cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

The Hurt Locker bắt bệnh những "con nghiện" chiến tranh

16/03/2010 08:22 GMT+7 | Phim

(TT&VH Online) - Hiện thực khốc liệt trong The Hurt Locker, chứ không phải vẻ đẹp kỳ ảo của Avatar đã thuyết phục Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ. Giành được 6 giải Oscar, The Hurt Locker được xưng tụng là kiệt tác phim chiến tranh mới của điện ảnh thế giới.

Có một yếu tố mà ngay từ đầu Avatar đã thua The Hurt Locker: đó là kịch bản. Đạo diễn James Cameron đã ‘ém’ kịch bản Avatar hơn 10 năm để chờ tới ngày công nghệ phát triển và đáp ứng được yêu cầu của ông. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà Avatar rơi vào tình trạng mất thăng bằng: kịch bản cũ, công nghệ mới. Không khó để nhận thấy, Avatar vẫn xài công thức kinh điển của Hollywood: anh hùng cứu cả thế giới + tình yêu của 2 người ở 2 bờ chiến tuyến + một trận quyết chiến chiến lược hoành tráng giữa 2 phe. Tất cả những thứ đó không quá lạ lẫm với một thế giới điện ảnh tràn ngập phim ‘bom tấn’. Trong khi đó, nội dung của The Hurt Locker vẫn còn nóng hổi, những gì đã xảy ra trong kịch bản vẫn đang tiếp tục diễn ra ngoài đời.


The Hurt Locker thể hiện một cách sinh động cuộc chiến đấu của quân Mĩ tại Iraq
Đạo diễn The Hurt Locker đã chọn cách xây dựng tác phẩm của mình như một bộ phim tài liệu về cuộc sống của những người lính Mỹ rà phá bom mìn trong mưa bom bão đạn ở Iraq. Những hình ảnh đôi khi rung mờ, những góc quay từ phía sau lưng quân Mĩ, hình ảnh kẻ thù lúc ẩn lúc hiện từ các góc đường xa xa đến những hiệu ứng âm thanh khiến người xem có cảm giác như nghe thấy tiếng nổ ở bên cạnh...  Cách làm này thật không khác mấy so với các bản tin chiến trường trên CNN hay BBC. Điều đó gây cho khán giả cảm giác những gì mình nhìn thấy trên màn ảnh là sự thật ngoài đời.

The Hurt Locker đã giành được 6 tượng vàng tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 82, bao gồm: Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc hay nhất, Hòa âm xuất sắc, Biên tập âm thanh xuất sắc, Dựng phim xuất sắc.

Nhân vật chính của phim là James, một người lính có ngoại hình bình thường, không đẹp trai như Tom Cruise trong Sinh ngày 4 tháng 7, không dữ dằn góc cạnh như Willem Dafoe trong Trung đội, không lãng tử bất cần đời như Sylvester Stallone trong Rambo... Đó chỉ là một người lính Mĩ da trắng điển hình dễ bị mất hút giữa đám đông quân lính. Tuy vậy, đây lại là một con người có bản năng sinh tồn mạnh mẽ. Anh ta vô cùng bình tĩnh và khôn ngoan trước các âm mưu đặt bom hay phục kích của kẻ thù. Khi bị ngắm bắn sau lưng, James trấn an đồng đội tiêu diệt kẻ ngắm bắn, khi phải phá bom, James luôn biết rằng cách hành động nguy hiểm nhất lại là cách an toàn và hiệu quả nhất. James đã phá hơn 800 quả bom mà không bị thương. Cách anh phá bom thản nhiên và cực kỳ chuyên nghiệp.



James, nhân vật chính trong The Hurt Locker
Nhưng James không phải siêu nhân! Trong The Hurt Locker không có các siêu nhân, chỉ có những người lính bình thường, họ chuyên nghiệp trong chiến đấu nhưng cũng có lúc rượu chè, đánh lộn... thậm chí đôi khi chớm có ý nghĩ sát hại nhau vì tức giận. James rất giỏi nhưng anh ta cũng giống mọi người lính Mĩ khác. 

Nếu nội dung chỉ có vậy, The Hurt Locker có lẽ đúng là 1 bộ phim tài liệu "Lính Mĩ sống và chiến đấu như thế nào ở Iraq" hoặc cùng lắm là "Người hùng phá bom của quân đội Mĩ tại Iraq".  Điều chủ yếu làm nên sự khác biệt giữa một bộ phim tài liệu chiến tranh và một tác phẩm điện ảnh đoạt 6 giải Oscar nằm ở 20 phút cuối cùng.


Một người đàn ông Iraq bị ép buộc phải đánh bom liều chết đã tới cầu xin sự giúp đỡ của lính Mĩ để được sống sót quay về với gia đình. Hoàn cảnh ngặt nghèo, cả đội phá bom đều hiểu rằng không còn đủ thời gian để cứu người đàn ông này. Tuy nhiên James vẫn cố gắng sử dụng mọi biện pháp đến những giây cuối cùng. James mở được một khóa nhưng còn rất nhiều khóa khác, trong khi đó thời gian chỉ còn 3 giây, James buộc phải bỏ chạy để sống sót. Vụ nổ làm James bị thương nhưng anh vẫn có thể lái xe về căn cứ. Trong câu chuyện trên xe của James với đồng đội, người xem mới vỡ lẽ, khác với ý nghĩ ban đầu cho rằng James dám dấn thân vào những nơi nguy hiểm nhất có thể vì anh không có gì để mất. Trái lại, anh có một mái ấm hạnh phúc ở hậu phương, nơi có người vợ đẹp và một đứa con trai kháu khỉnh chờ anh.

Vậy điều gì khiến James dấn thân vào chốn hiểm nguy này? Ngay cả khi trở về quê nhà, sống yên bình cùng vợ con, điều gì khiến anh ta cứ muốn quay trở lại đời lính trước kia?


Chiến tranh là một thứ gây nghiện
Câu nói ở đầu bộ phim chính là câu trả lời: Chiến tranh là một thứ gây nghiện (War is a drug). James đăng kí trở lại Iraq và hình ảnh ngày đầu tiên trở lại Iraq của James là hình ảnh cuối cùng của bộ phim.

Đến đây bộ phim không còn khó hiểu nữa. Anh lính James chính là một khía cạnh hình ảnh khác của quân đội Mĩ. Nữ đạo diễn tài ba Kathryl Bigelow đã giúp thế giới giải đáp thêm một thắc mắc trong hàng vạn câu hỏi vì sao ở đâu có chiến tranh, ở đó có quân đội Mĩ.

Có thể nói sau hình ảnh một chàng thanh niên tràn đầy lí tưởng bị chiến tranh biến thành tàn phế và mất niềm tin về tương lai trong Sinh ngày 4 tháng 7; một người lính mạnh mẽ phải chiến đấu chống lại những người cùng hàng ngũ với mình trong Trung đội hay một cựu chiến binh trở nên lạc lõng với xã hội khi phục viên trở về trong Rambo; giờ đây điện ảnh Mĩ lại có một hình tượng mới về người lính: trung sĩ William James trong The Hurt Locker – một người nghiện chiến tranh.
Nguyễn Văn Trinh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm