cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nghiên cứu 'Binh thư' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kỳ 1): Đừng gọi Đại tướng là 'Napoleon của Việt Nam'!

12/10/2013 08:19 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - "Đó là vị thống soái trực tiếp chỉ huy chiến tranh và đã để lại những tổng kết mang tính binh thư hiện đại" -  GS Sử học Phan Huy Lê đưa ra một nhận xét ngắn gọn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Pho "binh thư" ấy đã được thể hiện như thế nào trong sự nghiệp cầm quân của vị tướng huyền thoại này?

TT&VH đã tìm gặp một số chuyên gia về sử học và lịch sử quân sự, đồng thời tham chiếu một số tư liệu của các học giả quốc tế, với mong muốn làm rõ câu hỏi trên.

"Tôi không nghĩ Đại tướng có phong cách cầm quân giống Napoleon. Đó chỉ là một cách so sánh theo kiểu thi vị hóa chứ không có nhiều logic" - Đại tá, TS Vũ Tang Bồng (Viện Lịch sử quân sự VN), chia sẻ.

Tạp chí Time của Mỹ- tờ báo đầu tiên so sánh tướng Giáp với Napoleon - đã 3 lần sử dụng ảnh Đại tướng làm trang bìa trong các năm 1966, 1968,1972

Mối quan tâm của học giả Phương Tây

Năm 1966, tạp chí Time (Mỹ) lần đầu tiên sử dụng khái niệm khái niệm này: nhắc đến một "Napoleon của Việt Nam" với luận điểm quân sự xuyên suốt: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh.

Từ thời điểm ấy, cụm từ trên đã được báo chí phương Tây  ưa chuộng và lặp lại một số lần. Khá thú vị, theo thống kê vui của giới sử học trong nước, tướng Giáp là một trong số những danh tướng  hiếm hoi thường xuyên được so sánh với Napoleon theo cách ấy. (Chỉ có một trường hợp khác là nguyên soái Tukhachevsky của Liên Xô, cũng được phương Tây gọi bằng cụm từ Bornapate Đỏ)

TS Vũ Tang Bồng đưa ra 3 lý giải về sự liên tưởng được độc đáo ấy: Đại tướng là người trực tiếp đánh bại đạo quân viễn chinh đến từ quê hương của Napoleon; Đại tướng cũng có vóc người hơi thấp như thiên tài quân sự nước Pháp. Và cuối cùng, đó là sự quan tâm đặc biệt của tướng Giáp tới Napoleon, ngay từ khi còn đang là một giảng viên lịch sử ở tuổi thanh niên.

Khá nhiều tài liệu, cả trong và ngoài nước, đã trích lời khẳng định của Đại tướng về sự quan tâm đặc biệt này. Thậm chí, trong cuốn Chiến thắng bằng mọi giá viết về ông, học giả Mỹ B.Currey đã liên lạc với với các học trò cũ của Võ Nguyên Giáp tại trường tư thục Thăng Long khi xưa. Những người học trò (hiện nay cũng đã ở tuổi 70, 80) này kể rằng thầy Giáp có thể vẽ trên bảng đen bất cứ chi tiết cụ thể nào về từng trận đánh của Napoleon, về việc tại sao một đội long kỵ binh lại được bố trí ở một vị trí chính xác như thế, hay việc đội cận vệ của Napoleon đã nổ súng đúng lúc như thế nào. Thậm chí, khi giảng dạy về lịch sử Pháp giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- giữa thế kỷ XVIII, vị thầy giáo trẻ này đã nhìn thẳng vào học sinh: Có rất nhiều sách nói về lịch sử Pháp trong giai đoạn này, các em có thể tham khảo nếu muốn. Tôi sẽ chỉ nói với các em về hai chủ đề: Cách mạng Pháp và Napoleon.

Cùng với nhiều cuộc trao đổi thư từ, B.Currey đã trực tiếp phỏng vấn Đại tướng vào năm 1988 để hoàn thành cuốn sách này. Ông viết: Võ Nguyên Giáp nói rằng ông giảng giải kỹ về các trận đánh của Napoleon đơn giản vì trách nhiệm phải giảng về Cách mạng Pháp. Bởi vậy, ông phải nghiên cứu kỹ chiến lược và chiến thuật của Napoleon.

Một bức tranh về trận Borodino (1812) của Louis Lejeune. Quan tâm tới Napoleon, Đại tướng cũng hiểu rất kĩ về trận đánh này, khi Napoleon sa vào thế trận chiến tranh vệ quốc của người Nga.

Học người Pháp để thắng người Pháp

Thực tế, các sử gia VN không quan tâm nhiều tới câu chuyện này. Bên cạnh cảm xúc  về việc Việt Nam muốn có một vị Đại tướng của riêng mình (chứ không phải bản sao của Napoleon), một lý do chung được đưa ra: Napoleon được biết đến như một vị hoàng đế kiêm tổng tư lệnh các đạo quân viễn chinh Pháp, từng xâm lược Tây Ban Nha, Nga, Đức, Ý, Ai Cập... Ngược lại, tướng Giáp của nhân dân VN lại đi lên từ một người thầy giáo bình thường, và chỉ làm sứ mệnh giữ nước mà lịch sử đặt lên vai mình.

"Nếu bỏ qua vấn đề ấy thì bản thân phong cách cầm quân của Đại tướng cũng không giống Napoleon.  Napoleon dùng binh chớp nhoáng, thiên về giải quyết các chiến dịch ở mức nhanh nhất có thể, tập trung tối đa sức mạnh của kỵ binh và pháo binh để tạo đòn tấn công chủ lực nhằm xoay chuyển trận đánh theo hướng có lợi nhất cho mình" - Thiếu tướng Lê Mã Lương (nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam) nhận định với TT&VH. "Trong khi đó, Đại tướng có phong cách cầm quân thận trọng, giảm thiểu tổn vong ở mức thấp nhất, và thường tìm cách đưa đối phương vào bẫy của mình để tiêu hao sinh lực, trước khi ra đòn quyết định. Xét cho cùng, chính lối đánh nhanh, cố gắng tránh sa lầy của một đạo quân viễn chính và lối đánh trường kỳ, sử dụng chiến tranh nhân dân của một đạo quân kháng chiến đã tạo nên 2 sở trường khác hẳn nhau ấy".

TS Vũ Tang Bồng khẳng định với TT&VH: Nếu gắng so sánh, cũng có thể nói rằng tướng Giáp giống Napoleon ở chỗ yếu hơn về tổng thể, nhưng lại rất biết cách tập trung binh lực, hỏa lực tối đa để lần lượt giành những chiến thắng có tính chiến lược- trước khi giải quyết chiến dịch bằng trận đánh cuối cùng. Nhưng, sự thật, đó là một nguyên tắc rất cơ bản trong nghệ thuật vận động binh lực, và phụ thuộc vào tài năng cũng như sự nhạy bén của người thực hiện, chứ không thể quy riêng cho một học thuyết quân sự nào.

Để chốt lại vấn đề về tướng Giáp và Napoleon, Thiếu tướng Lê Mã Lương kể một câu chuyện riêng. Trong một cuộc trò chuyện giữa ông và Đại tướng, cái tên Napoleon tình cờ được nhắc tới. Đại tướng hỏi: "Lương có biết mình quan tâm tới trận đánh nào của Napoleon không? Đó là trận Borodino ở cửa ngõ Mạc Tư Khoa năm 1812, khi tướng Kutuzov cầm chân Napoleon trong suốt một ngày trời".

"Đại tướng phân tích khá lâu về nghệ thuật dùng binh của Kutuzov, khi chọn địa hình, thời tiết, và thời điểm bắt đầu trận đánh để quân Pháp không thể vận hành linh hoạt các cỗ pháo của mình" - Thiếu tướng Lê Mã Lương nói - "Tôi nghĩ vui: hẳn Đại tướng là người hiểu tâm trạng của Kutuzov trong trận đánh đó nhất. Cũng như danh tướng của nước Nga, ông phải gắng hiểu người Pháp tới chân tơ kẽ tóc, để từ đó bẻ gãy sở trường của họ và bắt đạo quân viễn chinh Pháp rơi vào thế trận chiến tranh nhân dân của mình".

Chuyên đề: Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Còn nữa)

Hoàng Nguyên
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm