cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Giới phân tích nhận định tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể rơi xuống mức thấp nhất trong 44 năm

14/04/2020 19:08 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể rơi xuống mức thấp nhất trong 44 năm qua trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã “chặn đứng” hoạt động của các doanh nghiệp cũng như đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào ngưng trệ.

WHO cảnh báo bệnh COVID-19 nguy hiểm gấp 10 lần bệnh cúm H1N1

WHO cảnh báo bệnh COVID-19 nguy hiểm gấp 10 lần bệnh cúm H1N1

Ngày 13/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với virus H1N1, gây đại dịch cúm toàn cầu năm 2009, đồng thời nhấn mạnh vaccine phòng bệnh hiệu quả cần ngăn chặn triệt để nguy cơ lây nhiễm.

Đây là nhận định của các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò dư luận về tình hình kinh tế Trung Quốc trong năm 2020, do Reuters tiến hành, công bố ngày 14/4.

Theo Reuters, mức tăng trưởng trung bình chung mà 62 nhà phân tích đưa ra đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm 2020 là 2,5% - thấp nhất kể từ năm 1976 – năm cuối cùng diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc.

Cũng theo cuộc thăm dò trên, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I/2020 có thể giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu đúng như vậy, đây là lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng theo quý giảm kể từ khi công bố dữ liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 1992. Dự kiến, quốc gia Đông Bắc Á này sẽ công bố số liệu về tình hình kinh tế trong quý I/2020 vào ngày 17/4 tới. 

Dự báo này cho thấy những thách thức mà nền kinh tế đầu tàu châu Á phải đối mặt cho dù số ca mắc COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 2. Để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, Trung Quốc - nước bùng phát dịch sớm, đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt và dừng hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, biện pháp này cũng đi kèm với những tác động nặng nề về kinh tế. 

Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 trong nước hiện đang giảm dần, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp khẩn cấp, khuyến khích các ngành công nghiệp hoạt động trở lại. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tốc độ phục hồi ở nước này trong những tháng tới sẽ bị tình hình bên ngoài ghìm lại. Hiện dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trên thế giới, kéo theo nhiều nước phải áp dụng biện pháp phong tỏa, kéo theo các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, tác động nghiêm trọng đến nhu cầu ngoài nước, đẩy kinh tế toàn cầu trước “thảm cảnh” rơi vào suy thoái trong năm 2020.

Chú thích ảnh
Công nhân làm việc bên trong một dây chuyền sản xuất ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 31/12/2019. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo các nhà kinh tế, mặc dù bước đầu khống chế thành công dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với hai thách thức nghiêm trọng đó là sự sụt giảm của nhu cầu ngoài nước do đại dịch và nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh lần thứ 2. Do đó, khó có khả năng kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng.

Bất chấp số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới đã không còn giảm mạnh, song triển vọng tổng thể vẫn còn khá ảm đạm khi dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh của các đối tác thương mại lớn của nước này bị ngưng trệ.

Đó là chưa kể, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào khu vực tư nhân của Trung Quốc – vốn đóng vai trò ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Các doanh nghiệp tư nhân và nhỏ hiện đang phải đối mặt với khủng hoảng tiền mặt, dẫn tới suy thoái kéo dài, buộc nhiều lao động phải nghỉ việc hoặc thậm chí là đóng cửa hoạt động. Các nhà phân tích ước tính trong năm 2020, Trung Quốc mất gần 30 triệu việc làm, cao hơn mức 20 triệu trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cú sốc tăng trưởng âm đã thúc đẩy Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC, tức ngân hàng trung ương) đưa ra một loạt chính sách tiền tệ, chủ yếu là các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Theo các nguồn tin, PBOC sẽ tăng cường chính sách nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế, song sẽ không áp dụng biện pháp cắt giảm lãi suất sâu rộng hay nới lỏng định lượng như Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò dư luận dự đoán PBOC sẽ giảm lãi suất tiền gửi từ 1,5%, vốn được áp dụng từ tháng 10/2015 xuống còn 1,25%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2020 sẽ tăng 3,3%, cao hơn so với mức tăng 2,9% trong năm 2019.

       Ngọc Hà - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm