cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

KTS Đoàn Thanh Hà: Hà Nội cần tìm 'sự thông thái' trong quá khứ

09/09/2021 19:01 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Đại diện cho Hà Nội tham dự triển lãm kiến trúc và đô thị lưỡng niên Seoul 202 - sự kiện quy tụ nhiều kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới - từ ngày 16/9 tới, đó là hành trình mới của Không gian ngóiNhà hang gạch, 2 công trình đã giúp KTS Đoàn Thanh Hà được chú ý đặc biệt trong vài năm vừa qua.

Nghĩ về tương lai của kiến trúc Hà Nội

Nghĩ về tương lai của kiến trúc Hà Nội

Hội thảo quốc tế mang tên “Hà Nội Thiên niên kỷ - Thành phố quá khứ và tương lai” sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2010.

Có tên gọi Seoul Biennale of Architecture and Urbanism (SBAU), triển lãm quốc tế này bắt đầu tổ chức từ 2017 theo chu kỳ 2 năm/lần tại Seoul (Hàn Quốc). Những nội dung tại triển lãm đều gắn với một chủ đề xuyên suốt: sự phát triển - cũng như sáng kiến đổi mới - tại các thành phố và đô thị trên khắp thế giới. Trong lần tổ chức năm nay (từ 16/9 - 21/10) với sự tham dự của hơn 100 thành phố, Đoàn Thanh Hà được các giám tuyển của triển lãm mời tham dự trên tư cách đại diện cho Hà Nội.

“Việc được mời tham dự Seoul Biennale cùng với những người khổng lồ của kiến trúc thế giới đương đại là sự động viên lớn. Và tôi ý thức rõ trách nhiệm về việc cần có một thông điệp cho câu chuyện của cả Hà Nội từ những gì mình đã và đang làm” - KTS sinh năm 1980 cho biết - “Do vậy, dịp này rất khác với những lần nhận giải thưởng quốc tế trước đây”.

Chú thích ảnh
KTS Đoàn Thanh Hà

“Giao lộ” đặc biệt của đô thị hiện đại

* Được biết, chủ đề triển lãm năm nay là CROSSROADS Building the Resilient City (GIAO LỘ - Xây dựng Thành phố có khả năng chống chịu). Anh có thể chia sẻ một chút quan điểm của mình vê chủ đề này, nhất là trong xu hướng phát triển đô thị của Việt Nam?

- SBAU 2021 sẽ thúc đẩy chủ đề "GIAO LỘ", coi các thành phố và các siêu đô thị là không gian của sự chồng chất, tương tác phức tạp và được xây dựng giữa cư dân, tòa nhà, cơ sở hạ tầng, sự di chuyển và những nguyên tắc. Cần tạo ra động lực của quy hoạch đô thị, cũng như tìm cách phát triển tầm nhìn tương lai dựa trên hành động và khả năng phục hồi để thành phố trở nên bền vững, linh hoạt và thoải mái hơn cho người dân.

Biểu tượng Hoa hồng gió của Biennale gồm có 5 Giao lộ, trong đó mỗi giao lộ là một cặp phạm trù đối lập: Trên/ Dưới (khám phá các mối liên kết tiềm năng giữa lớp trên và dưới mặt đất của thành phố); Di sản/ Hiện đại; Thủ công/ Kỹ thuật số; Tự nhiên/ Nhân tạo; An toàn/ Rủi ro (đặt câu hỏi về năng lực của kiến trúc và quy hoạch đô thị để thích ứng, chuyển đổi hoặc phản ứng với nhiều rủi ro của thế giới đương đại).

Chú thích ảnh
Công trình “Không gian ngói” xây dựng tại Đông Anh năm 2020

Về phần mình, Việt Nam là nước đang phát triển nên còn nhiều hạn chế về công nghệ. Phát triển đô thị ở ta cần sự góp sức của nhiều cấp ngành và cả sự vào cuộc của người dân.

Tôi thấy nên tập trung vào 5 vấn đề liên quan đến phát triển đô thị mà ta vẫn đang rất “lúng túng”: Nguồn nước (mặt nước, nước mưa, nước ngầm, nước thải, nước sạch); Cây xanh (mật độ, vị trí, chủng loại); Giao thông (Hạ tầng, phương tiện tham gia,..); Năng lượng (năng lượng tái tạo, năng lượng tự nhiên, cách làm mát thụ động); Vật liệu & Bề mặt (có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện)...

Chú thích ảnh

* Vậy các công trình mà anh sẽ giới thiệu tại triển lãm (Không gian ngói năm 2020 và Nhà hang gạch năm 2017 ) có sự liên quan tới chủ đề này ở góc độ nào? Và, anh có thể chia sẻ thêm về ý tưởng khi xây dựng 2 công trình này, cũng như những vấn đề phát sinh khi thực hiện?

- Lấy tiêu đề “Nơi chốn của gạch & ngói”, cả 2 công trình nằm tại huyện ngoại thành Đông Anh vốn đang đô thị hóa rất nhanh chóng. Ở đó, những vườn rau trong làng, vườn cây ở thị trấn đang biến thành những khu nhà liền kề san sát. Những tường gạch mái ngói truyền thống mất đi, thay bằng những hộp bê tông, vách kính và mái tôn ngột ngạt. Trong bối cảnh này, các công trình của tôi tìm cách đưa gạch, ngói xuất hiện trở lại trong tầm nhìn và sự tiếp xúc trực tiếp của con người, mang lại cho kiến trúc những cảm xúc, ý nghĩa mới lạ mà vẫn thân thuộc.

Cả hai công trình đều có quan điểm thiết kế là “tạo ra một nơi tương tự như tự nhiên một cách nhân tạo”, nói cách khác là “tạo ra một cấu trúc nhân tạo theo cách tự nhiên” - đây là quan điểm xuyên xuốt trong hầu hết thiết kế của tôi hơn mười năm qua. Các cấu trúc trước ấy của tôi có thể kể đến: bông hoa (Tổ ấm nở hoa); cái cây (Vườn vệ sinh); rừng cây (Nhà hàng Cheering); đám mây & ngọn núi (Không gian S); ruộng bậc thang (Rổ ấm ruộng); cầu vồng (Màu tái chế); cái tổ (Tổ khuyến nông); cái động (Động nhiệt đới)...Ở đây, tôi dành cấu trúc hang động cho Nhà hang gạch (2017) và sự hòa trộn của Cái cây & Cái hang để tạo ra Mái nhà lớn là Không gian Ngói (2020).

Tôi may mắn vì gặp được những chủ đầu tư đáng quý. Họ đã thấu hiểu từ giai đoạn ý tưởng và đầy nhẫn nại trong cả quá trình thi công về sau - khoảng thời gian mà những thao tác thủ công trong quá trình xây dựng là rất quan trọng và, đòi hỏi sự tương tác trực tiếp liên tục giữa người thợ thi công, bên thiết kế và gia chủ.

Chú thích ảnh
Công trình “Nhà hang gạch” xây dựng tại Đông Anh năm 2017

“Không gian nguyên sơ” - cầu nối xưa và nay

* Ấn tượng lớn nhất ở 2 công trình này là việc sử dụng các chất liệu gạch và ngói “đã làm nền đặc trưng của ngôi nhà. Xa hơn, nhìn lại những công trình đã thiết kế, có thể thấy anh rất quan tâm tới việc sử dụng các vật liệu truyền thống tưởng như bắt đầu lạc hậu trong xã hội hiện đại. Anh có thể chia sẻ về quan điểm của mình?

- Tôi cho rằng trong vô thức của chúng ta hiện vẫn ẩn chứa những kinh nghiệm sống của tổ tiên (nguyên thủy) và khi ấy sẽ có những “nguyên mẫu” (archetype) cho vật liệu xây dựng trong kiến trúc.

Vật liệu đất là một trong số đó. Gạch, ngói có nguồn gốc từ đất nên đã luôn rất thân thuộc với tâm thức người Việt mình từ xưa tới nay. Việc tìm hiểu, sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên và thân thuộc là yếu tố luôn song hành với cấu trúc “nhân tạo theo cách tự nhiên”.

Ở đây, tôi đã coi vật liệu (gạch, ngói) như những đơn nguyên nhỏ để tạo nên cả công trình. Bởi thế, khi hoàn thiện, cả hai đều có diện mạo ấn tượng và khác biệt nhưng không xa lạ. Khi ở trong nó, ta sẽ cảm nhận rõ chất “thật thà” đặc trưng của của vật liệu - điều trước đây là hiển nhiên nhưng hiện nay đang bị coi là “lạc hậu”.

Chú thích ảnh

* Đặt trong những bối cảnh khác nhau của nhịp sống công nghiệp hiện đại, anh có nghĩ những thiết kế với chất liệu như vậy có thể phát triển nhiều hơn tại các đô thị không?

- Hiện nay, quá trình xây dựng của chúng ta vẫn tiêu thụ lượng gạch ngói (nung và không nung) rất lớn, vấn đề là công nghệ nung chưa phát triển nên vẫn phát thải ô nhiễm ra môi trường. Vì vậy, cần nâng cấp công nghệ nung trong nước tiệm cận với chuẩn của các nước phương Tây để đầu ra của vật liệu thân thiện hơn với môi trường.

Vật liệu nung có nhiều ưu điểm ở khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, ai cũng biết: gạch nung chịu lực tốt, ngăn thấm, giảm nóng, không cần sơn trát/ tráng men, dễ dàng bảo dưỡng thay thế,...

Nói cách khác, cần xem xét cả vòng đời của công trình trước khi tiến hành xây dựng bất cứ thứ gì. Khi ấy chúng ta sẽ có cái nhìn toàn thể để có lựa chọn vật liệu hiệu quả có lợi cho kiến trúc và đô thị. Không nên quá cực đoan trong cách sử dụng vật liệu mà cần dựa trên bối cảnh vật lý và bối cảnh văn hóa xã hội tại nơi mà công trình sẽ mọc lên.

* Cuối cùng, khi đại diện cho Hà Nội tham dự một cuộc triển lãm về kiến trúc hiện đại, tôi muốn anh thử đưa ra một vài dự đoán về bản sắc kiến trúc của thành phố trong những năm tới?

- Theo tôi, có hai vế “cần” và đủ” để giúp kiến trúc đô thị của Hà Nội rất riêng và bền vững.

Trước hết, không gian Hà Nội ngày càng ngột ngạt cả về mật độ xây dựng, về vật liệu lẫn cách thức tạo nên không gian, sự thiếu liên kết giữa bên trong với bên ngoài.

Để giảm ngột ngạt và tạo sự thân thiện, đó phải là các giải pháp về nước (nới rộng và làm sạch mặt nước để tái nạp mạch nước ngầm, tận dụng nước mưa và tái sử dụng nước sinh hoạt); giao thông (kết nối liên hoàn phần ngầm vốn đang thiếu với phần nổi, dần loại bỏ hoàn toàn phương tiện sử dụng động cơ đốt trong); sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo.

Chú thích ảnh

Còn với các điều kiện đủ, thực tế là công nghệ hiện đại không thể giải quyết mọi vấn đề. Do vậy kiến trúc nên tận dụng kinh nghiệm bản địa, nhằm chống lại các tác dụng ngược của quá trình đô thị hóa. Khi ấy kiến trúc dựa trên ba yếu tố: khí hậu và môi trường đặc trưng, vật liệu thân thiện; phương thức xây dựng phù hợp.

Có thể hình dung ra một ngôi nhà trong đô thị sẽ gồm ba đặc điểm: tối thiểu hai lớp (bao che, không gian) + vật liệu thân thiện (đất, gạch, gỗ, đá, ngói..) + thảm thực vật (xen kẽ cây, rau).

Nhìn chung, tôi nghĩ xu hướng các công trình xây dựng trở lại với sự thông thái bản địa là tất yếu với quan điểm: Tìm về quá khứ để nhìn nhận và phát hiện lại những giá trị cốt lõi, tiềm ẩn của không gian nguyên sơ và dùng những giá trị ấy để kiến tạo nên những không gian của tương lai.

* Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện!

Vài nét về KTS Đoàn Thanh Hà

- Sinh năm 1980 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp Thạc sỹ kiến trúc tại Đại học Kiến trúc Hà Nội, là sáng lập & Kiến trúc sư trưởng ở H&P Architects từ 2009.

Từng nhận khoảng 30 giải thưởng trong nước lẫn quốc tế cho các công trình và đồ án kiến trúc, trong đó có giải thưởng Kiến trúc lục địa Á Âu 2ACAA 2018, giải thưởng Quốc tế Reddot Award 2018, giải thưởng Kiến trúc quốc tế IAA 2018, giải thưởng Quốc tế Architizer A+ 2018, Huy chương Vàng Kiến trúc lục địa Á Âu 2ACAA 2017, giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2016-2017...

Cúc Đường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm