cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Không cần nhờ SpaceX, Nga sẽ tự phóng tàu vũ trụ mới để thay thế phương tiện đang bị rò rỉ trên ISS

13/01/2023 11:08 GMT+7 | HighTech

Cả NASA và Roscosmos của Nga đều không coi đây là một nhiệm vụ giải cứu, tuy nhiên một tàu vũ trụ của SpaceX vẫn luôn túc trực ở đó để dự phòng.


Một tàu vũ trụ Soyuz của Nga cập bên tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) bắt đầu rò rỉ chất làm mát vào đầu tháng trước, dẫn đến các lo ngại về việc liệu phương tiện này có an toàn để vận chuyển các thành viên phi hành đoàn trở lại Trái đất hay không.

NASA và Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) hiện đã thông báo rằng họ sẽ gửi một tàu vũ trụ thay thế để đưa phi hành gia Frank Rubio của NASA và các nhà du hành vũ trụ Nga Sergey Prokopyev và Dmitry Petelin về nhà. Một tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX vẫn có sẵn như một tùy chọn dự phòng nếu được yêu cầu.

Không cần nhờ SpaceX, Nga sẽ tự phóng tàu vũ trụ mới để thay thế phương tiện đang bị rò rỉ trên ISS - Ảnh 1.

Động thái mới của Nga cho thấy họ rất sẵn các con tàu vũ trụ Soyuz.

Con tàu thay thế có tên là MS-23, dự kiến phóng vào ngày 20/2 tới. Nhiệm vụ này đã được lên kế hoạch khởi động vào tháng 3 để mang theo các thành viên phi hành đoàn mới lên ISS, nhưng giờ đây nó sẽ khởi động sớm hơn và không có phi hành đoàn bên trong.

NASA cũng đang đề cập đến tàu Soyuz mới như một phương tiện thay thế, chứ không phải tàu cứu hộ và nhấn mạnh rằng phi hành đoàn trên trạm vũ trụ vẫn an toàn.

“Chúng tôi không gọi đó là tàu giải cứu”, Joel Montalbano, giám đốc chương trình ISS tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, cho biết: “Ngay bây giờ, phi hành đoàn đã an toàn trên trạm vũ trụ. Họ không cần phải về nhà ngay hôm nay. Tất cả các hệ thống vẫn đang hoạt động.”

Một hình ảnh về sự cố của tàu Soyuz đang neo đậu tại ISS, đã thu được bằng cách sử dụng cánh tay robot của trạm vũ trụ, cho thấy có một lỗ hổng đã xuyên qua bộ tản nhiệt cũng như đường ống cung cấp chất làm mát. Khi chất làm mát từ hệ thống đã bị rò rỉ ra ngoài, sẽ rất nguy hiểm khi bay trên phương tiện này vì nhiệt độ có thể đạt mức cao trong hành trình trở về Trái đất.

“Vấn đề chính đối với việc hạ cánh chiếc Soyuz hiện tại cùng phi hành đoàn là điều kiện nhiệt độ, vì chúng tôi đã mất khả năng giảm nhiệt trên chiếc Soyuz”, Sergei Krikalev, giám đốc điều hành Chương trình Chuyến bay vào Không gian của Con người tại Roscosmos, giải thích trong cuộc họp báo. Nhiệt độ cơ thể của các thành viên phi hành đoàn, nhiệt do thiết bị tạo ra và nhiệt do ma sát khi phương tiện di chuyển trong bầu khí quyển, nhiệt độ trong khoang phi hành đoàn và các thiết bị có thể đạt đến mức không an toàn.

Không cần nhờ SpaceX, Nga sẽ tự phóng tàu vũ trụ mới để thay thế phương tiện đang bị rò rỉ trên ISS - Ảnh 2.

Hiện có 7 người đang cư ngụ trên ISS.

Khi tàu Soyuz mới được phóng đến trạm vũ trụ, các thiết bị sẽ được chuyển từ phương tiện cũ sang phương tiện mới. Sau đó, chiếc Soyuz mới sẽ được sử dụng để đưa phi hành đoàn trở lại Trái đất, còn chiếc Soyuz cũ sẽ được cho quay trở về như thường lệ nhưng không có phi hành đoàn bên trong.

Các chuyên gia cũng muốn thực hiện một số phép đo nhiệt độ trên tàu Soyuz cũ để đánh giá xem phương tiện hoạt động như thế nào trong tình huống này. Điều này sẽ cung cấp thêm các dữ liệu cần thiết cho các kế hoạch trong tương lai.

Ngoài ra, một phương án dự phòng nữa là sử dụng phương tiện Crew Dragon của SpaceX, hiện đang neo đậu trên ISS để đưa các phi hành gia trở lại Trái đất nếu cần thiết. NASA cho biết họ đang liên hệ với SpaceX về tình huống này, nhưng đây chỉ là kế hoạch dự phòng và không cần thiết nếu phi hành đoàn có thể đi trên con tàu Soyuz mới.

Về nguyên nhân rò rỉ, Krikalev nói rằng cuộc điều tra của họ cho thấy nó không phải do vấn đề công nghệ hay sản xuất. Nó gây ra nhiều lo ngại vì đây không phải là lần đầu tiên một chiếc Soyuz bị rò rỉ khi cập bến ISS. Một vụ rò rỉ Soyuz tương tự đã xảy ra vào năm 2018. Vào thời điểm đó, Roscosmos đã đưa ra tuyên bố khá kỳ lạ rằng vụ rò rỉ có thể là do hoạt động cố ý phá hoại chứ không phải một lỗi sản xuất.

Không cần nhờ SpaceX, Nga sẽ tự phóng tàu vũ trụ mới để thay thế phương tiện đang bị rò rỉ trên ISS - Ảnh 3.

Crew Dragon của SpaceX vẫn ở trên ISS như phương án dự phòng.

Nhiều nhà quan sát ban đầu cho rằng vụ rò rỉ mới nhất có thể là do tác động của vi thiên thạch gây ra , đặc biệt là khi nó xảy ra vào khoảng thời gian diễn ra mưa sao băng Geminid khi Trái đất đi qua một vùng mảnh vụn trên quỹ đạo của nó. Một cuộc tấn công vi thiên thạch dường như vẫn là lời giải thích hợp lý nhất cho thiệt hại, khi Krikalev thông báo rằng các thí nghiệm cho thấy một thiệt hại tương tự có thể gây ra bởi một hạt có đường kính khoảng 1 mm và di chuyển với tốc độ 7 km/giây. Tuy nhiên, tác động này cũng có thể không liên quan đến trận mưa sao băng vì lỗ hổng ở vị trí khác với hướng mà cơn mưa sao bằng Geminids tiếp cận đến.

NASA cho biết họ sẽ công bố ngày chính xác của các chuyến bay trong những tuần tới.

Tham khảo TheVerge, NASA

Bảo Nam

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm