cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Mỹ: Lại nóng chuyện hôn nhân đồng giới ở California

16/01/2010 10:38 GMT+7 | Trong nước

(TT&VH) - Dư luận Mỹ những ngày này đang bị cuốn vào việc tòa án California đã bắt đầu xem xét lại quyết định của chính quyền bang cấm những người cùng giới tính cưới nhau. Đa số cử tri của bang này từng nói không với hôn nhân đồng tính trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2008. Đây là vụ xét xử cấp liên bang đầu tiên về vấn đề nhạn cảm này và nó quan trọng tới mức tòa án phải áp dụng biện pháp hiếm hoi là cho phát toàn bộ quá trình xét xử kéo dài nhiều ngày lên mạng YouTube để dân chúng tiện theo dõi.
     
Chính quyền bang California bị kiện

Một nhóm các nhà hoạt động có tư tưởng tự do ở Hollywood đứng ra hỗ trợ tài chính cho vụ xét xử  Nhóm này đã thuê ông Theodore Olson và ông David Boies làm luật sư biện hộ. Hai vị là những chuyên gia pháp lý có ảnh hưởng nhất ở Mỹ, từng đại diện cho ông George W. Bush cha và ông Al Gore trong vụ tranh cãi về kết quả bầu cử tổng thống ở bang California năm 2000.


Hôn nhân đồng giới vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm
Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger và Bộ trưởng Tư pháp Brown là những bị đơn bất đắc dĩ do vị trí của họ trong chính quyền bang. Cả hai từ chối bảo vệ quyết định trên trước tòa do ông Schwarzenegger không giữ vai trò gì trong vụ này, còn ông Brown tuyên bố ủng hộ lập luận của êkíp Olson- Boies rằng người đồng tính theo Hiến pháp liên bang có quyền kết hôn với nhau.

Những người bảo trợ lệnh cấm hôn nhân đồng tính của bang Calfornia, một liên minh giữa các nhóm tôn giáo và các nhóm có tư tưởng bảo thủ, có mặt tại phiên tòa với tư cách bị đơn. Đứng đầu nhóm luật sư bào chữa cho họ là Charles Cooper, luật sư kỳ cựu từng làm việc cho Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời cựu Tổng thống  Ronald Reagan hồi những năm 80 của thế kỷ trước. Hỗ trợ ông Cooper còn có các luật sư làm việc trong công ty của ông và một nhóm chuyên gia pháp lý theo đạo Cơ đốc đóng trụ sở ở bang Arizona.

Chủ tọa vụ xét xử là người đứng đầu tòa án địa phương Judge Vaughn Walker do cựu Tổng thống Bush cha bổ nhiệm năm 1989. Nổi tiếng là một cố vấn có đầu óc độc lập, ông Walker lo ngại vụ xét xử này có thể dẫn đến những  tuyên bố nghiêm trọng về quyền dân sự. Trong một vụ điều trần trước khi xét xử hồi tháng 8 năm ngoái, vị thẩm phán này thẳng thắn chỉ trích ông Schwarzenegger không thể hiện thái độ dứt khoát đối với một vấn đề lớn và quan trọng như hôn nhân đồng giới.

Tranh cãi gay cấn

Để giành phần thắng, ông Olson và ông Boies tìm cách chứng minh rằng tước bỏ quyền kết hôn của người đồng tính là quyết định pháp lý không được lòng dân và lệnh cấm của bang California được đưa ra dựa trên những đức tin tôn giáo và đạo đức không hợp pháp, thậm chí có chiều hướng chống lại người đồng tính. Theo ông Olson và ông Boies, lệnh cấm này vi phạm nghiêm trọng các quyền qui định trong Hiến pháp liên bang rằng mọi công dân Mỹ phải được luật pháp bảo vệ và đối xử như nhau.


Ellen DeGeneres và Rossi, cặp đồng tính nổi tiếng trong làng giải trí Mỹ
Những người đứng đầu phe ủng hộ lệnh cấm hôn nhân đồng giới được triệu đến tòa như những nhân chứng. Tòa buộc các chuyên gia này trả lời những câu hỏi liên quan nhiều vấn đề, bao gồm việc các cặp cha mẹ cùng giới ảnh hưởng như thế nào đối với con cái và liệu hôn nhân đồng giới có làm xói mòn hình thức hôn nhân truyền thống giữa nam và nữ hay không.

Ê kíp của ông Cooper cũng đưa ra những lập luận thuyết phục rằng hôn nhân đồng giới là một thử nghiệm xã hội, vì thế đây là vấn đề mà những bang lớn như California cần phải có thái độ hết sức thận trọng. Các nhân chứng của nhóm sẽ chứng minh rằng trong lịch sử Chính phủ Mỹ đã khuyến khích hôn nhân truyền thống (chứ không phải hôn nhân đồng giới) như một biện pháp khuyến khích nuôi dạy con cái có trách nhiệm.

Cố vấn Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, ông Richard Socrarides nhận xét rằng với vụ xét xử này, Bộ trưởng Tư pháp Jerry Brown phải chống lại Ủy ban Giáo dục, ám chỉ quyết định năm 1954 của Tòa án Tối cao cấm phân biệt chủng tộc tại các trường công ở Mỹ. Chắc chắn các bị đơn sẽ đối mặt với phán quyết của tòa khẳng định bất kỳ đạo luật nào phân biệt người đồng tính với “người thường” là vi hiến.
 
Người trong cuộc và dư luận Mỹ nghĩ gì?

Kristin Perry, 45 tuổi, từng kết hôn với bạn đời đồng tính nữ Sandra Stier 47 tuổi, năm 2004 ở San Francisco, khi Thị trưởng Gavin Newsom ra lệnh cho các quan chức thành phố cấp giấy đăng ký kết hôn cho các cặp đồng tính. Giống như  4.000 cặp đồng tính khác, giấy kết hôn của họ đã mất hiệu lực vì một quyết định khác của Tòa án tối cao tại bang này. Perry và Stier đồng ý tham gia vụ xét xử với hy vọng có thể đưa ra trước tòa câu hỏi lệnh cấm hôn nhân đồng giới có hợp hiến hay không.


Stephen Gately, cựu thành viên ban nhạc Boyzone (Anh), kết hôn với
người yêu đồng tính Andrew Cowles (trái). Anh đã đột tử ngày 10/10/2009.

Phán quyết của tòa California có thể bị kháng án lên Tòa án Tối cao liên bang. Nhiều người người ủng hộ  quyền của người đồng tính đã lên tiếng phản đối thời điểm tiến hành vụ xét xử do lo ngại rằng vẫn còn quá sớm để xem xét vấn đề này ở cấp liên bang. Không ít người hy vọng vấn đề hôn nhân đồng tính sẽ được nhìn nhận qua lăng kính khác sau vụ xử ở California.

Ngày 4/11/2008, đồng thời với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dân bang California còn bỏ phiếu trưng cầu ý dân để thông qua dự luật Proposition 8 về lệnh cấm kết hôn đồng tính.

Niềm hy vọng của dân đồng tính rằng uy tín của Barack Obama - người ủng hộ hôn nhân đồng giới – có thể thay đổi định kiến của xã hội Mỹ, đã bị dập tắt. Gần 53% cử tri California bỏ phiếu thuận cho luật sửa đổi với quy định: Hôn nhân chỉ được công nhận hợp pháp là giữa một phụ nữ và một nam giới.

Sau khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc, tất cả các toà thị chính ở bang California ngừng cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính, còn những đám cưới đồng giới được tổ chức trước đó cũng có nguy cơ bị bác bỏ.

 

    Lưu Liên

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm