cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Khi AFF Cup ngày càng thiếu sức hút...

27/11/2014 18:08 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Vé vào sân Mỹ Đình không còn sốt xình xịch khi đội tuyển Việt Nam chơi ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á nữa. Phải chăng AFF Cup ngày càng thiếu sức hút? Chủ đề của Cà phê thể thao tuần này với  nhà báo Hồng Ngọc.

Cà phê thể thao: AFF Cup không còn bị thống trị tuyệt đối bởi Thái Lan nữa. Và rất nhiều đội ở nhóm dưới đã vươn lên cạnh tranh sòng phẳng với nhóm đầu. Nhưng tại sao khán giả Việt Nam lại không còn tranh nhau vào sân khi chúng ta chơi trên sân nhà như trước đây nữa?

Hồng Ngọc: Bạn mới đề cập tới một khía cạnh của thể thao. Nhưng trước tiên chúng ta phải bàn tới các vấn đề xã hội, đó mới là những nguyên nhân trọng yếu.

Thứ nhất, Việt Nam hội nhập trở lại với khu vực và thế giới với cột mốc gia nhập ASEAN cũng như bình thường hóa quan hệ với Mỹ vào năm 1995. Thế nên khi giải vô địch Đông Nam Á tổ chức lần đầu vào năm 1996, nó giống như sự kiện mà khán giả Việt Nam ngóng đợi để biết mình so với thiên hạ thế nào, trong những thứ có thể so được và chứng kiến.

Bóng đá lại là công cụ thường được sử dụng cho niềm tự hào dân tộc, nên người hâm mộ Việt Nam có thể “xuống đường” ngay sau khi đội tuyển thắng một trận đấu trước bất kỳ một đối thủ nào. Từ đó đến nay đã gần 19 năm, và cũng đã 8 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta hội nhập sâu hơn với thế giới, và khi đã có dịp “so tài” trực tiếp với thiên hạ trên nhiều lĩnh vực, chúng ta nhận thấy việc so tài đá bóng không phải là tất cả nữa.



Các trận đấu của đội tuyển Việt Nam (áo đỏ) trên SVĐ QG Mỹ Đình tại AFF Cup 2014 không kín chỗ. Ảnh: V.S.I

Thứ hai, những khó khăn kinh tế, xã hội kéo dài vài năm qua khiến người dân chúng ta có nhiều vấn đề để quan tâm, lo lắng và giải quyết, khiến mức độ quan tâm tới bóng đá Việt Nam nhìn chung giảm xuống, đặc biệt khi người hâm mộ Việt Nam không nhìn thấy triển vọng sáng sủa trong việc giành ngôi vị cao nhất.

Nhưng thể thao có tính độc lập tương đối của riêng nó. Trong khi như tôi đã nói ở trên, lại có những yếu tố tích cực mà lẽ ra phải thu hút khán giả hơn?

Nhìn từ bên ngoài vào thì là như thế. Nhưng tại sao dân ta quan tâm đến AFF Cup hơn là AFC Cup hay vòng loại World Cup? Bởi vì ở cấp độ này chúng ta có khả năng chiến thắng hơn hẳn. Ngày trước chúng ta nhìn lên chỉ thấy Thái Lan, ngoài ra chỉ phải lo tranh tài với Indonesia và phần nào là Singapore. Giờ thì đối thủ có thể chiến thắng chúng ta có rất nhiều: Singapore, Malaysia thắng ta nhiều hơn thua, và số danh hiệu họ giành được cũng vượt chúng ta. Những đội chiếu dưới trước đây là Phillippines, Myanmar, thậm chí Đông Timor cũng có thể thắng chúng ta. Vì khó “xơi” nên nó ít nhận được sự quan tâm của khán giả Việt Nam hơn trước.

Thêm nữa, khu vực Đông Nam Á chỉ là khu vực nhỏ của bóng đá thế giới. Có lẽ chỉ có hai khu vực có trình độ bóng đá thấp kém nhất thế giới là Đông Nam Á và khu vực Nam Á là tổ chức giải bóng đá tiểu khu vực riêng định kỳ để tạo điều kiện cho các đội bóng tiếp cận “vinh quang”.

Chắc chắn phải có lý do mà các khu vực khác không tổ chức các giải bóng đá tương tự, mà tôi cho rằng vì nó phá vỡ đời sống bóng đá bình thường của các nền bóng đá quốc gia, ngăn chặn họ hội nhập đầy đủ vào các khu vực lớn (châu lục) và thế giới. Vì chúng ta tập trung hết nguồn lực, tâm lực vào AFF Cup, SEA Games rồi thì nguồn lực, tâm lực cho giải vô địch châu Á, vòng loại World Cup sẽ suy yếu.

Các nước Đông Nam Á khác cũng vậy, và đó là vòng luẩn quẩn ngăn họ tiến lên trình độ châu lục, dù về mặt kỹ chiến thuật, Thái Lan từng có thời điểm tiếp cận nhóm hàng đầu châu lục.

Ý của anh là nên giải tán AFF Cup chăng?

Nếu bóng đá Việt Nam và châu Á vận hành một cách bình thường như Âu, Mỹ thì đúng là nên giải tán AFF Cup. Nhưng hiện nó chưa được bình thường.

Các giải vô địch quốc gia ở châu Âu thường có 18-20 đội, đá vòng tròn 2 lượt. Ít đội như Scotland thì đá tới 4 lượt. Họ còn có Cúp quốc gia, Cúp Liên đoàn, và nhiều đội dự Cúp châu Âu. Các đội tuyển quốc gia của họ năm nào cũng có 5-6 trận đấu chính thức dự vòng loại World Cup hay vòng loại Euro, chưa kể đến các trận giao hữu và VCK.

Mỗi năm các CLB chơi 40-60 trận đấu, đội tuyển hơn 10 trận đấu. Còn chúng ta chơi bao nhiêu trận đấu? Mỗi đội dự V-League mỗi năm chỉ chơi hơn 20 trận đấu. Đội tuyển Việt Nam nếu không có AFF Cup thì mỗi năm trung bình chỉ có 3-4 trận đấu chính thức tại vòng loại châu Á và World Cup, mà tham dự như chiếu lệ. Nên tổ chức AFF Cup là cần thiết, để lấp bớt thời gian trống, cho bóng đá khu vực có đời sống gần giống bình thường hơn.

Hình như anh đang mâu thuẫn. Anh phê phán việc khu vực quá tập trung vào AFF Cup, nhưng lại cho rằng giải đấu này cần thiết duy trì để bóng đá khu vực có thêm nhiều trận đấu?

Nếu AFF Cup tổ chức theo cách thức hiện nay thì đúng là tôi tự mâu thuẫn. Nhưng cái mà tôi nhấn mạnh là khu vực này cần một đời sống bóng đá bình thường hơn, chứ không chỉ là có nhiều trận đấu hơn. AFF Cup tổ chức theo cách hiện nay là phá vỡ đời sống bóng đá bình thường của các quốc gia trong khu vực.

Hiện tại AFF Cup được tổ chức theo thể thức tập trung kiểu “vòng chung kết”, nhưng vòng chung kết này cũng không được tổ chức tập trung mà lại tương đối phân tán về mặt địa lý, khiến nó kéo dài tới gần 1 tháng, liên tục.

Qũy thời gian tổ chức của nó kéo dài gần bằng VCK các giải đấu lớn. Với những nền bóng đá chuộng thành tích như chúng ta thì lại cần có thêm khoảng 1 tháng để chuẩn bị trước giải, còn hơn cả thời gian một đội tuyển hàng đầu chuẩn bị cho VCK World Cup hay Euro.

Do vậy, toàn bộ sự quan tâm của khán giả đối với đội tuyển quốc gia tập trung dồn hết vào giải đấu, trong khi những thời gian quá lớn còn lại không có gì đáng để quan tâm. Vì vậy đời sống bóng đá ở cấp đội tuyển quốc gia là không liên tục. Nó là sự lãng phí đối với việc trả lương cho HLV trưởng đội tuyển quanh năm, nhưng lại chỉ thật sự dùng 2 tháng.

Và một đời sống không có hoạt động bình thường mà thỉnh thoảng lại đẩy lên cao trào, thì cũng giống như học sinh của chúng ta quanh năm không được tập thể dục, chơi thể thao, rồi bỗng dưng lôi chúng ra thi chạy tốc độ, không thấy chúng khỏe lên mà chỉ thấy ngất xỉu và… nhập viện vì thể thao.

Vì vậy, tôi cho rằng cần phải thay đổi thể thức thi đấu của AFF Cup. Không thi đấu tập trung nữa, mà phân tán cả về thời gian và địa điểm, tương tự như cách thức tổ chức vòng loại World Cup và Euro ở khu vực châu Âu.

Các cầu thủ cứ chơi ở cấp CLB, thỉnh thoảng đội tuyển lại tập trung để thi đấu AFF Cup, cho các đội tuyển quốc gia trong khu vực có đời sống bóng đá bình thường hằng năm. Việc tổ chức theo thể thức đó và vòng tròn 2 lượt sân nhà – sân đối phương cũng sẽ mang giải đấu đến mọi quốc gia trong khu vực, thu hút thêm sự chú ý của cả khu vực.

Thể thao & Văn hóa cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm