cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau tốt sức khỏe tốt khỏe mạnh dinh dưỡng giàu dinh dưỡng hấp dẫn

Chưa biết tới Jazz nếu chưa nghe Ella Fitzgerald hát

19/06/2015 06:30 GMT+7 | Âm nhạc

(Thethaovanhoa.vn) - Ella Fritzgerald là một phụ nữ da màu không ưa nhìn, có một lý lịch tối tăm, nhưng bằng giọng ca tinh khiết sầu muộn, đã khiến thế giới nghiêng mình tôn vinh bà là "Nữ hoàng nhạc Jazz". Gần 20 năm sau ngày mất của Fritzgerald, người yêu nhạc vẫn không nguôi nỗi nhớ về bà.

Trong giới mê Jazz, người ta rỉ tai nhau rằng ai chưa nghe Ella Fitzgerald hát thì coi như chưa biết tới nhạc Jazz.

Tiếng hát chạm tới trái tim người nghe

Những người đa cảm thì nói rằng chưa nghe Ella Fitzgerald hát, người ta chưa biết thế nào là buồn.

Âm nhạc sinh ra từ những bối cảnh lịch sử cụ thể. Nhạc Jazz hình thành chủ yếu từ sự giao thoa giữa nỗi buồn của những người da đen, bị mang từ Châu Phi sang làm nô lệ ở tân thế giới, với âm nhạc cổ điển phương Tây.

Cuối thế kỷ 19, người da đen hát nhạc Jazz cho vơi sầu muộn trong lòng, cho quên mệt mỏi chán chường,… hoặc để phục vụ người da trắng. Về sau, sức lan tỏa của Jazz vươn tới mọi tầng lớp, mọi quốc gia trên thế giới.


Ella Fitzgerald đã để lại dấu ấn sâu sắc trong làng nhạc Jazz

Trong giai đoạn bình minh bừng sáng của nhạc Jazz, diễn ra vào khoảng giữa thế kỷ 20, lịch sử đã gọi tên Billie Holiday và Ella Eitzgerald. Trong khi Billie khiến người nghe “ớn lạnh” trong tiếng rên khẽ thì Ella mang tới cảm xúc âm nhạc bao trùm: bà có thể hát được trong khoảng 3 quãng 8 và là bậc kì tài số một về scat singing (nghệ sỹ dùng giọng hát của mình như một nhạc cụ, phát ra những âm thanh vô nghĩa để tạo nên điểm nhấn cho ca khúc).

Giọng ca của bà được đánh giá như một dàn nhạc đầy đủ. Nhưng với âm nhạc nói chung, và dòng nhạc Jazz buồn bã nói riêng, để trở thành tượng đài âm nhạc thì ngoài một giọng ca thiên phú, cần một sự đồng điệu để có thể cất lên tiếng hát từ tâm hồn, chạm tới trái tim người nghe. Ella Fitzgerald là một trường hợp như thế.

Cất lời ca từ bùn lầy và khổ đau

Nếu chỉ nhìn Ella đứng trên sân khấu, với sự lấp lánh của một ngôi sao và sự say mê trên khuôn mặt, khó ai có thể biết bà từng trải qua quãng đời u tối. Nhưng khi nhắm mắt lại, lắng nghe giọng hát đó, người nghe sẽ thấm thía được nỗi buồn từ tâm can trào ra trong từng câu chữ.

Ella sinh năm 1917 tại Virginia, Mỹ. Cha mẹ bà đều là những người da đen tầng lớp dưới đáy xã hội và không có hôn thú. Một năm sau khi cô bé Ella ra đời, ông bố bà mẹ đường ai nấy đi. Ít lâu sau, khi mẹ đẻ có người đàn ông khác, Ella cùng gia đình mới chuyển tới New York.


Ella Fitzgerald một màn biểu diễn vào năm 1991

Từ nhỏ Ella đã mê ca hát nhảy múa. Bà được học những bài học cơ bản đầu tiên về âm nhạc tại nhà thờ. Như mọi đứa trẻ da đen thời đó đó, Ella mê nhạc Jazz, đặc biệt là nhóm nhạc The Boswell Sisters. Bà thường nghe họ hát và tập theo.

Bi kịch bắt đầu từ sau cái chết của mẹ, khi Ella mới 15 tuổi. Chấn động này khiến tinh thần bà sa sút, dẫn tới việc bỏ học triền miên. Mẹ mất đi, Ella bị cha dượng lạm dụng. Quá đau khổ, bà bỏ trốn tới nhà dì.

Tiếp tục mất phương hướng, bà sa vào tệ nạn xã hội. Ella từng làm việc tại một nhà thổ và chạy việc vặt cho mafia. Sau này bà bị cảnh sát tóm và đưa về trại trẻ mồ côi cho trẻ em da màu ở Brox. Do trại này quá đông, Ella lại bị chuyển về khu giáo dưỡng ở phía bắc New York. Bà bỏ trốn và bắt đầu cuộc sống lang thang đường phố.

Quá nhiều biến cố, sa ngã ở độ tuổi mới lớn, tưởng chừng cuộc đời của Ella Fitzgerald chỉ còn là những cú trượt dài. Nhưng may mắn thay, âm nhạc đã cứu sống bà.

Từ viên kim cương thô tới Nữ hoàng nhạc Jazz

Ella tình cờ đến với âm nhạc. Bà may mắn có cơ hội biểu diễn trong chương trình ca hát của các nghệ sĩ nghiệp dư, tổ chức tại nhà hát Apollo. Ban đầu, Ella định tham gia một tiết mục nhảy múa.

Tuy nhiên, đôi nhảy địa phương Edwards Sisters đã lên tiếng “cảnh cáo” bà không lấn sân họ. Ella đành chuyển sang hát. Vậy là đêm 21/11/1934, Ella Fitzgerald lần đầu tỏa sáng trên bầu trời ca nhạc. Hai ca khúc Judy và The Object Of My Affection còn mang tới cho bà giải thưởng đầu tiên trong đời.

Sau đó hai tháng, bà tiếp tục chiến thắng một cuộc thi và được chọn biểu diễn cùng ban nhạc Tiny Bradshaw, trong một tuần, tại nhà hát Harlem. Người ta đã phải miễn cưỡng ký hợp đồng vì khi ấy trông Ella chậm chạp và nhếch nhác. Bà giống như một "viên kim cương thô" đúng nghĩa.

Ella, khi ấy 18 tuổi, với ngoại hình thô kệch, đã vô cùng ngượng ngùng, lúng túng, khi phải đứng giữa những cô nàng tóc vàng hấp dẫn. Nhưng ngay khi bà cất tiếng hát, tất cả khán giả đều câm lặng. “Tôi luôn nhút nhát, và né tránh mọi người. Nhưng thời khắc bước lên sân khấu, một cảm giác khác lạ từ đâu đó chạy qua tôi. Có lẽ là bởi tôi đang được làm điều mình say mê” - bà chia sẻ sau này.  

Cứ thế, bằng tài năng và sự nhạy cảm của mình, Ella Fitzgerald chinh phục hết đỉnh cao này tới đỉnh cao khác, để cuối cùng ngự trên ngai vương. Trong sự nghiệp của mình, bà giành được 14 giải Grammy, Huân chương nghệ thuật quốc gia từ tổng thống Ronald Reagan và Huân chương Tự do từ tổng thống George H. W. Bush, cùng nhiều giải thưởng tôn vinh khác. Trên tất cả, bà được người hâm mộ trên toàn thế giới yêu mến gọi là "Đệ nhất phu nhân của những ca khúc", "Nữ hoàng nhạc Jazz" và đơn giản, nhưng trang trọng hơn là "Quý bà Ella".

Năm 1993, Ella Fitzgerald tổng kết sự nghiệp dài 60 năm của mình bằng màn biểu diễn cuối cùng trước công chúng. Sau đó không lâu, bà đổ bệnh nặng. Những ngày cuối đời, bà quyết định rời bệnh viện về nhà để “ngửi mùi không khí, lắng nghe tiếng chim…” Ngày 15/6/1996, con chim thánh thót của nhạc Jazz đã bay về chốn vĩnh hằng.

Thư Vĩ
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm