cua cà mau cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau cua cà mau cua tươi sống cua tươi sống cua cà mau bao nhiêu 1kg giá cua hôm nay giá cua cà mau hôm nay cua thịt cà mau cua biển cua biển cà mau cách luộc cua cà mau cua gạch cua gạch cà mau vựa cua cà mau lẩu cua cà mau giá cua thịt cà mau hôm nay giá cua gạch cà mau giá cua gạch cách hấp cua cà mau cua cốm cà mau cua hấp mua cua cà mau cua ca mau ban cua ca mau cua cà mau giá rẻ cua biển tươi cuaganic cua cua thịt cà mau cua gạch cà mau cua cà mau gần đây hải sản cà mau cua gạch son cua đầy gạch giá rẻ các loại cua ở việt nam các loại cua biển ở việt nam cua ngon cua giá rẻ cua gia re crab farming crab farming cua cà mau

Nhà văn Lê Anh Hoài và tập thơ độc nhất vô nhị!

03/05/2012 15:30 GMT+7 | Đọc - Xem

(TT&VH) - Nhà văn - nghệ sĩ Lê Anh Hoài vừa cho xuất bản tập thơ đa ngữ có cái tên rất gợi tưởng là Mảnh mảnh mảnh (NXB Văn học, 4/2012). Tập thơ gồm 16 bài, ngoài phần tiếng Việt, mỗi bài còn được dịch ra 4 thứ tiếng khác gồm: Khmer, K’Ho, Lô Lô và cả chữ Nôm. Lý do của việc làm trái khoái này là gì, chúng tôi có cuộc trò chuyện với Lê Anh Hoài.

Lê Anh Hoài quan niệm: “Khi ngôn ngữ có được một cách ghi với con chữ trên một chất liệu và công cụ nào đó, khi ấy nó tiếp tục sống một cuộc đời khác. Và bao nhiêu hành động, trạng thái tâm lý và tinh thần của con người, vốn giống nhau trong khởi thủy, đã hiển hiện ra trong từng nét chữ, từng con chữ… lại quá nhiều khác biệt. Chính vì hình dung ấy, tôi muốn thơ của mình - vốn được viết bằng tiếng mẹ đẻ - được sống trong những thế-giới-ngôn-ngữ ít người sử dụng hơn”.


Lê Anh Hoài

Bênh vực ngôn ngữ địa phương

Nhà thơ - nhà nghiên cứu Inrasara: Hành động dũng cảm, đáng được trân trọng

“Hiện nay, tuyệt đại đa số có xu hướng đổ xô về phía các trung tâm lớn, Mỹ hay Đức, Nga hay Nhật; các đất nước nhỏ bé, lạc hậu, các vùng sâu miền xa ít được quan tâm, thậm chí bị bỏ quên. Xuất bản một cuốn sách, nhà văn Việt Nam thời gian gần đây nóng lòng chờ tác phẩm của mình được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Giữa dòng chảy thời thượng đó, đã có kẻ làm ngược lại. Lê Anh Hoài là một ví dụ. Với tinh thần phi tâm hóa triệt để, việc xuất bản tập thơ đa ngữ này là hành động dũng cảm, đáng được trân trọng”.

* Thưa anh, tại sao tập thơ này anh không dịch ra những thứ tiếng đông đảo và có tính quốc tế như Anh, Hoa, Pháp, Nhật... mà lại dịch ra tiếng dân tộc ít người tại Việt Nam hay cả chữ Nôm - được xem là một “tử ngữ”?

- Mọi ngôn ngữ vốn bình đẳng. Vậy tại sao không tìm đến những cộng đồng ở gần mình nhất? Hơn nữa, tại sao phải góp thêm một ngọn gió cho cơn bão xuất phát từ những cộng đồng lớn, đang hàng ngày hàng giờ tàn phá, đè bẹp những cộng đồng nhỏ - không loại trừ việc đè bẹp cả các vấn đề về văn hóa và ngôn ngữ?

Nhiều tác giả người dân tộc bản địa đang hướng việc phổ biến tác phẩm đến với thế giới thông qua các ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp… nhưng ít coi trọng ngôn ngữ và văn hóa của chính dân tộc mình. Ngay cả với những giá trị truyền thống như chữ Nôm cũng lâm vào tình trạng tương tự. Với việc xuất bản tập thơ đa ngữ này, tôi muốn thực hiện một cố gắng, để qua đó hy vọng làm thức tỉnh ý thức bảo vệ, giữ gìn văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa của từng cộng đồng.

* Anh phản biện thế nào khi có ý kiến cho rằng đây là một ý tưởng “chơi lạ”? 

- Trong sáng tạo và nghệ thuật, “chơi lạ được” và “được chơi lạ”… cũng là điều đáng quý chứ sao. Tuy nhiên, hành động tổ chức dịch thơ của tôi mang ý niệm nhiều hơn, không phải “chơi”, mà là “thật”. Thông qua hành vi có phần đi ngược lại với trào lưu chung này, tôi muốn đưa tới một phản đề, qua đó chuyển tải tới người đọc, người xem cảm thức về mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Với ý niệm như vậy, ngôn ngữ quốc tế chắc gì đã “ngon lành hơn” ngôn ngữ địa phương, nhất là những ngôn ngữ đang bên bờ vực biến mất.

Gian nan tìm dịch giả

Bìa tập thơ Mảnh mảnh mảnh

* Việc tìm dịch giả, rồi nhuận sắc cho các bản dịch này chắc rất khó và nhiều thách thức?

- Chắc chắn rồi, đơn cử như trường hợp chữ Nôm, theo một nguồn thông tin mà tôi nhận được, hiện trên thế giới có chưa đến 100 người đọc viết thông thạo (?). Để có được tập thơ này, tôi tri ân đến GS-TS Lò Giàng Páo (dân tộc Lô Lô, Viện phó Viện Dân tộc); nhạc sĩ, nhà thơ K’Thế (dân tộc K’Ho, Phó giám đốc Trung tâm VHTT huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng); nhà thơ Thạch Đờ Ni (dân tộc Khmer, ủy viên BCH Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Bạc Liêu); thạc sĩ Nguyễn Quang Thắng (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội). Tôi gởi trọn niềm tin của mình vào các dịch giả, nên không hề có ý nghĩ về việc nhuận sắc. Với lại, như đã nói ở trên, tập thơ này mang ý niệm khác, chứ không phải hướng đến “tập thơ hay” về thi pháp, tu từ như quan niệm phổ biến.

Việc tìm được các dịch giả này là cơ duyên khó lặp lại, chứ không thể muốn là được. Tôi từng muốn dịch tập thơ ra ngôn ngữ Tày, Thái, Mường, Nùng, Mông, Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Sán Dìu… nhưng có làm được đâu. Chính vì vậy, khó và thách thức xin không nhắc tới nữa.

* Anh hình dung thế nào về việc tiếp nhận của độc giả với tập thơ này?

- Tôi nghĩ khá đơn giản, ai biết tiếng nào thì đọc tiếng đó thôi, chẳng cần so sánh làm gì, người nào không thích đọc thơ thì xem thư pháp chữ Nôm vậy.

Ngoài ra, tôi cũng hình dung mỗi ngôn ngữ là một thế giới, trong đó, từng thứ trong vạn vật và muôn loài hiện ra với những dạng thể không hề giống chính nó tại thế-giới-ngôn-ngữ khác. Dĩ nhiên, với điều kiện trong ngôn ngữ ấy, mỗi sự vật đều có được một vị trí tồn tại, nghĩa là được gọi tên riêng và hiểu về nó. Vậy thì, qua cuốn sách này, tôi xin gửi tiếng nói từ thế-giới-tôi, đi qua vài thế-giới-ngôn-ngữ, đến với thế-giới-bạn.

TS Nguyễn Thị Hậu (Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM): Sự bình đẳng về giá trị văn học

“Tôi được Lê Anh Hoài chia sẻ ý tưởng của tập thơ “đa ngữ” từ khi ý tưởng này mới hình thành. Tôi nghĩ rằng, việc chuyển ngữ một tập thơ hiện đại bằng tiếng Việt qua ngôn ngữ của một vài dân tộc ít người ở nước ta không chỉ là một việc làm “mới, lạ”, mà theo tôi nó còn mang những ý nghĩa khác: đó là sự bình đẳng về giá trị văn học đa số hay thiểu số. Nó cũng phản ánh sự đa dạng và sinh động về khả năng thể hiện những suy tư hiện đại (và hậu hiện đại) qua ngôn ngữ của các dân tộc ít người. Nó cũng “đánh động” về thực trạng chữ viết của nhiều dân tộc, nếu không được lưu giữ và truyền dạy với nội dung mới thì nó sẽ lãng quên, mà như vậy, di sản văn hóa phi vật thể quan trọng nhất của mỗi tộc người sẽ biến mất”.

Văn Bảy (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm