cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Xẩm Hà Nội trên Điện Kính Thiên

28/09/2010 13:07 GMT+7 | Âm nhạc

(TT&VH) - Chiều 27/9, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa dân tộc đã giới thiệu chương trình của nhóm Hát xẩm Hà Thành được Ban Chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long chọn là 1 trong các chương trình chào mừng Đại lễ, với hơn 20 buổi biểu diễn liên tục tại nhiều điểm trên đường phố Hà Nội, đặc biệt là tại Điện Kính Thiên...

>> Nhật ký Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội


Nhóm Hát xẩm Hà Thành gồm khoảng 10 nghệ sĩ: Mai Tuyết Hoa, Thanh Ngoan, Thúy Ngần, Đoàn Thanh Bình, Thanh Hoài, Quang Long....

Thu thập “xẩm Hà Nội”

Trong năm 2009, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cùng các nghệ sĩ trong nhóm Hát xẩm Hà Thành đã đi sưu tầm, nghiên cứu, thu thập tư liệu để xây dựng chương trình Nghệ thuật hát xẩm Hà Nội. Dựa theo lời kể của các nghệ nhân hiện còn của hát xẩm, của những người cao tuổi yêu thích nghệ thuật hát xẩm kể lại, nhóm đã sưu tầm được nhiều bài hát có nội dung gắn liền với tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, dựa theo thơ văn yêu nước của các nhà thơ như Á Nam Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khuyến, Tản Đà... Đồng thời cũng sưu tầm được nhiều bài hát mang chủ đề về Thăng Long- Hà Nội.


Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa (giữa) trong một cuộc hát xẩm
Sau khi xây dựng, nhóm đã biểu diễn tại nhiều tụ điểm của Hà Nội như: Quảng trường Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, bờ Hồ, phố Hàng Đào, một số câu lạc bộ, nhà văn hóa... Trong thời gian sưu tầm và biểu diễn, nhóm đã phục dựng được những làn điệu còn lưu lại trong dân gian thành những bài hoàn thiện theo đúng nguyên tắc dân gian truyền thống, truyền lại cho chính các nghệ nhân, các bạn trẻ ở địa phương và các nghệ sĩ hát xẩm ở thủ đô Hà Nội. Đồng thời nhóm cũng đã chỉnh sửa, gọt dũa, chắt lọc lại thành những tác phẩm ngắn gọn để công chúng dễ thưởng thức.

Mới đây, nhóm nghệ sĩ Hát xẩm Hà Thành đã "tiếp thị" bằng cách hát trước Ban Chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long và được nhiều người trong ban chỉ đạo ủng hộ, chọn đưa vào danh sách các chương trình biểu diễn phục vụ Đại lễ. Mặc dù chỉ được tài trợ 50% kinh phí, nhưng với tâm huyết và lòng yêu nghề, các nghệ sĩ rất muốn sau đợt biểu diễn này, nhóm sẽ duy trì nhiều buổi biểu diễn khác tại các tụ điểm của Hà Nội, đồng thời ra album, làm live show tại Nhà hát Lớn...

Hát xẩm phục vụ Đại lễ

Chương trình biểu diễn của nhóm mỗi đêm sẽ kéo dài trong khoảng 75 phút với khoảng 15 tiết mục. Trong đó có khoảng 6 đến 8 bài hát xẩm về Thăng Long như: Dạo chơi Long thành, Vui nhất Hà thành, 36 phố phường... Ngoài xẩm, đoàn sẽ biểu diễn cả chầu văn, trống quân và quan họ.


Không gian Điện Kính Thiên sẽ dành cho biểu diễn hát xẩm
Trong hơn 20 buổi biểu diễn phục vụ Đại lễ (Theo lịch của Sở VH,TT&DL Hà Nội), thì nhóm sẽ biểu diễn tại Điện Kính Thiên- trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long khoảng 10 buổi. Không gian Điện Kính Thiên, theo GS Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa dân tộc, rất phù hợp với việc biểu diễn các loại hình văn hóa dân tộc, đặc biệt là với hát xẩm và ca trù - là hai loại hình không đòi hỏi phải có không gian rộng.

Ngoài ra, đoàn sẽ bay vào Cần Thơ để biểu diễn trong đêm nhạc chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long tại thành phố Cần Thơ.

“Tin rằng hát xẩm sẽ thành di sản thế giới”

Theo GS Hoàng Chương, Ban Chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long đã cắt rất nhiều chương trình kể cả các chương trình rất hiện đại của thế giới và chọn hát xẩm - một loại hình nghệ thuật đường phố đặc sắc của VN để biểu diễn. “Tôi tin rằng, tương lai, sau ca trù, hát xẩm sẽ được công nhận là di sản thế giới, vì đây là loại hình nghệ thuật được quá nhiều người ủng hộ” - ông bày tỏ.

Tháng 2 vừa qua, GS Hoàng Chương đã đưa đoàn Hát xẩm Hà Thành sang biểu diễn tại Festival nghệ thuật thế giới (tổ chức tại Tokyo- Nhật Bản). Tiết mục biểu diễn của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đã được thế giới hoan nghênh và ca ngợi nhiều nhất. Một giáo sư của Nhật Bản đã đứng lên, giơ 1 ngón tay, ý nói đây là tiết mục số 1. Vì sao lại thế? GS Hoàng Chương giải thích: “Hát xẩm cũng rất gần gũi với người Nhật và họ đồng cảm với người VN chúng ta... Mặc dù được coi là loại hình ca hát chuyên nghiệp của những người khiếm thị ở miền Bắc VN, được họ sử dụng làm nghề để kiếm sống nơi bến sông, bãi chợ... - những nơi đông đúc người qua lại - nhưng hát xẩm được coi là một loại hình ca hát dân gian mang tính chuyên nghiệp, với sự đa dạng của làn điệu... Sự tiếp nối của xẩm Hà thành là sự tiếp nối nghệ thuật hát xẩm đã phát triển từ nhiều năm tháng trước đó. Có nhà nghiên cứu nói rằng, xẩm mới được phục hồi hay mới phát triển từ thế kỷ 20, nhưng tôi không tin, bởi vì nghệ thuật dân gian mà còn chinh phục được cả khán giả hôm nay, thì nó phải có tuổi đời từ hàng trăm năm trước, chứ không phải mới ra đời. Các nghệ sĩ trẻ hôm nay như Thanh Ngoan, Mai Tuyết Hoa... đã tiếp nối di sản từ hàng ngàn năm trước và khai thác được những tinh hoa cha ông để lại...’’.

Chương trình ngày khai mạc Đại lễ (1/10/2010)

- 8h00: Khai mạc Đại lễ kỷ niệm tại vườn hoa Lý Thái Tổ.

- 9h30: Biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

- 14h00: Triển lãm các tác phẩm văn học - Nghệ thuật qua các thời kỳ tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng.

- 15h00: Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội tại 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm.

- 19h30: Khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 138 Giảng Võ, Ba Đình.

- 19h30: Khai mạc Tuần lễ phim lịch sử, cách mạng tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Đống Đa.

- 20h00: Cầu truyền hình Cả nước với Hà Nội trên Đài Truyền hình Việt Nam. Tại đầu cầu Hà Nội: Chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp đặc biệt, kết hợp trình diễn áo dài xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

- 20h00: Chương trình hòa nhạc Hội nhập quốc tế - Niềm tin hướng tới tương lai do NSND Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội.


Hoài Thương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm