cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Toạ đàm về thơ Phan Hoàng ở Đại học Phú Yên

22/03/2016 20:36 GMT+7 | Đọc - Xem

(Thethaovanhoa.vn) - Nhân dịp trường ca Bước gió truyền kỳ vừa được xuất bản và tập thơ Chất vấn thói quen được tái bản, Trường đại học Phú Yên đã phối hợp Hội VHNT tỉnh tổ chức buổi gặp mặt và toạ đàm với nhà thơ Phan Hoàng vào chiều ngày 18.3 tại thành phố Tuy Hoà.

Trường đại học Phú Yên là một trong những trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở miền duyên hải Nam Trung Bộ. Phú Yên là quê hương của nhà thơ Phan Hoàng, với ngọn gió Tuy Hoà nổi tiếng là nguồn cảm hứng cho anh viết nên trường ca Bước gió truyền kỳ.

Buổi gặp mặt có sự tham dự của các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ, hoạ sĩ và bạn yêu thơ trong và ngoài tỉnh Phú Yên, do Tiến sĩ - nhà thơ Đinh Lăng dẫn chương trình.

Nhà thơ Phan Hoàng nhận hoa từ Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang

Tại buổi gặp mặt, nhà thơ Phan Hoàng giới thiệu và ký tặng đến bạn thơ yêu thơ 2 tác phẩm mới nhất của mình, là Chất vấn thói quen (NXB Văn Hoá Văn Nghệ tái bản cuối năm 2015) và trường ca Bước gió truyền kỳ (NXB Hội Nhà văn 2016).

Các học giả và bạn thơ đã chia sẻ nhiều ấn tượng đẹp về hình tượng gió đầy phóng túng và hồn nhiên trong thơ Phan Hoàng. Ngoài ra, bạn thơ còn bày tỏ tình cảm tốt đẹp dành cho hồn thơ vẫn luôn “lặng sâu vào tri thức xã hội” tạo ra những vần thơ hay và nặng lòng với quê hương đất Phú.

Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thu Trang - Phó Hiệu trưởng Đại học Phú Yên đã mở đầu buổi toạ đàm, trình bày tóm tắt hành trình sáng tạo về thơ, phỏng vấn nhân vật báo chí cũng như những đóng góp của nhà thơ Phan Hoàng cho quê hương.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Huy Vị - Phó Hiệu trưởng Đại học Phú Yên cũng đã kể lại kỷ niệm lần đầu khi đọc bài thơ Gửi Phú Yên xúc động của Phan Hoàng viết về cơn lũ thế kỷ năm Quý Dậu 1993 tàn phá quê nhà, từ đó qua nhà thơ Đinh Lăng đã có mối gắn kết văn nghệ với nhau.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Huy Vị nhớ về bài thơ Gửi Phú Yên của Phan Hoàng từ năm 1993 và chia sẻ cảm hứng trong trường ca Bước gió truyền kỳ

Nhạc sĩ Ngọc Quang - nguyên Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Yên nói về sự nhiệt tình của Phan Hoàng trong việc làm cầu nối giữa văn nghệ sĩ TP.HCM với Phú Yên như mở trại sáng tác văn học, giao lưu và nhất là sự tham gia những lễ hội thơ Nguyên tiêu truyền thống núi Nhạn.

Nhà báo Phan Thanh Bình, nhà thơ Triệu Từ Truyền, nhà thơ Nguyễn Tường Văn, nhà văn Trần Nhã Thuỵ cùng nhiều bạn thơ khác cũng đã phát biểu, phân tích về thơ Phan Hoàng, đặc biệt là trường ca Bước gió truyền kỳ với cảm hứng từ ngọn gió Tuy Hoà nổi tiếng, cũng như tình yêu, sự gắn bó của Phan Hoàng đối với quê hương Phú Yên.

Nhạc sĩ Ngọc Quang phát biểu về sự kết nối của Phan Hoàng với văn nghệ sĩ TPHCM và Phú Yên

Nhà văn Trần Quốc Cưỡng - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Phú Yên đã phát biểu tổng kết buổi giao lưu, toạ đàm với nhà thơ Phan Hoàng, ghi nhận những đóng góp của anh về thơ cũng như sự hỗ trợ, đóng góp của anh cho đời sống văn học nghệ thuật quê nhà.

Nhà thơ Phan Hoàng cảm ơn những phát biểu chân tình của các đồng nghiệp và bạn bè, xem đó như là sự động viên, khuyến khích cho con đường phía trước của mình.

Buổi giao lưu còn có sự góp mặt của nhiều nhà giáo, văn nghệ sĩ khác như Huỳnh Thạch Thảo, Huỳnh Văn Quốc, Hữu Bình, Phùng Hi, Nguyễn Du, Lê Thị Kim Loan, Nguyễn Bích Thuỷ, Đào Đức Tuấn, Diệp Xang, Đào Tấn Trực, Đào Nhật Kim, Minh Nguyệt, Kim Chi, Phan Hải Âu, Cao Vĩ Nhánh,…

Từ trái sang: nhà thơ Đinh Lăng, nhà thơ Phan Hoàng và vợ - nhà báo Nguyễn Bích Thuỷ và nhà thơ Triệu Từ Truyền

Nhà thơ Phan Hoàng - người con của vùng đất Hoà Đồng, huyện Tây Hoà, Phú Yên đã xuất bản 4 tập thơ và nhiều ấn phẩm sách báo khác. Ngoài ra, Phan Hoàng còn được biết đến với vai trò là nhà báo, giảng viên thỉnh giảng đại học. Hiện nay anh còn là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM kiêm Chủ tịch Hội đồng Thơ, Trưởng đại diện Văn phòng miền Nam của báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.

TD-NT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm