cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau đời sống tinh thần yêu bản thân chăm sóc bản thân

Người Kyrgyzstan ăn gì?

02/04/2017 11:07 GMT+7 | Điểm đến

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Cả gia đình chị Jaluka quây quần ấm áp bên mâm cơm vào mỗi buổi tối. Người phương Bắc của Kyrgyzstan lại thích ăn món truyền thống Plov vào mỗi cuối tuần, trong khi người phương Nam lại thích món Besh Barmak.

Đến Karakol sau chuyến xe đường dài từ thủ đô Bishkes, tôi đói bụng!. Ở  Kyrgyzstan, tôi không thể sử dụng tiếng Anh, bởi ngôn ngữ chính người bản địa là tiếng Nga và tiếng Kyrgyz. Ghé quán tạp hóa cạnh bến xe, tôi sử dụng ngôn ngữ cơ thể mua một chiếc bánh ngọt và chai Coca chống đói. Chị Jaluka, chủ quán, cảm thấy “ngờ ngợ” về hành động của tôi.

Ở quốc gia Trung Á này, sự hổn hợp văn hóa của nhiều tầng lớp người như : Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, … nên khó biết được ai là du khách nước ngoài đến từ các quốc gia châu Á khác.  Khuôn mặt hao hao giống người Trung Quốc, nên tôi luôn bị lầm tưởng là người bản địa. Gặp được người nói tiếng Anh, chị Jaluka mừng lắm, bao nhiêu kỷ niệm thời sinh viên khi Kyrgyzstan còn thuộc Xô Viết như tràn về trong ký ức …


Món Plov, món ăn truyền thống của người Kyrgyzstan ở phương Bắc

Ghé thăm nhà chị Jaluka

Sau khi dẫn dắt tôi tham quan một vòng thành phố Karakol, chị mời tôi ghé thăm nhà và dùng bữa cơm tối với gia đình. Chị muốn giới thiệu với tôi món ăn Plov truyền thống của người Kyrgyzistan ở phương Bắc.

Cầu thang dẫn lên căn hộ không một bóng đèn dẫn lối. Căn hộ nhỏ chỉ khoảng 60 m2 được xây dựng trong thời Xô Viết những năm 1980 theo dạng hình vuông rộn rã sau mỗi buổi tối khi gia đình xum họp. Bỏ nghề đã 20 năm sau ngày ra trường, bởi không một ai đi học tiếng Anh, cô giáo tiếng Anh Jaluka chuyển qua nghề buôn bán nhỏ gần bến xe.

Cũng giống như các gia đình khác ở Kyrgyzstan, hầu hết những thanh niên trẻ tuổi đều đến những quốc gia khác để lao động, nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ và Dubai. Không trở ngại về rào cản ngôn ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật, những người có học thức, trẻ tuổi thì lại mong muốn đến Nga để làm việc. Con trai và con gái của chị Jaluka đang lao động miệt mài tại Nga để gửi tiền hàng tháng về cho gia đình.


Gia đình chị Jaluka hướng dẫn tác giả chơi những trò chơi truyền thống trong thời gian chờ cơm chín.

Plov, món ăn truyền thống của người phương Bắc

Biết tôi không hảo lắm thịt trừu, thịt dê và thịt ngựa – những loại thực phẩm phổ biến sử dụng hàng ngày, chị Jaluka nhờ cô gái út chạy đến siêu thị gần đó mua một con gà đông đá. Nhìn cách mến khách của chị Jaluka, sự thân thiện và chân thành của người Kyrgyzistan qua những cuốn truyện “cây thông non quàng khăn đỏ”, “con tàu trăng” … của nhà văn Aitmatov lại chảy tràn vào ký ức của tôi.

Cũng không e ngại, tôi vén tay và phụ giúp chị chuẩn bị bữa tối. Chị hướng dẫn tôi cách nấu món cơm Plov, một trong 2 món ăn truyền thống của người Kyrgyzstan : cho dầu khá nhiều vào nồi để xào những miếng thịt xắt vừa đủ lớn, thêm vào một ít củ cải đỏ được xắt dưới dạng hạt lựu và hành tây xắt múi. Nước được thêm vào vừa đủ nấu chín cơm sau khi nêm nếm đủ độ.

Chị Jaluka giải thích : “màu củ cải đỏ sẽ hòa quyện với dầu tạo thành màu vàng đỏ cho cơm, dầu khá nhiều để không bị khét và tạo độ bóng cho cơm”. Gạo được vo để ráo nước trước khi cho vào hỗn hợp. Đậy nắp và giữ lửa riêu riêu 40 phút sau khi cho gạo vào nồi. Hương thơm của cơm bắt đầu lan tỏa. Sự chia sẽ văn hóa ẩm thực của hai quốc gia trong thời gian chờ cơm chín, khiến tôi có cảm giác gần gũi và không cảm thấy “lạc lõng” nơi đất khách quê người.


Besh Barmak, món ăn truyền thống của người Kyrgyzstan ở phương Nam

Besh Barmak, món ăn truyền thống của người phương Nam

Biết tôi chưa được thưởng thức qua hương vị món Besh Barmak, chị Jaluka lại mời tôi đến nhà vào buổi trưa. Chị cho biết : “người phương Bắc thích ăn cơm Plov vào mỗi cuối tuần, trong khi người phương Nam lại thích ăn món Besh Barmak”. Mỗi nhà ở phương Nam đều có ít nhất vài cân bột mì trong bếp để làm món này. Bột mì được cán, cắt thành dạng sợi và đem luộc chín. Cách nấu tương tự như món Plov, nhưng chỉ sử dụng hành tây và thêm một số rau mùi. Bất cứ loại thịt nào cũng có thể nấu Besh Barmak, nhưng người Kyrgyzstan lại thích thịt ngựa hơn khi nấu món này.

Là quốc gia Hồi giáo, nhưng lại ảnh hưởng văn hóa của người Nga, nên người Kyrgyzstan vẫn dùng một ít rượu hay bia trong các bữa ăn. Trong các bữa tiệc sum họp gia đình, rượu Vodka là thức uống “tinh thần” đầu tiên rồi sau đó họ chuyển qua uống bia. Ăn kèm với món Plov và Besh Barmak là salad, thường được trộn giống như món kim chi của xứ Hàn và người Kyrgyzstan không ăn bốc mà sử dụng muỗng và nĩa. Theo tiếng Kyrgyz, Besh Barmak có nghĩa là “năm ngón tay”. Sự hòa quyện của thịt ngựa và sợi mì mang đến sự trơn trợt khi sử dụng muỗng hay nĩa, người Kyrgyzstan sử dụng tay khi ăn món này.

Những hạt gạo dẽo mềm hòa quyện trong cái béo vừa của thịt trong Plov cho tôi hương vị khác lạ mà tôi chưa từng được thử qua. Những sợi mì day, mềm cùng những miếng thịt ngựa trong Besh Barmark lại hơi khó ăn vì quá béo, nhưng càng ăn tôi lại càng thấy thích.

Bạn có biết?

 Sống chủ yếu về nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi đàn gia súc trên những đồng cỏ, những người Kyrgyzstan đều biết đến những trò chơi tập thể truyền thống thời niên thiếu được phát minh từ những người chăn gia súc như : tôi di chuyển, chơi sò, đánh cờ, … Người Kyrgyzstan đều dạy cho con cháu của họ nối tiếp qua các đời những trò chơi truyền thống này để giữ gìn bản sắc dù họ đang sinh sống ở thành phố lớn. Mỗi khi xum họp gia đình, họ đều bày ra các trò chơi đó nhằm gắn kết sợi dây gia đình

Bài & Ảnh: NCL

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm