cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Làm gì khi phát hiện một quả bom từ thời chiến?

12/04/2016 07:05 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Thông thường khi phát hiện một quả bom từ thời chiến tranh, ta phải làm gì?

Câu trả lời hết sức đơn giản, nhất là sau vụ nổ bom kinh hoàng ở Văn Phú, Hà Đông làm 4 người chết, 30 biệt thự bị hư hỏng nặng nề, 95 căn hộ bung cửa, nứt tường. Ấy là phải báo ngay cho chính quyền, đồng thời phải cắm biển cảnh báo, hay cẩn thận hơn là rào lại đề phòng trâu bò, hay người không biết chữ dẫm phải. Còn mọi người thì phải tránh xa khu vực nguy hiểm đó.

Nhưng câu trả lời của đại úy Trương Đình Cường, Trưởng Công an xã Đại Lãnh (Đại Lộc, Quảng Nam) khiến người ta giật mình. Ông cho biết xã phải cắt cử người ra nghĩa địa bảo vệ quả bom được phát hiện hai ngày trước vì “nếu không bảo vệ thì một số người sẽ đến đào trộm để về cưa bán sắt vụn”...

 Trước đó ngày 9/4, trong lúc đào huyệt chôn cất người thân ở nghĩa trang xã Đại Lãnh, khi đến độ sâu 1,5 m, người dân phát hiện quả bom đã gỉ sét. Lo ngại bom phát nổ, người dân ngừng đào bới, chuyển qua huyệt mộ khác đồng thời báo cáo lên chính quyền. Trong khi chờ lực lượng chức năng phá quả bom, nghe nói ít nhất phải 10 ngày nữa, công an xã phải cử 3-4 người... canh gác 24/24h như canh hũ vàng để phòng trộm!

Dân “phế liệu” vẫn chưa hề biết sợ “cưa bom”!

Chuyện đi đào phế liệu bom mìn rồi “cưa bom” làm sắt vụn đã nhức nhối trên khắp dải đất hình chữ S này trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là ở dải đất miền Trung. Có một sự thật đau lòng, vì mưu sinh, và cũng vì thiếu hiểu biết, nhiều người sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống của mình để có kế sinh nhai. Sau vụ Văn Phú, Hà Đông, mới chỉ thấy một trường hợp “tỉnh ngộ” được báo chí nhắc đến, ấy là gia đình ông Nguyễn Văn Tới ở  Hải Phòng, một người thu mua đồng nát đã gọi điện cho chính quyền nhờ... cõng 3 quả bom chưa cưa đi nơi khác. 3 quả bom này được gia đình ông thu mua từ lâu, tổng trọng lượng hơn 300kg, chiều dài 1,1m, chiều rộng 0,2m, sót lại từ thời kháng chiến chống Mỹ.

Nhưng khắp Việt Nam còn bao nhiêu người đi tìm phế liệu trên những bãi bom mìn, hoặc bất chấp bom mìn?

Báo chí vừa đưa tin, tại 8/9 huyện, thị xã, thành phố Quảng Trị, có ít nhất 110 điểm thu mua phế liệu chiến tranh, trong đó hầu hết các điểm nằm trong khu dân cư rất nguy hiểm. Tại hầu hết các điểm thu mua này, có thể dễ dàng tìm thấy những vỏ bom, vỏ mìn và cũng không ai dám chắc lẫn trong những đống sắt vụn ấy không sót lại những loại vật liệu nổ còn nguyên kíp, chưa nổ.

Để làm sạch hết bom mìn con sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam, cần kinh phí trên 10 tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm. Theo ước tính, ở nước ta, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800 nghìn tấn; trên 20% diện tích đất đai toàn quốc bị ô nhiễm bom mìn; hơn 100 nghìn nạn nhân bom mìn. Có nghĩa là những quả bom chưa phát nổ vẫn tồn tại ở rất nhiều nơi. Trong lúc chúng chưa được lực lượng rà phá bom mìn tháo gỡ thì rất có thể chúng bị đào lên, mang đến các cơ sở phế liệu. Và câu chuyện “cưa bom” rất có thể còn kéo dài tới 100 năm nữa.

                        ***

Lâu nay, người ta thường nói đến tác dụng của nghề thu gom phế liệu: góp phần làm sạch môi trường, tái sử dụng các phế thải, tạo nguồn thu cho nhân dân. Nhưng có bao giờ người ta đặt câu hỏi ngược lại, những phế liệu ấy đã được tái chế theo công nghệ nào, phát thải ra môi trường ra sao? Và chất lượng của các sản phẩm tái chế, phần nhiều qua các làng nghề thủ công ấy, đến đâu? Giấy vụn thành giấy ăn. Nhựa phế thải, kim tiêm... thành bát nhựa, thìa nhựa, hộp nhựa... đựng thức ăn cho mọi nhà.

Công nghệ tái chế ấy có quản lý được không?

Có lẽ chưa ở nước nào, những đồ phế thải lại có giá trị như ở ta. Bất kỳ cái gì cũng có thể “xả” ra bán, trong khi ở Tây, một cái ô tô cũ có khi phải đóng phí mới được lái ra bỏ ngoài bãi rác. Chẳng ai phản đối việc tái sử dụng trong điều kiện nền công nghiệp của chúng ta còn khó khăn, cái gì cũng phải nhập, nhưng có lẽ cần thiết phải đặt ra câu hỏi: tái chế như thế nào?

Cũng như câu chuyện “cưa bom”. Chừng nào công nghệ tái chế còn bùng nổ khắp các làng nghề, chừng nào các cơ sở thu mua đồng nát còn mọc lên như nấm sau mưa và hái ra tiền, thì người ta còn mang rất nhiều thứ nguy hiểm và độc hại, trong đó có bom, đi buôn bán và tái chế.

Đông Kinh
Thể thao & Văn hóa


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm