cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

'Mọt' Tam quốc (kỳ 2) - Phong vũ Kinh châu: Hậu Xích Bích

26/11/2018 18:59 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Thảm bại Xích Bích buộc Tào Tháo phải rút lui về phương Bắc, bỏ lại sau lưng vùng đất vừa giành được từ Lưu Biểu. Và một giai đoạn mới lại mở ra tại Kinh Châu, với cuộc giành giật gay gắt giữa hai lực lượng vừa liên thủ chống Tào.

Xem chuyên đề "Mọt sách - Mọt sử - Mọt phim tại đây"

'Mọt' Tam quốc - Phong vũ Kinh châu: Kinh châu về tay ai?

'Mọt' Tam quốc - Phong vũ Kinh châu: Kinh châu về tay ai?

Hiếm có vùng đất nào nhiều biến động như thế trong thời "Tam quốc". Đó là nơi Tào, Tôn, Lưu đều nhất nhất phải có được để dựng nghiệp bá vương. Là nơi ba nhà Ngụy, Thục, Ngô giành giật nhau suốt mấy chục năm trời kể từ khi thế chân vạc hình thành. Là nơi gắn với hàng loạt đối sách ngoại giao kinh điển và những trận giao binh đẫm máu nhất trong thời "Tam quốc".

Cuộc giành giật này được kể lại khá ly kỳ trong Tam quốc diễn nghĩa. Nhưng thực tế, những gì diễn ra khác xa so với hư cấu của La Quán Trung.

Tranh đoạt Kinh Châu

Dưới ngòi bút La Quán Trung, suốt chiến dịch Xích Bích, phía Lưu Bị chỉ đóng góp… một người duy nhất là Gia Cát Lượng và chỉ xuất binh truy kích sau khi Tào Tháo bại trận. Chẳng những vậy, Gia Cát Lượng còn phỗng tay trên Nam quận mà Chu Du cực khổ bày mưu tính kế, sau đó lại dùng binh phù cướp được cho Trương Phi đánh úp Kinh Châu, Quan Vũ đánh úp Tương Dương rồi lấy luôn bốn quận phía Nam. Kết quả, phía Tôn Quyền trăm đắng ngàn cay lại chẳng được gì, còn Lưu Bị hưởng hết cả Kinh Châu.

Đây quả là hành động khó chấp nhận được. Do vậy, dù chiếm được Kinh Châu, Lưu Bị và Gia Cát Lượng cũng tự biết mình đuối lý, chỉ có thể đành thoái thác xin “mượn Kinh châu”. Lẽ đời có vay phải có trả, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động “siết nợ” sau này của Tôn Quyền.

Chú thích ảnh
Gia Cát Lượng (trái) và Chu Du (phải) - 2 nhân vật chính trong cuộc giành giật Kinh Châu. Ảnh lấy từ phim Đại chiến Xích Bích (2008) của Lý An

Giải thích như vậy, nghe qua rất có lí.Sự thực, đó chỉ là những hư cấu từ La Quán Trung để phù hợp với câu chuyện mà ông muốn kể.

Trong Tam quốc chí, Ngô chủ truyện viết rõ ràng rằng “Du, Phổ làm Tả Hữu đốc, đều lĩnh một vạn quân, cùng Bị nhất loạt tiến, gặp nhau ở Xích Bích, đại phá quân của Tào công”. Sơn Dương công tái ký cũng có ghi chép việc Lưu Bị đốt thuyền, sau đó còn truy kích Tào Tháo ở Hoa Dung, khiến Tào công phải thừa nhận “Lưu Bị chính là đối thủ của ta vậy”. Như thế, tại trận Xích Bích, xuất lực không chỉ có mỗi Tôn quân, trong khi Lưu Bị cũng không phải hoàn toàn không có công lao gì.

Vậy còn việc “nẫng tay trên” của Chu Du?

Tình hình lúc đó như sau: Tào Tháo thua trận tại Xích Bích nên quay về phương Bắc, Tào Nhân, Từ Hoảng ở lại giữ Giang Lăng. Lúc bấy giờ đơn vị hành chính được chia thành ba cấp châu, quận, huyện. Giang Lăng là một trong 17 huyện thuộc Nam quận nằm trên bình nguyên Giang Hán, có dân cư đông đúc nên dễ thu tiền, tích lương, mộ lính, là một cứ điểm quan trọng của Kinh Châu.

Sĩ khí ngút trời sau trận Xích Bích, Tôn quân hăng hái chia thành hai đường tiến lên phía Bắc: Tôn Quyền vây Hợp Phì còn Chu Du đánh Giang Lăng. Đây cũng là 2 con đường duy nhất để từ Giang Đông tiến vào Trung Nguyên.Tuy nhiên, quân Tào kháng cự kịch liệt. Chiến trận diễn ra rất căng thẳng: Tôn Quyền vây Hợp Phì hơn ba tháng, Chu Du và Tào Nhân chống nhau suốt hơn một năm.

Đáng nói, cuộc tấn công Giang Lăng của Chu Du nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Quan Vũ và Trương Phi. Trong đó, Trương Phi theo Chu Du lĩnh quân tiên phong, còn Quan Vũ lại vòng lên phía Bắc chặn đường về của Tào Nhân và quân tiếp viện từ Tương Dương. Việc này được ghi chép một cách thống nhất trong Tam quốc chí Lý Thông truyện Ngô lục.

Dưới sự trợ giúp của lực lượng Lưu Bị như vậy, cuối cùng Chu Du thành côngđoạt được Giang Lăng và những huyện xung quanh. Tuy nhiên, trong thời gian Chu Du công hạ Giang Lăng, Lưu Bị cũng đồng thời thu được bốn quận phía Nam Kinh Châu là Linh Lăng, Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương.

Tiến thoái lưỡng nan

Về hành chính, Kinh Châu thời Đông Hán được chia làm 7 quận. Ngoài Nam Dương thuộc về Tào Tháo từ sớm (sau khi chiêu hàng Trương Tú), 6 quận còn lại dưới thời Lưu Biểu gồm có Giang Hạ, Nam Quận, Quế Dương, Võ Lăng, Linh Lăng, Trường Sa.

Sau chiến dịch Giang Lăng, quân Tào lui về giữ Tương Dương (nửa phía Bắc của Nam quận) và một nửa Giang Hạ. Tôn quân có được một nửa Nam quận (trung tâm là Giang Lăng) và nửa quận Giang Hạ. Lưu Bị có địa bàn lớn nhất với bốn quận phía Nam.

Nhưng tới đây, cảLưu Bị và Tôn Quyền bỗng rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan trong việc triển khai sách lược tranh đoạt thiên hạ của mình.

Bốn quận phía Nam mà Lưu Bị giành được đều là những quận nghèo nàn nhất Kinh Châu - và quan trọng hơn, hoàn toàn bị cô lập với đường tiến lên Trung Nguyên hay tiến sang Tây Thục theo như Long Trung sách. Muốn tiến quântheo một trong hai đường này, Lưu quân bắt buộc phải qua Giang Lăng, nghĩa là phải được sự đồng ý của Chu Du (lúc đó là thái thú Nam quận).

Điều tương tự cũng xảy ra với phía Giang Đông. Về cơ bản Tôn Quyền đã thực hiện được một nửa trong Tháp Thượng sách của Lỗ Túc: chiếm lấy Trường Giang. Nhưng nếu xem xét thật kỹ, cục diện thiên hạ đã không còn giống với kỳ vọng của Tháp Thượng sách nữa.

Chú thích ảnh
Tình trạng cát cứ Kinh Châu sau trận Giang Lăng

Thời điểm dâng Tháp Thượng sách, Lỗ Túc hy vọng Tôn Quyền sẽ chiếm lấy Giang Hạ, làm chủ Trường Giang trước khi Tào Tháo tiến xuống phía nam. Khi ấy, giữa Tôn Quyền và Tào Tháo sẽ được ngăn cách bởi “lá chắn Lưu Biểu”. Lưu Biểu vì bận bịu đối phó Tào Tháo sẽ không còn dư lực để lấy lại Trường Giang, Tôn gia có thể nhân đó mà đánh lấy Ba Thục.Tuy nhiên, trong bối cảnh sau chiến dịch Giang Lăng, một phần Kinh Châu lại thuộc về Tào Tháo. Tôn Quyền phải căng mình chống Tào trên hai chiến tuyến là Hợp Phì ở phía Đông và Tương Dương ở phía Tây.

Từ đó, nếu Đông Ngô vẫn “cố đấm ăn xôi” tiến sang Thục, khả năng Tào quân từ Tương Dương đánh xuống Giang Lăng, cắt đứt đường về Ngô của đạo quân phạt Thục hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí, nếu xảy ra mâu thuẫn, Lưu Bị - vốn hoàn toàn được cách ly với quân Tào bởi vùng Giang Lăng đang thản nhiên ngồi xem thành bại - cũng có thể từ phía Nam Kinh Châu tiến đánh Giang Lăng và đặt ra nguy cơ tương tự.

Tình thế ngày càng nghiêm trọng hơn khi danh tướng của Giang Đông là Chu Du bệnh mất đúng lúc này. Chu Du mất đi, Giang Đông không còn tướng lĩnh nào đủ tự tin để đánh lấy Ba Thục, kế hoạch tiến lấy Ích Châu của Giang Đông cũng theo đó phá sản.

Để “vớt vát” lại cục diện, Tôn Quyền mới sai sứ giả đến chỗ Bị rủ cùng đánh Thục. Thuộc hạ của Lưu Bị là Chủ bộ Kinh Châu Ân Quan liền nhận ra vấn đề. Đó là nếu cùng Ngô đánh Thục, tất quân của Lưu Bị phải đi trước. Giả sử đánh được Thục, Ngô lại chận lấy ngõ Di Lăng để mặc cả thì phải chia đất như thế nào? Còn nếu đánh không được, Tôn Quyền lại chận mất đường về thì quân Lưu Bị chỉ còn cách bỏ xác nơi đất Thục. Xem trước nhìn sau, đây rõ ràng là một cái bẫy làm suy yếu lực lượng của Lưu Bị, còn đối với phía Tôn Quyền thật sự là trăm lợi không có một hại.

Các sách chép về lời từ chối của Lưu Bị có khác nhau, nhưng chủ yếu đều gắn với ba lý do sau. Thứ nhất, đất Thục hiểm trở, dễ thủ khó công, không phải là chuyện một sớm một chiều để chiếm lấy - trong khi Lưu Bị vừa lấy được mấy quận. Thứ hai, Lưu Bị và Lưu Chương vốn là người đồng tộc, không thể đánh lẫn nhau. Thứ ba, Tào Tháo vẫn còn rất mạnh, chưa chịu từ bỏ ý đồ Nam hạ, vào lúc này viễn chinh ngàn dặm chính là tạo cơ hội cho kẻ địch thừa hư mà nhập.

Không ai nhường ai, rốt cuộc Tôn Lưu hai bên lâm vào cục diện bế tắc kìm chân lẫn nhau. Cục diện ấy sẽ còn kéo dài - và để cho Tào Tháo hưởng lợi - nếu như không có một hiệp ước đã trở nên vô cùng nổi tiếng sau này: Mượn Kinh Châu.

Thu bốn quận Nam Kinh Châu

Việc Lưu Bị đánh 4 quận Kinh Châu diễn ra không quá khó nhọc, khi rất nhiều thuộc hạ cũ của Lưu Biểu theo về với ông. Tam quốc chí, Tiên chủ truyện viết: “Tiên chủ dâng biểu tiến cử Kỳ làm Thứ sử Kinh Châu, lại xuôi Nam đánh bốn quận. Thái thú Vũ Lăng là Kim Toàn, Thái thú Trường Sa là Hàn Huyền, Thái thú Quế Dương là Triệu Phạm, Thái thú Linh Lăng là Lưu Độ đều quy hàng”. Cuộc hội ngộ giữa Quan Vũ và Hoàng Trung cũng như việc Ngụy Diên tạo phản giết Hàn Huyền hoàn toàn chỉ có trong Tam quốc diễn nghĩa.

Trần Tiến

Kỳ sau:“Mọt” Tam quốc (kỳ3) - Phong vũ Kinh Châu: Truyền kỳ “mượn Kinh Châu

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm