31/05/2022 13:56 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Những tranh cãi về “fan phong trào” đã nổ ra trong nhiều năm tại bóng đá Anh, nhưng tình trạng này có thể lớn hơn chúng ta từng nghĩ nếu nhìn vào số lượng fan tăng mạnh ở một số đội bóng nổi lên gần đây.
Những người theo chủ nghĩa thuần túy đã nhìn thấy một vấn đề này từ những năm 1970, khi thành công của Leeds dẫn đến những chiếc áo sơ mi trắng trơn của CLB vùng Yorkshire - và những chiếc áo sân khách màu vàng mang tính biểu tượng - xuất hiện khắp nơi, ngay cả ở Lancashire. Thế nhưng, với sự bùng nổ của bóng đá trên TV sau sự ra đời của Premier League vào năm 1992, “fan phong trào” - những người ủng hộ một đội bóng mà họ không có mối quan hệ rõ ràng - đã trở thành một hiện tượng.
Man City đang có nhiều fan hơn
Giám đốc Marketing của City Football Group, Nuria Tarre cho biết: “Phản ứng của chúng tôi từ góc độ CLB là phục vụ tất cả người hâm mộ và đó là lí do tại sao [chúng tôi phải hiểu] họ mong đợi gì và họ muốn gắn bó với CLB như thế nào.
“Tại Man City, chúng tôi biết rằng 1% khán giả của chúng tôi là ở Vương quốc Anh. Những ai mơ ước một ngày nào đó được đến Etihad có thể có cơ hội giao lưu với CLB theo cách khiến họ cảm thấy gần gũi hơn với trải nghiệm, khiến họ cảm thấy đắm chìm như cảm giác được ở trong một sân vận động đầy người hâm mộ... Chúng tôi đang thử nghiệm ... người hâm mộ ở Mỹ và Trung Quốc quan tâm đến CLB sẽ tới Manchester theo dõi các trận đấu”.
Không có gì ngạc nhiên khi Man City bị CĐV của các CLB khác chế nhạo vì lượng fan phong trào. Tuy vậy, thực tế thì đội bóng vùng Eastlands đã thu hút được rất nhiều người hâm mộ mới sau vụ thâu tóm CLB của Sheikh Mansour vào năm 2008. Việc đưa về những cầu thủ ngôi sao, thành công đáng kinh ngạc và thứ bóng đá đẹp dưới thời Pep Guardiola đã thúc đẩy sự phát triển lượng fan một cách kinh ngạc.
Sau cùng thì Man City cũng vừa giành chức vô địch Premier League thứ 4 trong 5 mùa giải gần đây, một bằng chứng cho thấy Guardiola đã xây dựng được một triều đại thành công. Để so sánh, Chelsea từng phải đối mặt với những chê bai tương tự sau sự xuất hiện của Roman Abramovich và sự giàu có của tỉ phú người Nga vào năm 2003, khi điều này đã làm thay đổi vận mệnh của CLB theo mọi nghĩa.
… Nhưng vẫn chưa bằng MU
Dù sao thì sau Leeds, “nguồn gốc phong trào” cũng nhằm vào những tín đồ xa xôi của Liverpool và MU, sau những thành công của họ trong những năm 1970, 1980 và 2000. Sự thật là mọi CLB hàng đầu đều mong muốn tăng phạm vi tiếp cận của mình, cả trong cộng đồng của họ và trên toàn cầu, thông qua các nền tảng kĩ thuật số. Bằng chứng là Man City đang tung ra các tính năng trực tuyến bằng 14 ngôn ngữ và không chỉ bản dịch tài liệu mà họ tạo ra cho khán giả nói tiếng Anh. Cụ thể thì CLB tạo ra nội dung ở các thị trường nước ngoài có liên quan đến những người từ quốc gia hoặc khu vực đó, chẳng hạn như tập trung vào những cầu thủ cụ thể.
Và để hỗ trợ thông tin liên lạc toàn cầu, Man City đã bố trí một số nhà báo nội bộ trong các cơ sở của đội 1, để cung cấp tài liệu thường xuyên.
Tất cả những điều này phản ánh thực tế rằng “khán giả” của CLB hiện là yếu tố quan trọng trong giá trị tổng thể và khả năng kiếm tiền của CLB. Hiện khán giả trên mạng xã hội của Man City có khoảng 90 triệu người theo dõi trên Facebook, Twitter, Instagram, TikTok và YouTube trong bảng xếp hạng hằng năm do Deloitte công bố. Con số đó có thể so sánh với Chelsea và Liverpool, nhưng thua xa MU, với con số gần gấp đôi.
Số người theo dõi CLB trong năm 2022 trên Facebook, Instagram, Twitter, TikTok, YouTube Real Madrid 277 triệu Barcelona 274 triệu MU 177 triệu Chelsea 106 triệu Liverpool 110 triệu Paris Saint-Germain 143 triệu Bayern Munich 100 triệu Man City 91 triệu Tottenham 57 triệu |
Mạnh Hào
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất