cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Luật công bằng tài chính và những kẻ sẽ thống trị châu Âu: Đại kế hoạch của Platini

07/05/2013 07:15 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Luật công bằng tài chính (FFP) của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã đi vào hiệu lực và từ mùa giải tới, FFP dự kiến sẽ gây ra những xáo trộn lớn trong cán cân quyền lực khi các đội bóng nhà giàu mới không còn có thể chi tiêu vô tội vạ nữa, còn các đại gia lâu đời với nền tảng tài chính vững mạnh sẽ được dịp theo gió phất cờ, mà Manchester United và Bayern Munich là hai ví dụ điển hình.

“Tôi chỉ muốn các câu lạc bộ chi tiêu số tiền mà họ có”, Chủ tịch UEFA Michel Platini nói khi ông giới thiệu luật công bằng tài chính với châu Âu.

Luật có hiệu lực từ mùa giải này và vừa rồi đã có những nạn nhân đầu tiên của FFP. Hai mươi ba đội, bao gồm nhà vô địch Europa League Atletico Madrid, bị hoãn trả tiền thưởng tham dự các cúp châu Âu vì những lỗ hổng “quan trọng” trong tài chính đội bóng liên quan tới các ông chủ câu lạc bộ và nhà chức trách thuế. Những cái tên nổi tiếng khác trong danh sách là Malaga (Tây Ban Nha) và Sporting Lisbon (Bồ Đào Nha). Họ sẽ phải cung cấp báo cáo tài chính giải trình cho một ủy ban UEFA do cựu thủ tướng Bỉ Jean-Luc Dehaene đứng đầu.

Trong danh sách cũng có tên Dinamo Bucharest và Rapid Bucharest của Romania, Fenerbahce của Thổ Nhĩ Kỳ và Partizan Belgrade của Serbia. Bốn đội khác ở Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức bị cấm tham dự cúp châu Âu mùa tới. Dù chưa có tên đội nào ở bốn giải lớn còn lại, Premier League (Anh), Bundesliga (Đức), Serie A (Ý) và Ligue 1 (Pháp), UEFA đã cho thấy họ hoàn toàn nghiêm túc và sẽ làm mạnh tay. “Chúng ta sẽ không bao giờ quay lại nữa”, Platini, một cựu tiền vệ của Juventus và đội tuyển Pháp, tuyên bố. “Chúng tôi muốn cách mạng bóng đá châu Âu khi giới thiệu ý tưởng này”.

Hiểu một cách đơn giản, FFP giới hạn số năm thua lỗ liên tiếp của một câu lạc bộ. Ý tưởng là buộc bóng đá châu Âu phải thực hiện mô hình kinh doanh bền vững, cả trong và ngoài sân cỏ. Hình phạt với các đội không thể tuân thủ sẽ là rút tiền thưởng, phạt tiền và loại khỏi các giải đấu của UEFA, như Champions League và Europa League.

Nhiều đội đã tìm cách lách luật ngay từ lúc này. Paris Saint Germain, thuộc sở hữu công ty nhà nước Qatar Investment Authority, đã chi hơn 150 triệu euro cho đội hình mùa hè vừa rồi, sắp ký một hợp đồng tài trợ áo đấu 100 triệu euro với một ngân hàng Qatar, thực ra là một phần của QIA, để giúp đội bóng vượt qua quy định của FFP. Tương tự là Manchester City với hợp đồng đổi tên sân Etihad trị giá tới 440 triệu euro. Tuy nhiên, FFP cũng được thiết kế để ngăn chặn những mánh khóe như thế, với các chi tiết quy định các hợp đồng tài trợ phải “tương ứng” với giá trị tài sản. Nếu như một câu lạc bộ Nga ở hạng thấp có thỏa thuận tài trợ bằng với khoản tiền 35 triệu euro mỗi mùa mà Chevrolet trả cho Manchester United, UEFA sẽ ngay lập tức mở điều tra, dù việc tính toán ra sao chưa được giải thích.

Trên đống nợ nần

Bóng đá châu Âu trước giờ đã ngồi trên đống nợ nần. Tổng doanh thu tăng đều đặn, nhưng phần tăng chi phí vẫn nhanh hơn phần tăng thu nhập, nên mức thua lỗ cứ ngày càng tăng sau mỗi mùa giải. Năm 2010, tổng thua lỗ của các giải lớn nhất ở châu Âu là 1,6 tỉ euro và tổng nợ lên tới mức 8,4 tỉ euro. Từng có lúc 16 trong 20 câu lạc bộ Premier League thua lỗ, bất chấp việc giải đấu có thương hiệu và sức hút toàn cầu.

Theo điều tra năm 2010 của UEFA, một nửa trong số 650 câu lạc bộ chuyên nghiệp hàng đầu châu Âu thua lỗ triền miên, 20% trong tình trạng báo động đổ, khi chi 120% trở lên nhiều hơn so với thu. FFP quy định một câu lạc bộ có thể thua lỗ tối đa tổng cộng 45 triệu euro trong hai mùa đầu tiên từ 2012-13, hoặc 22,5 triệu euro mỗi mùa tính trung bình. Mức trung bình được hạ thấp dần, ba mùa là trung bình 15 triệu euro và bốn mùa là 10 triệu euro thua lỗ mỗi mùa. Tuy nhiên, UEFA cũng mở đường cho các đội trước giờ chi tiêu quá mạnh tay: mọi chi phí cho phát triển tài năng trẻ, xây sân bóng và phát triển cơ sở hạ tầng sẽ được bỏ qua, chỉ tính chi phí lương và vận hành.

Những hậu quả ở châu Âu

900 Tổng số tiền thưởng cho các đội tham dự Champions League mỗi mùa đã lên tới 900 triệu euro. Không một đội bóng lớn nào ở châu Âu muốn bỏ lỡ giải đấu này. Tổng tiền thưởng ở Europa League là 225 triệu euro.

Các nghiên cứu cho thấy thành công của đội bóng có liên quan chặt chẽ tới mức lương mà họ sẵn lòng chi ra. Vì vậy, khi Hannover gặp Atletico Madrid ở tứ kết Europe League mùa trước, không có gì ngạc nhiên khi Atletico chiến thắng. Đội bóng Tây Ban Nha hiện đang nợ nần gấp năm lần doanh thu hàng năm của họ (514 triệu euro so với 100 triệu euro), trong đó có 155-167 triệu euro nợ tiền thuế của chính quyền Tây Ban Nha.

Atletico đương nhiên chỉ là một phần của vấn đề. Cả nền bóng đá Tây Ban Nha đang nợ khoảng 1,35 tỉ euro. Và Tây Ban Nha không phải là kẻ có lỗi duy nhất. Cả Ý và ở một mức độ nào đó là Anh, đang gặp những vấn đề tài chính ngặt nghèo. Điều đó khiến nước Đức trở nên nổi bật, khi cả bóng đá và nền kinh tế nói chung, đều rất ổn định về mặt tài chính. Kinh tế gia bóng đá nổi tiếng người Tây Ban Nha Jose Maria de Gay, từ đó, khẳng định rằng Đức và Pháp mới là những mô hình bóng đá thực sự bền vững và là người đưa ra tuyên bố nổi tiếng “bóng đá Tây Ban Nha đang hấp hối” vì nợ nần.

Có thể không nổi tiếng và nhiều danh hiệu bằng, nhưng doanh thu 215 triệu euro của Dortmund mùa trước khiến họ dẫn trước khoảng 20 triệu euro so với những đội hàng đầu Ý như AC Milan và Inter Milan. Dortmund, và nhiều đội bóng Đức khác, sẽ còn đáng sợ hơn nữa khi những Roman Abramovich, Massimo Moratti, Silvio Berlusconi và các tỉ phú dầu mỏ Trung Đông không thể mặc tình bỏ tiền túi vào đội bóng để bơm nó lên thành một tài sản nóng tới nguy hiểm.

P.V
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm