cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Giữa Việt Nam với Thái Lan, chuyện bóng đá 'chỉ là muỗi'

11/09/2015 15:37 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) -  Việt Nam và Thái Lan là đối thủ trên nhiều phương diện khi mà cả hai có nhiều điểm tương đồng. Đó là chủ đề của ông chủ quán cà phê bàn với một vị khách là một người Mỹ đã từng ở cả Việt Nam và Thái Lan.

+ Ông chủ quán cà phê: Anh thích Việt Nam của chúng tôi hay Thái Lan hơn?

- Vị khách người Mỹ: Câu hỏi này quá khó, vì quá rộng, và có thể chỉ là trải nghiệm của tôi mà lại có thể bị hiểu là một nhận xét từ một cuộc nghiên cứu quy mô. Nhưng có nhiều ấn tượng và bí ẩn đến giờ vẫn chưa ai giải mã giúp tôi.

Ấn tượng là tôi cứ nghĩ ở Việt Nam không trồng lúa, vì khi ở Mỹ thì tôi đi siêu thị mua gạo chỉ thấy có gạo Nhật và gạo Thái Lan. Nhưng đến Việt Nam thì tôi vô cùng ngạc nhiên. Ruộng lúa ở khắp nơi, trên núi, bên các dòng sông và những cánh đồng bao la. Việt Nam lại là một trong 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.


Những khoảnh khắc ăn mừng chiến thắng của đội U19 Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á 2015. Ảnh: Hà Lê

+ Tôi người Việt cũng ngạc nhiên với chuyện gạo Việt vì bà nhà tôi chỉ cho tôi ăn gạo Thái vì bà ấy bảo là gạo này là loại đặc biệt. Vậy ấn tượng nữa là gì?

- Tôi cứ nghĩ là ở Đông Nam Á thì vịnh Phang Nga của Thái Lan là đẹp nhất, vì hàng triệu người tới đó, và các nhà làm phim ở Hollywood cũng tới đó quay cảnh cho phim James Bond. Nhưng hoá ra Vịnh Hạ Long mới thực là nơi có biển với đảo là những vách núi dựng đứng đẹp nhất mà tôi đã từng đi qua trong đời. Nhưng tôi không hiểu tại sao khách du lịch ở Hạ Long lại ít hơn.

+ Người Việt chúng tôi có lẽ đang mải mê thống kê những công trình, làm những món đồ nhất Đông Nam Á như cây cầu dây văng dài nhất, rồi hầm qua sông hiện đại nhất, tháp truyền hình cao nhất, tô phở lớn nhất, chiếc bánh tét lớn nhất… mà quên đi việc phải khai thác Vịnh Hạ Long sao cho tương xứng.

- Tôi cũng vô cùng ấn tượng với những bãi biển ở Việt Nam. Nó thậm chí không chỉ đẹp hơn Pattaya của Thái Lan mà hơn cả những bãi biển ở Hawaii. Anh có biết là để kéo các khách du lịch như chúng tôi trở lại thì là cái gì không?

Đó chính là bãi biển chứ không phải những hang động, lăng tẩm, đền đài. Những sản phẩm du lịch đó chúng tôi chỉ tới một lần trong đời, nhưng biển thì tôi năm nào cũng muốn tới để nghỉ dưỡng. Tại sao Việt Nam lại không cho cả thế giới thấy biển Việt Nam đẹp thế nào? Tại sao lại không phát triển hệ thống dịch vụ bổ trợ để biến nó thành những mỏ vàng?

+ Tôi nghĩ đó là nghịch lý mà bản thân cứ băn khoăn bao năm qua. Không hiểu có phải là khi đã có lợi thế ưu đãi tự nhiên rồi thì coi thế là đủ hay không trong khi chúng tôi cũng có những địa phương mà bãi biển và nước biển thì không quá đẹp thì họ lại vẽ ra được những chiêu để kéo khách tới và “bắt” họ trở lại nhiều lần như Đồ Sơn hay Quất Lâm. Ấn tượng nữa ở anh từ du lịch là gì?

- Là tôi trải nghiệm được những gì mà thế giới nói về Hà Nội rằng nếu anh tới đó du lịch thì đó sẽ là cơ hội cực tốt để anh làm quen với việc đi ngủ sớm. Vì cuộc sống ban đêm ở Hà Nội là gần như bằng không.

+ Hãy bỏ qua chuyện du lịch đi. Còn lĩnh vực nào mà anh ấn tượng nữa?

- Dệt may. Tôi thấy Việt Nam là công xưởng may mặc cho cả thế giới. Đôi giày Nike tôi đi, chiếc áo Adidas tôi mặc mua ở Mỹ đều là hàng “Made in Vietnam”, nhưng tại sao tôi lại gặp rất nhiều người Việt sang Thái Lan du lịch để mua sắm thời trang. Phải có một giải pháp nào đó chứ?


Bóng đá Thái Lan ngày càng chứng tỏ được vị trí số 1 ở khu vực Đông Nam Á

+ Tôi thì không nghĩ ra giải pháp nào cả, và vấn đề này cũng không thu hút được dư luận, không được báo chí đào xới liên tục. Nhưng tôi có thể lý giải, là mọi người, trong đó có chính những người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lương thực, dệt may ấy đang mải nghĩ làm thế nào để thắng được đội tuyển Thái Lan. Việt Nam chúng tôi cuồng nhiệt, đam mê bóng đá hàng đầu thế giới. Mỗi năm chúng tôi lại có dịp đối đầu với họ vài lần trên sân bóng và cứ như thế, trước và sau trận đấu là người hâm mộ lại phải đặt câu hỏi, tìm giải pháp hộ Liên đoàn bóng đá.

- Tôi cũng đam mê bóng đá, và thấy đó là một việc làm chính đáng. Nếu mọi người chỉ hào hứng và thoải mái bàn về chuyện bóng đá mà lại thực sự muốn cải thiện tương quan về du lịch, chuyện gạo nước và dệt may hay bất cứ lĩnh vực nào khác, tôi nghĩ là mọi người nên mời Thái Lan thành lập đội bóng du lịch, tuyển dệt may… và tổ chức những trận giao hữu giữa hai nước.

Biết đâu nó sẽ thu hút được sự chú ý và qua đó huy động được một nguồn lực lớn hơn để cải thiện. Khi mà kinh tế phát triển, hạ tầng cơ sở phát triển, rồi dân trí được nâng cao thì khi đó bóng đá tự nhiên cũng sẽ phát triển theo.

Nhưng mà thực sự là tôi rất nghi ngờ khi anh nói Việt Nam hâm mộ bóng đá hàng đầu thế giới trong khi hầu hết những ngôi trường học mà tôi đi qua, từ thành phố cho tới nông thôn rất hiếm khi tôi thấy có sân chơi thể thao hay sân bóng đá nào cả. Tôi không thấy nhiều những đứa trẻ tung tăng tới trường mà trên tay chúng có những món đồ thể thao.

+ Đó là vì mọi người coi thể thao học đường chỉ là chuyện rất nhỏ. Chỉ đến khi tới bóng đá đỉnh cao họ mới nghĩ đấy là chuyện lớn.

Thể thao & Văn hóa cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm