cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Mua Messi, Ronaldo cũng không phải cách cứu Serie A

03/07/2015 05:39 GMT+7 | Italy

(Thethaovanhoa.vn) - Italy đã chấm dứt giai đoạn thắt lưng buộc bụng. Nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu cho thấy những tín hiệu lạc quan đầu tiên, kì vọng vào sự tăng trưởng trong năm 2016 và 2017. Bóng đá Italy cũng vậy.

“Lại giàu rồi”, La Stampa hét lên. Một năm trước, đến cuối tháng 6, các CLB Serie A chi 126,4 triệu euro cho chuyển nhượng. Dù thị trường tạm ngưng đọng vì World Cup, con số này vẫn theo đà tăng tính từ năm 2011. Tuy nhiên, nó không vượt quá xa mức trung bình của giải đấu vốn luôn dao động quanh khoảng 100 triệu euro. Vẫn dễ dàng trông thấy cuộc khủng hoảng tài chính và một chuỗi vấn đề trong các trận đấu tại Italy, sự rình rập của Luật công bằng tài chính.

Bạo chi chưa từng thấy

Nhưng câu chuyện đã thay đổi đáng kể. Tổng số tiền các đội chi cho chuyển nhượng Hè này đạt mốc 226,35 triệu euro. Serie A vượt qua La Liga (231,3), Premier League (188,2), Bundesliga (161,25) và Ligue 1 (44,25).

Từ khi đồng euro ra đời vào năm 2002, 3/6 vụ chuyển nhượng lớn nhất của Italy được hoàn thành ngay sau khi mùa giải vừa kết thúc. Lệ phí của vụ mua Geoffrey Kondogbia từ  Monaco là cao thứ hai trong lịch sử Inter. Còn tại Juve, chỉ Gigi Buffon, Lilian Thuram và Pavel Nedved có phí chuyển nhượng cao hơn Paulo Dybala.

Trong khi đó, Milan chỉ từng chi cho Manuel Rui Costa, Pippo Inzaghi và Alessandro Nesta là nhiều hơn thương vụ Carlos Bacca từ Sevilla. Họ mua Andrea Bertolacci từ Roma với giá đắt gấp đôi vụ Kaka từ Sao Paulo năm 2003. Không cầu thủ Ý nào có giá cao hơn 15 triệu euro tính trong 15 năm qua.

Sự tương phản với mùa Hè năm ngoái đã rõ ràng: Vụ đắt giá nhất năm ngoái Juan Manuel Iturbe của Roma (22 triệu euro) chỉ đứng thứ 6 danh sách những vụ chuyển nhượng đắt giá nhất Serie A cho đến tháng 6 này.

Một báo cáo của CIES vào tháng 9 năm ngoái khẳng định, các đội bóng hàng đầu châu Âu đã bội chi 16% để mua cầu thủ tính trong 5 năm gần nhất. Tổ chức của Thụy Sỹ cho rằng, chính các siêu CLB châu Âu góp phần khiến giá cầu thủ bị lạm phát, tiêu biểu qua thương vụ mua David Luiz của PSG, Angel Di Maria của Man United hoặc James Rodriguez của Real Madrid.

Sự lạm phát, tuổi tác, tình trạng hợp đồng, tiềm năng cầu thủ, triển vọng bán lại trong tương lai tạo nên những cái giá trên trời cho Kondogbia và Dybala. Bacca được mua bằng đúng điều khoản mua đứt. Sự khan hiếm cầu thủ Italy xuất sắc biến Bertolacci trở thành một sinh vật hiếm có trong thế giới Serie A, tương tự với cầu thủ Anh ở Premier League.

Cả làng mua sắm

Bộ ba Inter, Juve, Milan chi nhiều hơn 73% tổng số chi cho chuyển nhượng của các CLB Serie A, nhưng tình cảnh của họ khác nhau. Giành Scudetto vào tháng 5, Juventus có thời gian mua bán sớm. Họ có nền tảng tài chính khỏe khoắn, lại được thúc đẩy bởi 100 triệu euro từ Champions League.

Đối lập hoàn toàn với hai đội thành Milan. Lần đầu tiên từ năm 1958, cả hai không được dự cúp châu Âu. Họ tìm kiếm vị thế mới để trở lại Champions League mùa sau. Inter đã vắng mặt ở giải đấu này từ năm 2012 còn Milan là từ năm 2014.

Sau nhiều năm chỉ thực hiện các vụ chuyển nhượng tự do, mượn và chi tiêu eo hẹp (thương vụ lớn nhất Inter và Milan thực hiện mùa qua là 8 triệu euro cho Gary Medel và 7 triệu cho Giacomo Bonaventura), thành Milan trở lại đóng vai chính. Bổ nhiệm Roberto Mancini là bước đầu để xoay chuyển tình thế của Erick Thohir. Mancio sẽ không đồng ý trở lại San Siro nếu các ông chủ không thọc sâu hơn nữa vào chiếc ví của mình.

Sự sôi động của Inter dường như khuấy động Milan. Quá trình tìm kiếm nhà đầu tư thu được đáp án Bee Taechaubol và cái tên này tạo ra sự thay đổi lớn từ tiềm thức những ông chủ. Tham vọng khôi phục đế chế vĩ đại của quá khứ và lật đổ Juventus được cổ vũ bằng liều doping tài chính và sự nới lỏng của luật Công bằng tài chính.

Inter đang theo đuổi Stevan Jovetic, Juan Cuadrado và một tiền vệ lãnh đạo sau khi vuột mất Giannelli Imbula của Marseille. Milan hy vọng mang Zlatan Ibrahimovic trở lại CLB.

Sự sục sôi của thành Milan lan tỏa đến cả Napoli, Roma, những đội chi tiêu mạnh bạo nhất trong những năm thành Milan suy yếu. Sau khi chi 19 triệu euro mua đứt Radja Nainggolan của Cagliari, Roma, với số tiền từ vụ bán Bertolacci (sẽ bán những người khác như Gervinho, Mattia Destro, Jose Holebas) Roma sẽ mua những cầu thủ lớn, mà thương vụ hot nhất là Edin Dzeko.

Không được dự Champions League mùa sau, Napoli trong quá trình tổ chức lại trên quy mô nhỏ hơn. Nếu Rafael Benitez xây dựng một đội bóng đa sắc tộc thì Maurizio Sarri đang trong giai đoạn phục hồi bản sắc Ý, với lời hứa không ảnh hưởng đến phong cách.

Vẫn có thể xảy ra những thương vụ bom tấn tạo “độ rung” kinh khủng hơn nữa đến thị trường, như Juventus bán Paul Pogba hay Napoli bán Gonzalo Higuain, nhưng dù sao, vẫn còn 2 tháng nữa để các phiên chợ sôi động.

Mua sắm hoành tráng nhưng nhiều đội hiện có thể phá sản như Parma

Serie A vẫn đang nguy kịch

Với tiềm lực hơn hẳn và xu hướng mua bán muộn, Premier League có thể sớm vượt mặt Serie A về mức độ chịu chi. La Liga cũng sẽ như vậy nếu Real đổ thêm tiền sau khi chi 31,5 triệu euro cho Danilo của Porto. Câu hỏi cho Serie A: Đằng sau sự tăng động bất thường của những người tiêu dùng ấy là gì? “Nó sẽ mang lại sự hưng phấn hay thất vọng?”, Gazzetta dello Sport đặt câu hỏi. “Đó có phải sự cất cánh của một hệ thống bóng đá hay vẫn là một cơ thể nhiều bệnh tật?”. Công bằng mà nói, vẫn có nhiều lo lắng.

Thành tích lọt vào chung kết Champions League của Juventus hay bán kết Europa League của Fiorentina và Napoli không phải đến từ sự bạo chi, cũng không bắt nguồn từ sự đi lên của nền bóng đá.

Thậm chí khi Serie A là gói bản quyền truyền hình đắt giá thứ hai châu Âu, giải đấu cũng không phải giàu có. Ngược lại, có quá nhiều CLB đứng ở bờ vực trở thành một Parma mới trong tương lai. Năm thứ hai liên tiếp, có một CLB bị UEFA từ chối cấp phép cho dự tranh ở Europa League vì vấn đề tài chính (Genoa). “Chi tiêu cho cầu thủ mà không đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sân vận động, dịch vụ bán hàng là tự sát”, tờ Il Giornale cảnh báo.

Các CLB đã bắt đầu xây sân vận động mới sau tấm gương của Juventus. Sân Stadio della Roma sẽ khởi công. Milan kì vọng vào một SVĐ xanh, thân thiện với môi trường, dù họ vẫn đang trong một cuộc chiến chính trị khó khăn. Inter muốn nâng cấp San Siro và thậm chí Atalanta đang tìm cách thay đổi phong cách của sân Atleti Azzurri d’Italia. Nhưng cũng chỉ có vậy, quá ít so với 20 đội và thế là không đảm bảo cho sự bền vững.

Dĩ nhiên, Serie A mùa sau sẽ cạnh tranh hơn, đặc biệt ở tốp đầu. Mùa Hè chuyển nhượng này đáng được tận hưởng. Nhưng cảnh giác vẫn là cần thiết. Sức khỏe của nền bóng đá vẫn đáng quan ngại. Sự phục hồi của giải đấu vẫn mang tính cục bộ chứ không phải toàn bộ. Xét trên nhiều khía cạnh, thậm chí Serie A vẫn đang nguy kịch.

226,35 Hết tháng 6/2015, Serie A đã chi 226,35 triệu euro để mua cầu thủ, đứng đầu trong Top 5 giải hàng đầu châu Âu. La Liga 231,3; Premier League 188,2; Bundesliga (161,25) và Ligue 1 (44,25).

22 Vụ đắt nhất của Serie A mùa Hè năm ngoái là Roma mua Juan Iturbe từ Verona. Vụ đắt nhất đến giờ của TTCN Serie A là Inter mua Kondogbia từ Monaco với giá 30 triệu euro.

15 Andrea Bertolacci là cầu thủ Italy đắt giá nhất (20 triệu euro) trong 15 năm qua.


Đỗ Hiếu (theo ESPN)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm