cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Chuyện Trường Sa: Cứu tàu miễn phí giữa muôn trùng khơi

26/05/2015 05:53 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Trên đường bộ, đoạn đường cao tốc nào mà chẳng nhan nhản những biển quảng cáo “cứu hộ xe”, “cứu hộ lốp”... Tàu thuyền trên biển cũng là sắt, thép như ô tô, lại phải chạy sà sã hàng tháng trời trong điều kiện khắc nghiệt thì chắc chắn không tránh khỏi hỏng hóc. Nhưng tôi cứ băn khoăn, biển rộng mênh mông như thế thì cứu hộ thế nào? Mà cứu hộ không tốt thì làm sao ngư dân có thể yên tâm bám biển?

Và chuyến đi Trường Sa vừa rồi, tôi đã chứng kiến những “hiệp sỹ trên biển” thực thụ, giúp tôi giải đáp những băn khoăn đó.

Những “ca khó” trên biển

Một đêm giông bão mù mịt giữa ngư trường Trường Sa mênh mông, cách bờ đến mấy trăm km; hai chiếc thuyền của ngư dân luýnh quýnh thế nào "xoắn" lấy nhau, kết quả là một bên gẫy lái còn một bên thì cong chân vịt.

Cả hai thuyền đều đánh tín hiệu cấp cứu. Từ đảo Đá Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, một tàu cứu hộ, cứu nạn lao tới. Chỉ huy tàu là ông Nguyễn Tấn Đạt, người đàn ông thấp đậm, rắn rỏi, mắt hum húp như bị mất ngủ lâu ngày.


Ông Nguyễn Tấn Đạt, thuyền trưởng tàu cứu hộ, cứu nạn Đá Tây 03

Chiếc tàu cứu hộ nhỏ con nhưng máy rất khoẻ, hai chiếc như thế từng kéo được cả tàu hàng 2.000 tấn bị mất bánh lái giữa biển. Nhưng bây giờ là một tình huống khác: phải cấp cứu cho hai chiếc tàu giữa lúc giông bão.

Nghe chủ tàu kể lại vụ tai nạn với giọng gần như năn nỉ, ông Đạt bèn bỏ đồng phục thuyền trưởng, mặc bộ đồ lặn vào, ngậm ống thở, nhảy xuống nước. Ông chui dưới đáy tàu lần tìm chỗ cần lái. Hệ thống lái bị gẫy, bánh lái đã mất.

Một ca quá khó đây, trên trạm ở Đá Tây không giống như ở đất liền, thiếu phụ tùng gì có thể vào kho lấy hay ra chợ trời mua? Nghĩ thế nên ông tranh thủ lặn đo đạc thật kỹ phần phải thay thế.

Trút bỏ bộ quần áo thợ lặn, thuyền trưởng Đạt lại bắt tay vào nhiệm vụ của... thợ máy. Ông lấy hai cái mỏ neo cũ, cắt ra hàn lại để khôi phục hệ thống lái. Rồi ông cho cạy miếng ván sắt dưới sàn chính chiếc thuyền cứu hộ của mình để “chế” thành bánh lái. Chiếc tàu cá chẳng mấy chốc đã có bộ lái mới, lại nhằm hướng ngư trường thẳng tiến. Còn chiếc thứ 2 bị cong chân vịt. Ông lặn xuống lấy búa gò lại. Thế là chân vịt lại xé nước ngon ơ...


Chiếc Đá Tây 03 nhỏ bé, nhưng máy khỏe, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Trạm sửa chữa tàu cá giữa trùng khơi

Tôi gặp ông Nguyễn Tấn Đạt thuyền trưởng tàu cứu hộ, cứu nạn 03 thuộc phiên chế của Khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây  – Trường Sa (thuộc Công ty dịch vụ hậu cần nghề cá Biển Đông của Bộ NN&PTNT)  đóng trụ sở trên đảo Đá Tây A vào một ngày đầu tháng 5, trước mùa mưa bão. Nhưng từ đầu năm đến nay, Khu dịch vụ do ông Chu Minh Sơn làm trưởng ban điều hành, đã phải xử lý 8 ca cứu hộ trên biển, bên cạnh công việc thường xuyên là cung ứng các dịch vụ cấp nước ngọt, lương thực, xăng dầu và hậu cần kỹ thuật cho nghề cá.

Đã là cứu hộ cứu nạn thì cứ có tín hiệu cấp cứu phát trên máy ICOM là hồi đáp rồi nổ máy lao đi, bất kể đêm hôm, giông bão. Trạm có 9 chiếc tàu, đánh số từ Đá Tây 1 đến 9, phụ trách một ngư trường rộng lớn quanh các đảo Đá Tây, Đá Lớn, Tốc Tan. Ngoài cứu hộ cứu nạn tàu bè là cấp thuốc, cấp nước ngọt hoàn toàn miễn phí cho ngư dân. Ngay cả việc cứu hộ và sửa chữa tàu thuyền cũng hoàn toàn miễn phí. Trạm giống như một “tổng công ty bảo hiểm” lớn, miễn phí cho bất cứ ngư dân nào gặp sự cố trên biển.

Phương châm của ông Đạt là bằng mọi cách phải làm cho tàu của ngư dân có thể tiếp tục đánh bắt tới khi hết vụ hoặc nặng lắm thì vẫn có thể tự chạy về tới đất liền.


Trạm sửa chữa tàu thuyền trên đảo Đá Tây có đầy đủ máy cắt, máy hàn, máy tiện… để sửa chữa miễn phí cho tàu thuyền ngư dân

Nhưng cũng từng có những trường hợp các thợ máy đa năng của Khu Dịch vụ cũng phải bó tay. Đó là trường hợp của chiếc tàu cá Quảng Ngãi chết máy giữa biển, được kéo về trạm ở Đá Tây A. Nhóm thợ tháo máy ra thì vô cùng kinh ngạc thấy hết sạch nhớt. Chiếc tàu đã quên đổ nhớt cho động cơ có lẽ từ lúc... xuất xưởng. Thiếu nhớt, máy nóng lên, cháy toàn bộ động cơ... Ca này thì ngoài khả năng xoay xở của Khu dịch vụ. Họ đành phải cho tàu cứu hộ kéo chiếc tàu cá này về đất liền suốt mấy ngày đêm. Chuyến đi lại gặp bão, đứt cả dây kéo.

Có lần chiếc Đá Tây 03 nhỏ bé của ông Đạt phải đánh vật với một chàng khổng lồ là chiếc tàu hàng 2.000 tấn của một binh đoàn. Giữa cơn bão cấp 6-7, ông nhận được tin chiếc tàu này bị mất bánh lái cần được kéo về nơi trú ẩn. Vấn đề là kéo thế nào trên cả chặng đường 20 hải lý về đây? Sóng to quá. Chiếc Đá Tây 03 của ông loay hoay xoay xở đủ mọi cách, cuối cùng phải có thêm chiếc Đá Tây 01 tới góp sức, đánh vật suốt 2 ngày 2 đêm, mới đưa được tàu hàng về trạm an toàn, chờ Hải quân phái tàu lớn tới đưa về cảng.

Những người “cứu hộ” đa năng

56 tuổi, ra đảo được 5 năm, làm cái nghề bất kể đêm hôm giông gió, khuôn mặt của ông Đạt đen sạm. Nhưng có lẽ công việc chưa “buông tha” ông, vì kiếm được một người đa năng như ông không phải là dễ: Vừa được học cơ khí để sửa chữa máy móc (từng làm máy trưởng cho tàu Hong Kong trong chương trình hợp tác giữa hai bên). Cũng trong dịp tới Hong Kong đó, ông tranh thủ học lặn 6 tháng lấy bằng chuyên nghiệp. Về nước lại học thêm về điều khiển tàu để có thể làm thuyền trưởng.

Nghề cứu hộ cứu nạn trong điều kiện khắc nghiệt trên biển đòi hỏi người ta phải biết nhiều thứ, xoay sở theo nhiều cách, chứ không thể “bài bản” như trên đất liền. Khu dịch vụ có 15 người với 9 chiếc tàu, bên cạnh chiếc 03 chuyên cứu hộ, cứu nạn, thì các chiếc khác cũng sẵn sàng lên đường cứu tàu trong trường hợp khẩn cấp.

Quê ở Phú Quốc, nhà ở Quận 7, TP.HCM, để vợ và con út học lớp 9  ở nhà, năm vào bờ 1-2 lần, có khi 18 tháng mới về một lần... Công việc cứu hộ cứu nạn có thể đòi hỏi bất cứ lúc nào. Ông thường gọi điện về nhà và một trong những việc ông không được phép quên mà nhờ vợ hay con "chạy ra xem Viettel có khuyến mại thì mua cho bố một cái thẻ nạp tiền".

Cứu hộ một tàu cá “mê man” giữa biển

Nói về những tai hoạ trên biển, ông Nguyễn Tấn Đạt không thể quên được một đêm nhận được điện cấp cứu của tàu Tiền Giang. Chiếc tàu cứu hộ của ông lao đi hết tốc lực trông đêm. Đến nơi, thấy tàu cá vẫn sáng đèn nhưng bên trong im ắng như tờ. Ông trèo sang thì bủn rủn cả chân tay: cả chục người từ thuyền trưởng tới thuyền viên nằm la liệt trên sàn tàu, mê man không còn biết gì nữa.

Trong khi anh em xốc từng người sang tàu cứu hộ, ông quan sát thấy tàu của ngư dân đã buông lưới rồi, nếu kéo cả tàu về thì mất lưới. Rất nhanh ông quyết định thả neo tàu cá tại chỗ, chỉ đưa người về. Sáng hôm sau, thuyền trưởng tỉnh lại. Hóa ra họ bị ngộ độc thức ăn, chắc do ăn phải một loại cá hồng ở Đá Tây dẫn tới tê nhức chân, chóng mặt, gục tại chỗ. Ông lại đưa thuyền trưởng trở lại giữ tàu, giữ lưới trong khi chờ các thuyền viên bình phục hoàn toàn.

Cứu hộ và cung ứng hậu cần tốt để ngư dân yên tâm bám biển

Đi ra Trường Sa trên chiếc tàu quân y hiện đại, tôi ấn tượng nhất với cảnh, cách bờ hàng trăm hải lý, giữa Biển Đông mênh mông, nhưng mạn trái, mạn phải, phía trước, đằng sau của tàu dường như chỗ nào cũng thấy đèn của ngư dân lập loè sáng, đến nỗi nhiều hành khách cứ ngỡ là... bờ vẫn ngay bên cạnh. Một khung cảnh vô cùng lãng mạn ở Trường Sa vào mùa này: Ấy là bầu trời đêm đầy sao như liền xuống với mặt biển. Những ngôi sao sáng rực trên bầu trời cũng lẫn xuống với nhưng đốm đèn thuyền chài giăng mắc khắp bốn phía...

Đêm Trường Sa luôn ấm áp như thế là vì có ngư dân.

Nhưng nói thế cũng thấy rằng, với mật độ tàu thuyền phủ khắp như thế, thì chuyện máy móc hỏng hóc, hay con người trên thuyền đau ốm là chuyện xảy ra thường ngày. Mà thói quen ngư dân mình, theo ông Đạt thì sẵn sàng bỏ cả tỉ bạc ra để sắm thuyền, nhưng gần như 100% các tàu đều không có thợ máy, rất nhiều trường hợp cứ chạy cho đến khi nào không thể... nổ máy được thì mới tính đến chuyện sửa chữa.

Chính vì vậy, việc cứu hộ, cứu nạn chu đáo, việc cung ứng hậu cần tốt cho nghề cá sẽ giúp ngư dân bám biển. Tới đây, không chỉ có dịch vụ sửa chữa, cung cấp nước ngọt, xăng dầu, lương thực mà một xưởng đông lạnh cũng sẽ được trang bị trên đảo Đá Tây để thu mua hải sản của ngư dân.

Đọc kỳ 1 TẠI ĐÂY

Kỳ sau: Sư thầy trồng hoa, ươm mầm giữa Trường Sa

Phương - Quyết - Điệp
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm