cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Mạc Can: Khập khiễng chờ từ... Tấm ván phóng dao

13/04/2009 15:10 GMT+7 | Đọc - Xem

(TT&VH) - Sau khi trở thành cuốn tiểu thuyết bán chạy và đoạt vài giải thưởng, Tấm ván phóng dao của Mạc Can đã liên tục “được mua”. Đầu tiên là hãng phim TFS mua bản quyền để chuyển thể thành phim truyền hình, rồi hãng phim Việt mua để chuyển thể thành phim truyện, và nay thì nghệ sĩ Mỹ Uyên (Kịch 5B) mua để chuyển thể sang kịch bản sân khấu. TT&VH trao đổi với nghệ sĩ - nhà văn Mạc Can về lần “chuyển thể” thứ 3 này.

* Khi nghe đề nghị chọn Tấm ván phóng dao để chuyển thể thành kịch bản sân khấu, suy nghĩ của ông thế nào?
 
- Tấm ván phóng dao đến với tôi khá bất ngờ, tôi cứ viết như không chuẩn bị gì cả - vì lúc ấy, tôi còn chưa biết viết tiểu thuyết là như thế nào. Viết như là kể lại câu chuyện của đời mình, chẳng biết khi nào xong. Chính vì vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ trước một điều gì về “thân phận” của nó, cho nên cái gì đến cũng làm tôi bất ngờ và cảm thấy khập khiễng.

* Tại sao thưa ông?
 
- Tôi bị “đẩy” vào cuộc đời này, nên cái gì cũng vội vã và khập khiễng. Nếu được hỏi trước, tôi đã không là Mạc Can của ngày hôm nay, và không cả Mạc Can của tất cả các ngày hôm qua. Tôi biết chữ rất muộn, không mù chữ đã là điều may, nay còn đọc còn viết, không bất ngờ và khập khiễng thì còn gì.
 
* Ông sẽ là người chuyển thể tiểu thuyết này sang kịch bản sân khấu, vì ông cũng hoạt động trong lĩnh vực này nhiều năm?
 
- Họ có đề nghị, nhưng tôi “đá trái banh” này sang người khác với lý do là bận mưu sinh qua ngày, không thể tập trung làm việc quá dài hơi được. Nhưng thật lòng thì tôi không am hiểu kỹ thuật của kịch bản sân khấu cho lắm, nên không thể “giành” làm, phải để việc này cho những người thật sự có chuyên môn. Đây cũng là sự khập khiễng bởi mình có làm sân khấu, vậy mà tác phẩm mà mình hiểu nó, mình cũng không dám làm.
 
* Tấm ván phóng dao lên sân khấu, theo ông có cái gì để hấp dẫn khán giả?
 
- Tiểu thuyết này có bối cảnh về sân khấu, nay chuyển thành sân khấu, ấy là một thuận lợi. Nó cũng có đủ sự nhộn nhịp và các trò “bề nổi” để xem, tôi tin là không đến mức đơn điệu, nhàm chán. Nếu nhân vật biết phóng dao thật, tôi tin càng hấp dẫn vì khán giả sẽ được chia cái cảm giác hồi hộp, ú tim thật của “khán giả” trong tiểu thuyết. Sân khấu trong sân khấu, thủ thuật này người ta cũng đã viết nhiều, làm nhiều, nhưng từ cuộc sống thật mà dựng thành, vẫn có điều gì đó “sinh động” hơn.
 
* Có không những thách thức khi chuyển thể tác phẩm này, thưa ông?
 
- Có. Thứ nhất, nếu sa đà vào các trò thì sẽ thành sân khấu tạp kỹ, mất sự sâu lắng, u buồn. Thứ hai, đây là câu chuyện của một cuộc đời, nghĩa là nhân vật sẽ lớn lên, chưa biết sân khấu sẽ xử lý thế nào, phim thì có vẻ dễ làm hơn. Thứ ba, câu chuyện di chuyển qua nhiều vùng đất, sân khấu thì ước lệ một chỗ, cũng khó lột tả hết sự miên man, phiêu bồng. Nên tôi hay nói với những người có “máu me” trong việc chuyển thể này, trong đó có cả bản thân tôi, là phải thận trọng để tránh những lời qua tiếng lại, tránh những cãi vã về sau. Tuy nhiên, sân khấu hiện nay cũng có nhiều “bùa phép” lắm, biết đâu họ sẽ có cách xử lý hiệu quả.
 
* Ông sẽ được nhận bao nhiêu tiền cho bản quyền lần này?
 
- Tôi không biết, vì đây là lần đầu. Mà ngay cả lần thứ bao nhiêu cũng vậy thôi, tôi không bao giờ nói giá vì tôi không biết giá của mình. Mỹ Uyên nói với tôi là để hỏi lại đạo diễn Minh Nguyệt đã trả cho tác giả Cánh đồng bất tận bao nhiêu, rồi dự đoán các suất diễn và sẽ báo giá cho tôi biết.
 
* Ông có thể tiết lộ khi thì nào vở này công diễn ở Kịch 5B?
 
- Tôi cũng không biết nữa. Mỹ Uyên nói sẽ công diễn ở 5B đêm đầu tiên, sau đó đem đi lưu diễn nhiều nơi. Như đã nói ở trên, với tôi cái gì cũng khập khiễng, vì tinh thần của Tấm ván phóng dao là cái trôi dạt của một cuộc mưu sinh khốc liệt, bên cạnh đó là sự lãng mạn của đời sống “Sơn Đông mãi võ” một thời. Khi ký hợp đồng, tôi chỉ sợ điều này sẽ không được chú ý, hoặc sẽ bị “bóp méo”, hiểu sai. Tuy nhiên, nếu nhìn lại thì Tấm ván phóng dao cũng có một số phận khá đầy, chỉ thiếu chuyện chuyển thể thành phim hoạt hình hay truyện tranh, nhưng đến nay thì cả 3 chuyển thể chưa có cái nào thành hiện thực để đối chiếu, nên tôi cũng chỉ biết “khập khiễng” chờ đợi các bất ngờ.

Văn Bảy (thực hiện)


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm