cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Tranh cãi quanh người đàn ông 13 tháng sống trôi dạt trên biển

07/02/2014 07:30 GMT+7 | Trong nước


(Thethaovanhoa.vn) - Những ngày này đang là khoảng thời gian hết sức tuyệt vời của Jose Salvador Alvarenga, khi anh chuẩn bị về nhà đoàn tụ với người thân, chấm dứt 13 tháng đầy ác mộng khi sống trôi dạt trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên câu chuyện của anh vẫn chưa ngừng gây tranh cãi.

Các quan chức quần đảo Marshall Islands, nơi Jose Salvador Alvarenga, 37 tuổi, đang trú ngụ, cho biết anh sẽ rời khỏi quần đảo để tới Hawaii, trước khi tiếp tục về El Salvador hoặc Mexico.

Giành giật sự sống với thiên nhiên

"Nhiều khả năng anh ấy sẽ được đưa trở về El Salvador" - quan chức ngoại giao Anjanette Kattil nói với hãng tin AFP - "Ban đầu chúng tôi tưởng anh ấy là người Mexico. Nhưng dù anh ấy không phải công dân nước này, quần đảo Marshall vẫn sẽ hỗ trợ bất kỳ ai trôi dạt vào bờ biển của chúng tôi".

Alvarenga thực tế chào đời ở El Salvador nhưng có nhiều năm sống ở Mexico, nơi anh ra khơi trên một chuyến đi đánh cá vào cuối năm 2012, trước khi bị mất tích và trôi dạt khoảng 12.500 km tới quần đảo Marshalls trên một con thuyền nhỏ.


Alvarenga ảnh chụp trước khi rời nhà tới Mexico (trái) và sau khi dạt vào quần đảo Marshall

Anh kể rằng đã sống sót nhờ ăn cá sống, chim sống, uống máu rùa, máu chim và nước mưa trong 13 tháng trời. "Khi chẳng còn gì, tôi sẽ chẳng ăn gì" - anh nói với tờ Telemundo trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hồi đầu tuần - "Tôi đã có nhiều lúc sống mà chẳng ăn uống gì. Tôi cũng đã uống nước tiểu của mình".

Tuy nhiên một thủy thủ đồng hành của anh tên Ezequiel Cordoba đã không được may mắn như thế. Chàng trai 24 tuổi này đã chết đói vì không thể đưa vào dạ dày thực đơn như trên. Alvarenga đã phải đẩy xác anh ta xuống khỏi thuyền để tiếp tục tồn tại.

Alvarenga đã được xuất viện tại thủ phủ Majuro của Marshalls vào đầu tuần này, sau khi các hoạt động kiểm tra y tế cho thấy anh bị mất nước và bị suy dinh dưỡng, nhưng vẫn có sức khỏe tương đối tốt. Anh sống khá kín tiếng tại một khách sạn địa phương, với cảnh sát bảo vệ ngoài phòng.

Rất nhiều nghi ngờ

Hiện anh trông tương đối khỏe mạnh, dù mới chỉ vài ngày kể từ khi được tìm thấy trong tình trạng bước đi một cách vô định, trên người còn độc một bộ quần áo lót rách rưới, khi thuyền của anh dạt vào bờ tại quần đảo Marshalls.

Nhưng chính sự phục hồi nhanh của anh đã gây nghi ngờ. Ví dụ có người chỉ ra rằng anh không bị cháy nắng quá mức, dù sống cả thời gian dài như thế trên biển. Tuy nhiên các chuyên gia sinh tồn như Hilmar Snorrason thuộc Hiệp hội huấn luyện sinh tồn và an toàn quốc tế Anh quốc nói rằng người ta không nên nghi ngờ quá mức, bởi kỳ tích của anh không có gì phi lý. "Tôi có thể thấy rằng nhiều người sẽ nghĩ câu chuyện thật khó tin. Nhưng về mặt lý thuyết câu trả lời của tôi là có, chuyện sống sót được trong hoàn cảnh như thế là hoàn toàn có thể xảy ra"- Snorrason nói với AFP.


Chiếc thuyền của Alvarenga tại quần đảo Marshall

Ngoài điều trên, câu chuyện mà Alvarenga kể sau khi được cứu cũng có những khoảng trống và thông tin gây nghi ngờ. Ví dụ anh nói rằng mình ra khơi vào ngày 21/12 hoặc 21/9/2012. Theo lời anh đó là ngày thứ Bảy, nhưng thực tế cả 2 ngày này đều là thứ Sáu.

Anh đã không thể nhớ nổi ngày tháng năm sinh hoặc nơi ở của mình. Anh cũng không nhớ tên chủ lao động của mình và không thể giải thích vì sao thuyền của anh chẳng còn công cụ đánh bắt cá nào.

Tuy nhiên sự nghi ngờ đã tan biến phần nào khi nhà chức trách Mexico xác nhận việc họ có mở chiến dịch tìm kiếm trên không và trên biển lúc Alvarenga cùng Ezequiel bị mất tích vào tháng 11/2012. Christian Clay, Phó đại sứ Mexico ở Phillipines, đã tới quần đảo Marshall để hỗ trợ Alvarenga. Ông nói rằng "cho tới nay những gì Alvarenga kể lại đều là sự thực".

Các ngư dân ở bang Chiapas của Mexico cũng cho biết họ có nhớ về một người đàn ông tên Alvarenga, biệt danh "La Chanca" (Chàng béo) đã từng làm việc ở đây. "Chúng tôi rất ngạc nhiên, nhưng không nghi ngờ gì về việc đó chính là anh ấy" - ngư dân William Uscanga nói sau khi thấy bức ảnh chụp Alvarenga lúc vừa được cứu.

Đã từng có tiền lệ

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên có chuyện ngư dân sống sót dù trôi dạt trên biển trong thời gian dài. Hồi năm 2006, 3 ngư dân Mexico cũng được một tàu kéo cứu sống gần quần đảo Marshall sau 9 tháng trôi dạt trên biển.

Dù có rất nhiều người nghi ngờ, các ngư dân Lucio Rendon, Salvador Ordonez và Jesus Vidana vẫn khẳng định họ đã rời khỏi cảng San Blas của Mexico trong ngày 28/10/2005, gặp nạn và được giải cứu vào ngày 9/8/2006, khi ở cách quê nhà tới 8.000 km. Ba người cho biết họ đã sống sót nhờ tránh nắng dưới một cái chăn, ăn cá, chim sống, uống nước mưa và nước tiểu của nhau để tồn tại.

Trong cuộc phỏng vấn với AFP từ bệnh viện, Alvarenga nói rằng anh có nhiều lần nghĩ tới việc tự sát trong suốt hành trình. Nhưng ý định sau đó đã tan biến khi anh nghĩ tới việc được đoàn tụ cùng người thân, được ăn thịt gà và bánh ngô tortilla.

Gia đình của Alvarenga, gồm một đứa con gái tên Fatima nay đã 14 tuổi và không hề nhớ gì về cha đẻ do anh rời nhà tới Mexico trước khi cô bé chào đời, đã nói rằng họ đang rất mong chờ ngày đoàn tụ. "Đây là một phép màu, một dấu hiệu cho thấy Chúa thương cảm với cuộc đời của con trai tôi" - mẹ đẻ Maria Julia nói từ nhà riêng của bà ở El Salvador, nước mắt chảy dài trên má bà vì xúc động trước tin mừng - "Tôi vẫn nghĩ rằng ngày nào đó con tôi sẽ trở về nhà, rằng Chúa muốn nó trở về nhà chúng tôi".

Bà Julia cũng cho biết sẽ không bao giờ từ chối ước nguyện của Alvarenga. "Chúng tôi sẽ làm một bữa ăn lớn. Nhưng chúng tôi sẽ không cho cháu ăn cá, vì chắc cháu đã chán món đó" - bà nói, không giấu nổi niềm vui - "Chúng tôi sẽ cho cháu ăn một đĩa lớn gồm thịt, đậu và phô mai để giúp cháu nhanh phục hồi sức khỏe".

Tường Linh
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm