cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

'Kinh điển' Real Madrid - Barcelona: Những kịch sĩ giết chết sự hào hoa

24/03/2014 10:21 GMT+7 | Bóng đá Tây Ban Nha

(Thethaovanhoa.vn) - Vẻ đẹp đang bị mai một trong các trận “Kinh điển”, mà chiến thắng 4-3 của Barca trước Real Madric ở vòng 29 La Liga phản ánh rất rõ điều này. “Kinh điển” giờ đây có quá nhiều kịch sĩ và thừa tiểu xảo.

Gần một thập niên về trước, cụ thể là xấp xỉ 9 năm, khi Barca đánh bại Real Madrid 3-0 ngay trên sân Bernabeu, các Madridista mặc dù thất vọng nhưng vẫn đứng dậy vỗ tay tán thưởng đối thủ. Họ làm thế để thể hiện sự ngưỡng mộ với Ronaldinho, tác giả 2 bàn thắng từ 2 cú solo tuyệt đẹp (Eto’o mở tỷ số).

Trận “Kinh điển” lần ấy có những nghệ sĩ sân cỏ đích thực. Họ là Zidane, Beckham, Ronaldo (Brazil, tất nhiên!), Raul, Roberto Carlos, Robinho... bên phía Real; trong khi Barca có Ronaldinho, Eto’o, Xavi, Deco và cả tài năng trẻ Messi nữa.

Đó là trận “Kinh điển” của thời mà bóng đá Tây Ban Nha mang đậm hình ảnh quyến rũ. Với phiên bản nổi tiếng “Galacticos”, Real chơi thứ bóng đá hào hoa và luôn thể hiện hình ảnh đẹp kể cả khi thất bại. Barca có những cầu thủ sẵn sàng phạm lỗi (ví dụ: Marquez, Edmilson), nhưng không dùng tiểu xảo.

Ngày ấy, Barca được ngưỡng mộ ở chỗ họ thậm chí nói không với bất kỳ nhà tài trợ nào trên áo đấu. CLB xứ Catalunya mặc áo “sạch”, và tự hào về điều đó. Nhưng giờ, khi bóng đá thương mại hóa, Barca mang logo UNICEF một thời cũng là niềm tự hào ra sau lưng, để sử dụng “mặt tiền” kiếm tiền từ hãng hàng không Qatar (khoảng 30 triệu euro mỗi năm).

Barca thay đổi, và Real cũng thế. Vài năm qua, đội bóng Hoàng gia mang hình ảnh rất xấu xí, ngược lại vẻ đẹp hào hoa của thế hệ trước. Thế nên, “Kinh điển” cũng khoác lên diện mạo mới.

Không còn chỗ cho những pha bóng đầy mê hoặc của Zidane, Ronaldinho. Không còn những pha ghi bàn đẹp nên thơ của Ronaldinho hay Raul. “Kinh điển” hiện nay là nơi tập trung những màn tiểu xảo để tìm kiếm chiến thắng.

Đã có ít nhất hai tình huống phạt đền mà người được hưởng chủ động ngã. Cristiano Ronaldo ngã quá đẹp khi Dani Alves vừa đưa chân ra (mà tình huống diễn ra ngoài vòng cấm). Neymar thậm chí như một diễn viên trong các đoạn hành động, với cú ngã khiến khi quan sát từ phía sau sẽ tưởng anh bị Sergio Ramos đẩy một cú trời giáng. Quả penalty thứ 3 cũng bị xem là có vấn đề trong cách ngã của Iniesta.

Rồi Pepe và Fabregas nằm vật trên sân sau khi hai người cụng đầu nhau như thể “đuổi ruồi”. Các cầu thủ luôn làm mọi cách để có lợi cho đội nhà. Để được như vậy, họ sẵn sàng đóng kịch, luôn chờ cơ hội để ăn vạ. Có cảm giác những ngôi sao “Kinh điển” có thể bị gió cuốn đi chỉ với một cơn gió nhẹ!

Tất nhiên, không chỉ có trận đấu vừa qua. Từ khoảng 3-4 năm trở lại đây, “Kinh điển” đã nhuốm màu bạo lực và tiểu xảo. Chưa ai có thể quên những pha bóng mà Pepe bị xem là “đồ tể”. Dani Alves phải lên cáng để bác sĩ chăm sóc, dù chân Pepe còn cách anh cả gang tay. Ramos và Arbeloa ức chế vì David Villa ngã vờ, nên cả hai lao đến sốc tiền đạo này dậy. “Kinh điển” còn nóng cả khu vực kỹ thuật, với Mourinho “móc mắt” Tito Vilanova...

Có một điều không thể phủ nhận, những tranh cãi và tiểu xảo mang đến sức hút rất lớn cho “Kinh điển”. Truyền thông và người hâm mộ bàn tán. Kẻ chịu thiệt trong cuộc thì tức giận và phản ứng. Khi mà cuộc chiến chia đôi bóng đá TBN trở thành trận đấu toàn cầu, chính áp lực từ truyền thông và người hâm mộ cũng góp phần tạo ra các pha bóng tranh cãi.

Sẽ rất khó, hay thậm chí là không thể, để quay về với thời mà “Kinh điển” là màn trình diễn của bóng đá đỉnh cao, nơi cảm xúc thăng hoa và kẻ thù cũng được tôn trọng.

Tuy vậy, ở Bernabeu đêm 23/3, vẫn còn những điểm sáng nhỏ nhoi của thứ bóng đá nghệ thuật: Messi bên phía Barca, và Di Maria của chủ nhà. Đáng chú ý, họ là những người Argentina, nơi vốn nổi tiếng nhất thế giới với các trò tiểu xảo.

Ng.Huy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm