cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

'Cấp cứu' rồng đá điện Kính Thiên: Chuyện mới cho câu hỏi cũ

18/11/2013 10:39 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) -  “Đánh động” dư luận trong suốt tuần qua, tình trạng “bị thương” của đôi rồng đá tại điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội) chỉ là bề nổi của một câu hỏi được lặp lại trong nhiều năm nay: Tại sao, dù đoán trước, chúng ta vẫn thường xuyên phải... bó tay nhìn hàng loạt di tích lần lượt rơi vào tình trạng xuống cấp hoặc bị xâm hại nặng nề.

Cụ thể, các thông tin được đưa ra cho biết: Đôi rồng đá điện Kính Thiên - được làm bằng đá xanh nguyên khối và mang nghệ thuật điêu khắc đặc trưng của thế kỷ 15 - đang có nhiều vết nứt, vỡ tại phần đầu và thân trên. Hiện tại, Ban quản lý (Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long), đã tạm thời triển khai một bệ khung bằng sắt để đỡ dưới phần đầu này. Tuy nhiên, về lâu dài, rõ ràng đây không phải là một giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng xuống cấp của một di sản đã có trên 500 năm tuổi...


PGS-TS Tống Trung Tín

Từ rồng đá...   

PGS-TS Tống Trung Tín (Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam), có cuộc trao đổi với TT&VH về những vấn đề mà câu chuyện “rồng đá” mở ra. Ông cho biết:

- Quan sát hiện trạng, có thể thấy rõ, những vết nứt trên thân rồng là vết nứt tự nhiên. Thực ra, trước khi được bàn giao lại cho ngành khảo cổ, đôi rồng này và điện Kính Thiên đã có một quá trình thăng trầm khá dài theo lịch sử. Ngay khi chúng ta tiếp nhận khu vực này từ tay người Pháp năm 1954, trên thân rồng đã có nhiều vết sứt mẻ rồi. Đến giờ, cùng với thời gian, những vết nứt đó ngày một nghiêm trọng hơn.

Phải khẳng định, cơ quan quản lý tại đó đã ý thức được điều này và có những biện pháp để hạn chế nguy cơ ấy, như chúng ta thấy. Thậm chí, như tôi được biết, trước đấy giới nghiên cứu cũng đã cùng thảo luận, bàn bạc để tìm kiếm một biện pháp bảo vệ dài hạn, vừa có tính khoa học và vừa đạt được sự hợp lý về thẩm mỹ. Nhưng, dù nghiên cứu đến giờ, chúng ta chưa thể tìm ra được biện pháp nào có tính tối ưu như vậy và vẫn phải sử dụng những biện pháp tình thế.


Khu vực Đàn Xã Tắc (Hà Nội)

* Nghĩa là, vì một lý do có tính tự nhiên, chúng ta đành bó tay trong việc nhìn rồng đá xuống cấp như vậy?

- Không. Chắc chắn, trong thời gian tới, giới khảo cổ, và cả những nhà nghiên cứu nghệ thuật nữa, sẽ phải tìm cách giải bài toán này. Bởi, đây là một di sản đặc biệt có giá trị và lại nằm trong khu vực Hoàng thành Thăng Long.

Sự thật, đôi rồng đá hiện nay chỉ là một phần còn lại của thềm rồng điện Kính Thiên trước kia. Giới nghiên cứu có thể từng bước phục dựng lại phần lan can và các bộ phận khác của thềm rồng. Có thể, kết cấu thềm rồng cũ đã được tính toán chuẩn xác, với những chi tiết điêu khắc có tính năng như những bệ đỡ chịu lực cho đầu rồng chẳng hạn.  Nhìn chung, đây là vấn đề giải quyết tổng thể thềm rồng, và rộng hơn là câu hỏi về việc phục dựng toàn bộ khu vực điện Kính Thiên từng có trong lịch sử.

* Có một thực tế mà ông chưa nhắc tới. Việc nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên, và xa hơn là các kiến trúc cổ như lầu Ngũ Môn, cổng Đông Hậu Lâu... cũng đã được giới chuyên môn nhắc tới nhiều lần. Nhưng, hiện tại, việc khu vực Hoàng thành Thăng Long vẫn đang có sự quản lý chồng chéo giữa UBND thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng đã gây khó khăn không ít cho các nhà nghiên cứu...

- Hiện tại, tôi chỉ có thể nói rằng các cơ quan quản lý đang làm hết sức để sớm “nhất thể hóa” và bàn giao toàn bộ diện tích Hoàng thành Thăng Long cho thành phố Hà Nội. Rồi trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng về đặc điểm của di sản này, giới chuyên môn sẽ lần lượt đưa ra các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn... để từng bước bảo tồn, tôn tạo Hoàng thành Thăng Long theo như quy hoạch đã có. Tuy nhiên, đó là một quá trình dài, và chúng ta phải bảo nhau rằng: “Dục tốc bất đạt” (cười).

 ...Tới bài toán “nóng lạnh thất thường” khi khảo cổ

* Rộng hơn, ông có thể nói gì về sự phối hợp giữa ngành khảo cổ với các cơ quan liên quan khi tiến hành khai quật hoặc khảo sát di tích - điều mà các nhà chuyên môn vẫn... kêu ca rất nhiều trong thời gian qua?

- Nhìn chung, giới khảo cổ chúng tôi vẫn gặp cái khó như vậy khi phải làm việc với những bên liên quan. Câu chuyện lằng nhằng trong thời gian qua về trường hợp cầu vượt Đàn Xã Tắc là ví dụ điển hình. Nói chung, đó luôn là mối quan hệ mà anh em trong nghề gọi là nóng lạnh thất thường.

Các trường hợp di chỉ khảo cổ “mất tích” vì thiếu quy hoạch thường diễn ra với kịch bản chung: Giới nghiên cứu khai quật một phần, khuyến cáo địa phương bảo tồn, để rồi... sững người khi quay lại đó trong thời gian kế tiếp. Cũng ở rất nhiều trường hợp, di tích khảo cổ phát lộ trong quá trình xây dựng hoặc quy hoạch đường sá, nhưng khi các chuyên gia khảo cổ chạy tới thì không còn “nhặt nhạnh” được gì. Chẳng hạn, như câu chuyện về phần di tích tại nút cầu vượt Văn Cao - Hoàng Hoa Thám 3 năm trước. Khi ngành khảo cổ biết tin, chạy đến thì... gần như cụm di tích đó đã bị phá tan hoang rồi. Cố gắng khai quật thì chỉ là vớt vát.


Phải dùng trụ sắt đỡ đôi rồng đá Điện Kính Thiên

* Lý do của điều này là gì, theo ông?

- Tôi cũng chẳng thể tìm được lý do gì khác để giải thích câu chuyện, ngoài việc Luật Di sản văn hóa bị coi thường. Thậm chí, mọi người hay than thở về tình hình xâm phạm di tích ở Hà Nội. Nhưng thực tế, tại các địa phương xa, tình hình còn phức tạp hơn nhiều. Phát hiện di tích, rất ít khi cơ quan chức năng địa phương kịp thời báo lên cho Viện Khảo cổ học. Còn nếu phải bắt buộc phối hợp sau khi dư luận vào cuộc, thì mối quan hệ giữa ngành khảo cổ và phía thi công vẫn hay ở trong tình trạng “nóng lạnh thất thường”.

Chẳng hạn, cách đây nhiều năm, nhóm chuyên gia khảo cổ của Viện Khảo cổ  xuống Hải Phòng để khảo sát khu mộ thuyền Thủy Sơn. Biết rằng khu di tích giá trị này nằm trong hướng quy hoạch Quốc lộ 10, chúng tôi đã ra sức khuyến cáo, nhắc nhở địa phương. Rồi 3 năm sau quay lại, đường lớn đã hoàn thành, còn khu mộ thuyền thì mất đi hoàn toàn. Hỏi thì địa phương ậm ừ.

Vấn đề đã được quy định rõ theo luật, thậm chí phân rõ chức năng cho các cơ quan ban ngành. Vậy nhưng, những kết quả đáng buồn này cho thấy Luật Di sản văn hóa cứ viết, cứ nói, còn di tích không được bảo vệ thì cứ mất đi mỗi ngày. Điều đó luôn làm chúng tôi đau đầu.

* Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Sơn Tùng (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm