cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Ông Obama sử dụng văn hóa như một 'đại lộ'…

26/05/2016 07:05 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Ở thời điểm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama vừa kết thúc, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) đã chia sẻ với Thể thao &Văn hóa (TTXVN) những quan điểm của mình.

Trong nhiều năm qua, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là một trong những người rất tích cực tham gia vào việc xây dựng củng cố mối quan hệ Việt - Mỹ trên góc độ văn hóa.

Ông mở đầu câu chuyện:

-Thực tế, từ vài chục năm qua, văn hóa đã là yếu tố luôn được người Mỹ chú trọng khai thác trong những chính sách ngoại giao với chúng ta. Còn nhớ, năm 1982, khi đang là thực tập sinh tại Bộ ngoại giao, tôi có mặt trong một chuyến làm việc với đoàn chuyên gia Mỹ về vấn đề MIA (tìm kiếm người Mỹ mất tích tại VN).

Ở thời điểm ấy, quan hệ ngoại giao giữa 2 nước chưa chính thức bắt đầu. Nhưng, những người trong cuộc vẫn khá bất ngờ và thú vị, khi phía họ chủ động trích dẫn 2 câu Kiều để bắt đầu cuộc làm việc: Người đâu gặp gỡ làm chi/Trăm năm biết có duyên gì hay không?


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Rồi, trong thập niên 1980, khi các chính khách của 2 nước chưa thể đến được với nhau, chính các nhà văn Việt Nam và Mỹ đã là người giữ vai trò “mở cửa”.

Rồi năm 2000, Bill Clinton tới VN và lần đầu tiên chúng ta được nghe một Tổng thống Mỹ lẩy Kiều. Rồi, trước chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã làm điều tương tự vào năm ngoái.

Có một sự thật: khi chưa thấu hiểu, chia sẻ và tôn vinh văn hóa của một dân tộc khác, bạn sẽ rất khó nhận được thứ gì từ họ. Trong quá khứ, người Mỹ không làm được điều ấy. Còn, kể từ khi bắt đầu mọi thứ bằng con đường văn hóa, rõ ràng câu chuyện đã khác đi.

* Với chuyến thăm của Obama, ông nhìn thấy gì từ “con đường văn hóa” ấy?

- Trước hết, là buổi nói chuyện tại Hà Nội vào ngày 24/5. Ở đó, Obama sử dụng văn hóa như một “đại lộ”, để chúng ta bước tới tất cả những vấn đề chính trị, bang giao, tương lai, quá khứ.

Ông sử dụng bài thơ Nam quốc Sơn hà để gián tiếp tôn vinh và khuyến khích chủ quyền của người Việt. Ông nhắc tới những câu hát cực kỳ đặc biệt của Trịnh Công Sơn và Văn Cao.Và trên hết, vẫn là 2 câu Kiều mà chúng ta đang nhắc tới quá nhiều: Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi.

Với tôi, 2 câu Kiều ấy giống như một lời nhắn nhủ đặc biệt: sau này, khi quan hệ trở nên tốt đẹp, các bạn hãy nhìn lại hôm nay - ngày chúng tôi mạnh dạn “đặt cược” cho mối quan hệ này bằng một thứ quan trọng nhất: lòng tin.


Tổng thống Obama trong buổi gặp gỡ hơn 600 bạn trẻ là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại TP.HCM ngày 25/5

Và chúng tôi cũng mong chờ điều ấy ở các bạn. Bởi, ngay cả với mỗi con người bình thường nhất, lòng tin vẫn là một nền tảng cơ bản, một chiếc chìa khóa duy nhất mà nếu thiếu nó, chúng ta không mở được cánh cửa nào.

Rồi, “con đường văn hóa” ấy còn được tiếp dẫn ở quán bún chả bình dân Hà Nội, ở lần dừng chân tại quán trà đá trên đường ra sân bay, ở sự thoải mái chân tình để bắt tay những người dân bình thường nhất. Chúng ta đều hiểu: trong chuyến thăm này, có những hành động thuộc về bài bản, chiến lược của một vị chính khách.

Nhưng, điều thú vị là Obama thực hiện những điều ấy với phong thái rất bình dân, gần gũi của mình, khiến tất cả vẫn bị cuốn theo.

Trong cuộc sống, nếu hiểu biết nhưng thiếu sự thân thiện, bạn sẽ không chia sẻ được nhiều. Obama đã cùng làm được việc ấy, tất nhiên là với đội ngũ cố vấn của mình: ông hiểu về những vấn đề cốt lõi của văn hóa Việt, tinh thần Việt và biết cách thể hiện những hiểu biết ấy một cách “dân dã hóa” khi đặt chân tới đây.

* Ông có thể đưa ra một so sánh vui về phong cách của 2 vị Tổng thống Mỹ từng đặt chân tới VN: Obama năm 2016 và Bill Clinton năm 2000?

- Họ đều hướng tới sự thân thiện, hướng tới một thông điệp rằng, chúng tôi đến VN bằng một sự cởi mở và mong muốn tình bạn bền lâu. Và mỗi vị Tổng thống lại làm điều ấy theo cách riêng của mình. 

Bill Clinton có sự lịch lãm, gần gũi trong phong cách của một quý ông. Còn Obama, như đã nói, là một gương mặt bình dân từ đầu đến cuối, kể từ những chi tiết rất nhỏ như cầm chai bia Hà Nội để uống trong quán bún chả mà không cần cốc (cười).

Có lẽ chúng ta là người Việt, chúng ta phần lớn sinh ra tại nông thôn nên cũng thích sự gần gũi như vậy. Chúng ta tôn trọng Bill như một chính khách, một nhà văn hóa và yêu mến Obama như một người bạn, một người sẵn sàng ngồi uống một chén trà, một chai bia để trò chuyện với mình.

* Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Sơn Tùng (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm