạn.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thị xã An Khê cho biết: Trước đây, khi đề nghị được công nhận di tích cấp quốc gia, cơ quan chức năng đã có đề án qui hoạch quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo.

Thị xã An Khê đã triển khai thực hiện, tổ chức di dời dân cư sinh sống quanh An Khê Đình và An Khê Trường, nhưng sau đó các công việc này bị đình lại cho đến nay.

Mới đây, thị xã An Khê đã trả lại giấy chứng nhận sử dụng đất cho 4 hộ chưa di dời. Nếu đã trả lại giấy chứng nhận sử dụng đất cho dân thì đề án qui hoạch di tích Tây Sơn tại thị xã An Khê lại tiếp tục phải tạm dừng.

Nhiều di tích trong quần thể di tích Tây Sơn Thượng Đạo đang đối mặt với nguy cơ trở thành phế tích. Các cơ quan chức năng cần sớm có chương trình nghiên cứu khảo cổ riêng để những di tích lịch sử này không bị chìm vào quên lãng.

TTXVN/Nguyễn Hoài Nam

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm